Từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG, KHÓ KHĂN, GIẢI PHÁP

3.3.2. Từ phía nhà nước

Về mặt quản lí Nhà nước, các chính sách về lâm nghiệp của Nhà nước nói chung và của địa phương nói riêng chưa đồng bộ, việc giao đất giao rừng tiến hành quá chậm. Các địa phương, tuy có thực hiện đổi mới một bước về cơ chế chính sách và tổ chức lại các lâm trường, nhưng về cơ bản chưa động viên được sức mạnh của nhân dân, chưa gắn quyền lợi và trách nhiệm của người dân và các thành phần kinh tế trong công tác tổ chức quản lí, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Trên thực tế người dân chỉ là người làm thuê trong từng thời gian và từng việc cụ thể, vì vậy họ chưa có trách nhiệm trong quản lí, bảo vệ. Người nhận đất để trồng rừng hoặc nhận quản lí bảo vệ rừng trồng chủ yếu là lo khâu tận thu lâm sản và khai thác phần đất nông nghiệp theo tỷ lệ cho phép để trồng các cây ngắn ngày sớm có thu nhập, mà chưa thực sự quan tâm đến việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo yêu cầu. Tình trạng đồng bào di cư tự do, đồng bào kinh tế mới chặt phá rừng để trồng cây lương thực, cây công nghiệp và tình hình sang nhượng mua bán đất rừng kiếm lời vẫn còn diễn biến phức tạp, chưa chấm dứt. Nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản của nhân dân để xây dựng nhà ở, đồ gia dụng, làm hàng xuất khẩu, củi than đốt… ngày càng nhiều, cung chưa đáp ứng cầu. Giá gỗ trên thị trường ngày một cao, nhất là gỗ quý hiếm, trong khi đó sản lượng gỗ của địa phương giảm mạnh, nên sức ép của xã hội đối với tài nguyên rừng là rất lớn. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức bảo vệ rừng, trồng rừng, như tổ chức phòng chống cháy, tổ chức khai thác, ngăn chặn bọn

“lâm tặc” phá rừng, nạn đốt rừng làm nương rẫy, sang nhượng mua bán đất rừng để trồng cây công nghiệp, khai thác trái phép lâm sản, hoặc các khâu giao khoán bảo vệ, chăm sóc, giao khoán đất trồng rừng của các cơ quan chức năng còn quá nhiều sơ hở, lỏng lẻo, chưa được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm theo đúng pháp luật.

Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là tiền đề quan trọng để khai thác có hiệu quả lâu dài tài nguyên này, nhưng cũng đang là vướng mắc lớn cho công tác quản lý nhà nước đối với ngành lâm nghiệp. Cơ chế bao cấp đối với việc trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng như hiện nay rõ ràng không mang lại hiệu quả, và như vậy sẽ không thể đẩy mạnh việc khai thác rừng sản xuất vì sẽ làm giảm nhanh chóng tài nguyên rừng. Việc giao chỉ tiêu hạn chế đối với việc khai thác gỗ rừng nhằm hạn chế sự suy giảm của tài nguyên rừng trong điều kiện trồng mới rừng còn gặp nhiều khó khăn cũng chỉ là biện pháp thụ động không hiệu quả, vừa khiến cho các lâm trường sống lay lắt trông chờ vào Nhà nước, vừa là mảnh đất béo bở cho nạn “lâm tặc” phát triển.

Việc thực hiện hoạt động rà soát và phân chia quy hoạch lại các khu rừng chưa được thực hiện một cách rõ ràng. Chủ yếu những hoạt động này được thực hiện trên bản đồ, giấy tờ chứ không đo đạc trên thực địa. Đồng thời lực lượng kiểm lâm còn quá mỏng và thiếu kinh nghiệm cũng như trình độ kỹ thuật để có thể thực hiện tốt vài trò của mình trong việc tuyên truyền hướng dẫn bà con tại các thôn bản trong việc quản lý, bảo vệ rừng.

3.3. GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w