Một số vấn đề về học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh một số trường trung học cơ sở thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 39)

8. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Một số vấn đề về học sinh trung học cơ sở

Học sinh trung học cơ sở ở lứa tuổi thiếu niên, đây là quãng đời diễn ra nhiều “biến cố”

đặc biệt, có những buớc nhảy vọt về thể chất và tinh thần. Sự nhảy vọt này được xem như một giai đoạn khủng hoảng đầu đời. Các em không còn là trẻ con, cũng chưa phải là người lớn, do

32

đó các nhà tâm lý học gọi thời kì này là thời kì quá độ từ trẻ con lên người lớn. Giai đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời cũng là giai đoạn gây nhiều lo ngại cho các bậc phụ huynh và cho cộng đồng.

1.2.4.1. Sự phát triển sinh lý

Do sự trưởng thành và tích lũy ở những giai đoạn trước, đến tuổi thiếu niên trẻ đã có một vị trí xã hội mới, đây là giai đoạn đặc trưng với các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam và nữ.

Về mặt giải phẫu sinh lý và thể chất đứa trẻ đã có những điều kiện chín muồi cơ bản mà đặc điểm nổi bật nhất là sự phát triển của quá trình phát dục. Tiếp đó là những cải tổ của cơ thể về mặt hình thái của các mô và các tuyến nội tiết như tuyến sinh dục, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận. Hoạt động của các tuyến này dẫn đến thay đổi về mặt hình thái, đặc biệt là sự phát triển nhảy vọt về chiều cao. Sự phát triển cơ thể mạnh mẽ nhưng không đều. Ví dụ: xương chân phát triển rất nhanh nhưng xương ngón tay, ngón chân chậm phát triển. Vì thế các em có vẻ lóng ngóng, vụng về, không khéo léo khi làm việc, hay làm đổ vỡ… gây ra tâm lý khó chịu.

Ngoài sự phát dục, ở các em còn có những thay đổi về hình thái và giải phẫu sinh lý, có ảnh hưởng hoặc thậm chí gây ra mất cân bằng, gây những khó khăn tạm thời trong cuộc sống và hoạt động của các em. Cuối tuổi thiếu niên tỉ lệ cơ thể xấp xỉ tỉ lệ đặc trưng của người lớn, tuy nhiên sự phát triển cơ bắp không theo kịp với chiều cao nên ta thấy có sự mất cân đối về chiều cao và chiều ngang của cơ thể. Tim phát triển nhanh hơn các mạch máu, điều đó gây ra sự mất cân bằng và thường là nguyên nhân gây ra những rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch. Tuyến nội tiết hoạt động mạnh, đặc biệt là tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục gây sự mất cân bằng của hệ thần kinh trung ương. Ở tuổi này, các quá trình thần kinh hưng phấn của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, nên nhiều khi thiếu niên không làm chủ được bản thân, không kiềm chế được xúc động mạnh. Sự cải tổ của các cơ quan nội tiết với mối tương quan của hệ thần kinh thường là cơ sở gây ra tính mất cân bằng, tính dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ, tính hiếu động, tính uể oải và thờ ơ có chu kỳ ở tuổi thiếu niên. Các em làm việc rất hăng say, nhiệt tình nhưng sức làm việc chưa bền, chưa dẻo dai, khi gặp khó khăn thì các em rất mau nản chí, thiếu bình tĩnh.

33

Nhìn chung, sự phát triển về mặt sinh lý ở học sinh độ tuổi 10 - 15, các em đã bắt đầu

bước vào thời kỳ dậy thì. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng của nữ tăng nhanh hơn nam nên cơ thể các em nữ to lớn và khỏe mạnh hơn nam. Các tính năng tính dục bắt đầu hoạt động đặc biệt là từ độ tuổi 13, 14 trở đi các hiện tượng kinh nguyệt, trứng cá, vỡ tiếng, mộng tinh,...

phát triển. Ở độ tuổi này các em đã có sự khác biệt trong cư xử với bạn khác giới. Các em

có ý thức rõ rệt về giới tính của mình và có sự quan tâm đến người khác giới. Bên cạnh đó, các em biết chú ý đến vẻ đẹp cơ thể và có nhiều vấn đề băn khoăn về các vấn đề tính dục, tình yêu ở người lớn... Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng ở học sinh THCS còn phải được giúp đỡ, giáo dục để hình thành nhân cách xã hội và phát triển định hướng tính dục nhằm xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm giữa hai giới, biết tôn trọng bản thân và tôn trọng bạn khác giới.

