PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC BỀN VỮNG RNM

Một phần của tài liệu BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG, KHÓ KHĂN, GIẢI PHÁP

3.1.3. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC BỀN VỮNG RNM

Phương pháp chung

Phương pháp này sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong các khu RNM, cho phép người dân khai thác nguồn lợi này trên nguyên tắc khai thác

bền vững. Phương pháp này cho phép người dân vô rừng, khai thác nguồn lợi từ rừng và giám sát lẫn nhau trong suốt quá trình này.

Nguyên nhân thành công:

-Lợi ích kinh tế của người dân đến từ RNM.

-Có sự tuyên truyền, giáo dục tầm quan trọng của RNM, từ đó nâng cao ý thức của người dân đối với việc khai thác bền vững, bảo tồn RNM.

-Có sự giám sát, quản lý của chính quyền địa phương, có các biện pháp chế tài phù hợp đối với những người vi phạm.

Mô hình đại diện

Mô hình nuôi ong ở vùng đệm RNM – VQG Xuân Thủy:

Hàng năm, vào khoảng từ tháng 5 đến hết tháng 8 dương lịch, loài Trang Kandelia obovata lại trổ hoa đại trà trong rừng ngập mặn. Đây là nguồn mật rất lớn nếu có được những đàn ong làm mật và được đem vào khai thác. Mỗi tổ ong mật có thể làm được 19kg mật trong một vụ. Riêng vườn quốc gia Xuân Thủy có thể làm được 50 tấn mật/vụ. Nếu nuôi được ong thì việc bảo tồn hay sử dụng bền vững rừng ngập mặn không còn gặp nhiều khó khăn bởi chính rừng làm nên thu nhập ngắn hạn cho người dân nơi đây.

Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Tiền Hải và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Tiền Hải tổ chức thực hiện dự án nhỏ “Nuôi ong trong rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng”. Tổ chức địa phương chịu trách nhiệm quản lý và duy trì kết quả của dự án là hội Cựu chiến binh huyện Tiền Hải. Sở dĩ hội cựu chiến binh được chọn làm nhiệm vụ trên là do các cụ từ mặt trận trở về vẫn còn mang trong người những phẩm chất của người lính nên rất dễ huy động nhân công, và duy trì kỷ luật, tổ chức của dự án. Đồng thời các cụ cũng rất tích cực trong việc bảo vệ rừng ngập mặn, tiếng nói của các cụ cũng có sức nặng trong cộng đồng.

Tháng 3/1998, lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ong đã được tổ chức tại huyện Tiền Hải do cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu ong trung ương về giảng dạy cho 30 học viên là những cựu chiến binh được tuyển chọn từ các chi hội. Kết thúc lớp học, mỗi học viên được vay 2 tổ ong với 3 cầu mật về nuôi thử. Đến năm sau, khi nhân đàn kết quả sẽ trả lại 2 tổ ong gốc cho dự án để tiếp tục cho người khác vay. Với cách làm đó, phạm vi của dự án sẽ được nhân rộng trong cộng đồng.

Hội đã bầu ra một tổ kỹ thuật chuyên đi đến từng nhà giúp giải quyết những vấn đề vướng mắc về kỹ thuật nuôi ong. Tổ này lại tiếp tục đào tạo những kỹ thuật viên khác trong cộng đồng.

Cùng với lượng mật ong thu được ngày một tăng, ý thức bào tồn rừng ngập mặn của người dân địa phương cũng được tăng lên.

Mô hình này cũng được triển khai ở hai xã Giao An và Giao Thiện nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy vào tháng 8/2003 và thu được những kết quả khả quan. Hiện dự án vẫn đang được duy trì tốt. Lãnh đạo và nhân dân địa phương rất hài lòng vì nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng một cách có hiệu quả mà vẫn đem lại thu nhập cho người dân.

3.2. KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w