1.2.4.2. Sự phát triển Tâm lý

Tuổi thiếu niên là lứa tuổi mà ở đó các em sẽ có tâm lý “tự cho mình là người lớn”.

Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi chúng ta cùng đi vào phân tích tâm lý của các em ở giai đoạn này.

a. Về nhận thức:

Những thay đổi về mặt sinh lý làm cho trẻ em có ấn tượng sâu sắc rằng “mình không

còn là trẻ con nữa”. Trước hết thiếu niên ý thức và đánh giá được những biến chuyển trong

sự phát triển thể chất, trong sự phát dục của mình. Trong gia đình, các em cũng tham gia lao động và góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, về mặt xã hội các em vẫn còn là những học sinh, còn phụ thuộc vào bố mẹ về nhiều mặt.

Khi ý thức tự trọng và ý muốn đối xử như người lớn phát triển, về phía mình, các em thường có tâm lý thích “phóng đại” các năng lực của mình, thường đánh giá cao hơn hiện thực, điều này được thể hiện dưới dạng ngang bướng, tỏ ra “anh hùng”, “bất cần” trước những việc làm hằng ngày cũng như những trải nghiệm của chúng.

Nhận thức của các em về học tập cũng cao hơn lứa tuổi trước, khả năng phân tích, đánh giá, cách giải quyết vấn đề cũng trí tuệ hơn lứa tuổi trước đó. Học sinh đã ý thức được các thao tác trí tuệ của bản thân và điều chỉnh chúng, quá trình này cũng trở thành đặc trưng cho cả những chức năng tâm lý khác.

b. Những đặc điểm tình cảm – ý chí tuổi thiếu niên.

34

Thứ nhất, sự cải tổ về mặt sinh lý, giải phẫu dẫn đến sự dậy thì.

Thứ hai, hoạt động giao tiếp với bạn cùng tuổi với sự mở rộng của phạm vi hoạt động xã hội trong môi trường mới.

Thứ ba, xu hướng vươn lên làm người lớn.

Sự phát triển của tuổi dậy thì làm cho quan hệ giữa các em trai và em gái thay đổi, xuất hiện sự quan tâm lẫn nhau, có nguyện vọng được bạn khác giới ưa thích. Do đó, các em thường quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình, quan tâm đến yếu tố gây sự hấp dẫn. Trong sự phát triển về thể chất và phát dục, các em gái phát triển sớm hơn các em trai. Ở lớp 7, lớp 8 các em gái thường quan tâm đến vấn đề ai thích ai và hay trao đổi vấn đề này với nhau một cách bí mật. Các em trai ở giai đoạn đầu thường biểu hiện sự quan tâm mình đến bạn khác giới qua xu hướng “gây sự” với bạn gái nhưng về sau thể hiện sự ngượng ngùng, nhút nhát. Vì thế, ở lứa tuổi này dễ hình thành một tình bạn gắn bó đôi bên, tuy nhiên nếu mối tình cảm này không được đáp ứng lại sẽ gây ra ở tuổi thiếu niên sự buồn chán, nhớ nhung. Ngược lại, nó gây cho thiếu niên tâm trạng phấn chấn, sự dịu dàng, sự quan tâm đến nhau một cách vô tư, trong sáng. Đây chính là những xúc cảm ban đầu rất kín đáo, tế nhị, hợp qui luật ở tuổi thiếu niên. Hơn lúc nào hết, chính lúc này thiếu niên cần có một người bạn chân tình để tin cậy và thông cảm. Sự can thiệp thô bạo của người lớn sẽ làm cho các em cảm thấy bị xúc phạm nên dẫn đến hậu quả không tốt đẹp.

* Nhu cầu cần có bạn tâm tình và thông cảm là nhu cầu đặc trưng và nổi bật ở tuổi TN

Nhu cầu cần có bạn tâm tình và thông cảm, chia sẻ là một nhu cầu đặc trưng và nổi bật ở lứa tuổi này. Hoạt động giao tiếp bạn bè là hoạt động mang tính chủ đạo. Thế giới tình cảm của các em đa dạng và phong phú, nổi cộm là quan hệ tình cảm gia đình, bạn bè, tình cảm khác giới.

Vị trí bình đẳng trong quan hệ bạn bè đặc biệt hấp dẫn các em, và nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ bạn bè phù hợp với nội dung đạo đức và cảm giác về mức trưởng thành của bản thân thiếu niên. Điều đó tạo ra những khả năng phát triển quan hệ cùng tuổi theo chiều sâu. Ở tuổi thiếu niên hình thành những giá trị dễ hiểu và gần gũi với bạn bè hơn là đối với người lớn, ngay cả những người thân như bố mẹ, anh chị. Ở lứa tuổi này quan hệ bạn bè của chúng rất phức tạp, đa dạng và có nội dung hơn ở lứa tuổi trước đó. Sự phát triển tình bạn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ một cách sâu sắc, và nó có ảnh hưởng đến việc học tập của các em và các mối quan hệ khác, sự bất hòa trong quan hệ bạn bè cùng tuổi chẳng hạn như không được bạn bè tôn trọng, hay công nhận khả năng của

35

mình… Điều này sẽ sinh ra những cảm xúc nặng nề, nó được đánh giá như bi kịch của cá

nhân. Sự khó chịu nhất của các em đó là sự phê phán của tập thể, của bạn bè. Sự đơn độc là trải nghiệm nặng nề và hầu như không chịu đựng nổi đối với các em.

Ngoài ra, sự dậy thì đã kích thích ở tuổi thiếu niên những mối quan tâm đến người

khác giới, và đây cũng là một nhu cầu rất lớn của các em, làm nảy sinh những rung cảm, những xúc cảm khác giới mới lạ. Nhìn chung, những rung cảm giới tính ban đầu ở lứa tuổi này là trong sáng. Các em chỉ mong thỏa mãn tâm trạng này bằng một mối thiện cảm nhỏ, một lời nói dịu dàng, một cử chỉ quan tâm, hay là nụ cười trìu mến. Sở dĩ có một số em lao vào con đường yêu đương quá sớm chính vì trong hoàn cảnh cụ thể các em không làm chủ được bản thân, bị lôi kéo, bị kích thích bởi những văn hóa phẩm thiếu lành mạnh hoặc do ảnh hưởng cách giáo dục không tốt từ người lớn, vì lứa tuổi này các em cho mình là người lớn và thích làm những chuyện mạo hiểm để chứng tỏ cho mọi người thấy mình là người lớn.

* Sự phát triển ý chí tuổi thiếu niên

Ở lứa tuổi TN các em ý thức về vị thế xã hội mới, với nguyện vọng vươn lên làm người lớn, ý chí các em thay đổi và mang màu sắc mới. Các em thích bắt chước thần tượng của mình và học hỏi theo thần tượng đó. Sự phấn đấu vươn lên theo người lớn giúp các em những phẩm chất ý chí như sức mạnh, sự dũng cảm, sức chịu đựng, tính can đảm,...

Ở TN, phẩm chất được các em đánh giá cao ở bản thân, ở bạn bè và ở người lớn là lòng dũng cảm, ý chí vượt qua mọi khó khăn để đạt mục đích. Tuy nhiên, sự ngưỡng mộ, thần tượng các giá trị các phẩm chất này không phải lúc nào cũng phát triển theo chiều hướng phù hợp với những giá trị đạo đức, xã hội tích cực. Đây là điểm hạn chế của lứa tuổi này mà người lớn và xã hội cần quan tâm, thiếu niên chưa đủ trình độ và kinh nghiệm để phân biệt đâu là hành động dũng cảm và đâu là hành động phiêu lưu mạo hiểm. Nhiệm vụ của giáo dục là định hướng đúng đắn cho thiếu niên phấn đấu, rèn luyện đề hình thành ý chí và phẩm chất tốt, giúp các em trở thành người có ích cho chính mình, gia đình, xã hội.

1.2.4.3. Nhân cách

Sự phát triển của tự ý thức là một trong những phẩm chất nhân cách nổi bật ở tuổi thiếu niên. Họ có ý thức về mình là một nhân cách có quyền được tôn trọng, được độc lập và được tin cậy như người lớn. Trẻ tích cực lĩnh hội từ thế giới người lớn những giá trị,

36

những chuẩn mực và phương thức hành vi khác nhau, nhờ đó những phẩm chất mới về tự ý thức, tự đánh giá được hình thành.

Thiếu niên có khát vọng mạnh mẽ là muốn chiếm vị trí được tôn trọng trong nhóm bạn bè cùng tuổi, có được tình bạn đồng chí và thân thiết. Chúng thường hay so sánh mình với người bạn cùng tuổi mà mình ngưỡng mộ, song sự đánh giá của chúng cao hơn hiện thực.

Ngoài khả năng tự đánh giá, thiếu niên còn phát triển khả năng đánh giá người khác. Khả năng này thường đầy đủ và đúng đắn hơn khả năng tự đánh giá.

Đối với bạn bè thì chúng đánh giá những nét đặc trưng của nhân cách, và đánh giá khả năng học tập của bạn, thái độ của bạn mình đối với các bạn, hứng thú, ý chí học tập của bạn,… những đánh giá này thường phong phú hơn những nhận xét của giáo viên.

Ngoài đánh giá bạn bè đồng lứa, các em còn đánh giá và quan sát những người xung quanh, trong đó có cả cha mẹ và thầy cô giáo. Tuy nhiên, biểu hiện của sự đánh giá này thường kín đáo, và được trao đổi bí mật với nhóm bạn thân mà thôi. Những sự đánh giá này khá chính xác và hơi khắt khe. Việc đánh giá này có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của các em, giúp các em tìm cho mình tấm gương tốt để noi theo, thường cha mẹ là tấm gương tốt cho con mình.

Ở lứa tuổi này các em bắt đầu suy nghĩ đến nghề nghiệp một cách hiện thực, có tính đến khả năng của bản thân và hoàn cảnh của gia đình. Từ thái độ đối với nghề nghiệp tương lai làm cho thiếu niên có thay đổi trong xu hướng học tập, tập trung sức lực cho các môn học liên quan.

Do khả năng đánh giá và tự đánh giá phát triển, ở thiếu niên hình thành một nhân

cách quan trọng là sự tự giáo dục, biểu hiện của nó là khát vọng muốn làm chủ phản ứng của mình trong quá trình hoạt động, biết dấu thái độ và ý nghĩ trong từng trường hợp, và biết tự kiềm chế bản thân, một số em tự xây dựng cho mình kế hoạch riêng, tập trung thời gian vào những gì mà các em cho là giá trị.

Ở giai đoạn này, gia đình ảnh hưởng đến sự phấn đấu và sự phát triển nhân cách của các em học sinh. Bởi ảnh hưởng sự giáo dục và sự trợ giúp từ gia đình về các mặt nên nó hỗ trợ các em phát triển đến mức độ cao.

Tóm lại, học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi có nhiều biến động rất đa dạng và phức

tạp, cũng là thời kì có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển và hình thành nhân cách và trí

tuệ của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, các em chịu sự tác động mạnh của xã hội,

37

kháng yếu ớt trước sự tấn công của kẻ xấu nhất là cái xấu mang bộ mặt lương thiện. Tuổi thiếu niên nếu được hướng dẫn, được sống trong môi trường tốt, mối quan hệ với người xung quanh cũng như mối quan hệ với bạn bè tốt thì các em sẽ thuận lợi hơn trong những giai đoạn tiếp theo của cuộc đời.

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh một số trường trung học cơ sở thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)