8. Kết cấu của đề tài
2.2.3. Nhu cầu về hình thức tham vấn về giới tính của học sinh THCS
Bệnh cạnh việc tìm hiểu nhu cầu nội dung tham vấn về giới tính, tác giả đi sâu nghiên cứu nhu cầu về hình thức tham vấn giới tính của HS. Nhu cầu này được xét trong mối tương quan giữa nam và nữ và theo khối lớp.
2.2.3.1. Nhu cầu nguồn tham vấn về giới tính của HS THCS
a. Kết quả điều tra học sinh
Khi được hỏi “Bạn mong ai/nơi nào sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức về giới
tính?”, người nghiên cứu thu được số liệu từ học sinh THCS tại 3 trường khảo sát như sau:
Bảng 2.16. Nhu cầu về nguồn cung cấp kiến thức giới tính của học sinh
STT Hoạt động Mức nhu cầu (%) Xếp hạng Rất mong muốn Mong muốn Bình thường Không mong muốn Rất không mong muốn 1 Ba mẹ 38.8 29.8 23.6 4.8 3.0 1 2 Anh chị 20.4 40.0 31.2 5.8 2.6 2 3 Thầy cô 20.2 32.6 38.6 5.2 3.4 3
4 Chuyên viên tham vấn ở
trường 16.0 35.6 37.4 8.0 3.0 6
5 Ban bè 18.0 35.4 36.4 7.2 3.0 4
6 Sách báo 12.8 31.2 40.8 11.8 3.4 9
7 Internet 15.6 31.2 37.2 11.8 4.2 7
8
Sinh hoạt chuyên đề Giáo dục giới tính ở trường 17.8 30.0 38.8 9.4 4.0 5 9 Sinh hoạt chuyên đề Giáo dục giới tính ở các câu lạc bộ 11.0 24.0 46.2 13.2 5.6 10 10 Tổng đài tư vấn 1080 3.6 13.0 53.4 21.2 8.8 11
69
11
Mục tư vấn sức khỏe của các chuyên trang online dành cho giới trẻ
14.2 28.8 41.2 10.6 5.2 8
Theo bảng 2.16 có thể thấy ba mẹ chính là người các em mong muốn nhận được lời dạy bảo, khuyên răn về giới tính nhiều nhất, xếp thứ hạng 1 và có đến 38.8% các em học sinh chọn mức độ “rất mong muốn” và 29.8% lựa chọn mức độ “mong muốn”. Điều đó có thể xuất phát từ việc các em đặt lòng tin nơi cha mẹ vì với các em, ba mẹ chính là người các em tin tưởng và gần gũi nhất, là người mà các em nghĩ có thể thành thật trao đổi tất cả những vấn đề “nhạy cảm” của chính mình.
Xếp thứ hạng 2 trong các đối tượng mà học sinh mong muốn nhận được tham vấn cho các em về giới tính chính là anh chị của các em với mức lựa chọn “mong mốn” và “rất mong muốn” khá cao chiếm 60.0%, hơn một nửa mẫu khảo sát. Có thể thấy ở lứa tuổi của các em, gia đình vẫn là nơi các em mong muốn nhận được tham vấn về giới tính, người đầu tiên các em muốn được chia sẻ là ba mẹ và tiếp theo là anh chị. Phỏng vấn sâu em N.N.L.A
(học sinh lớp 9A3, trường THCS Đoàn Kết) được biết: “Em rất thích trò chuyện và tâm sự
mọi chuyện với chị gái của em, vì chị ấy cùng là nữ, đã trải qua mọi việc như em bây giờ nên chị giúp em rất nhiều. Chị lại không la rầy như ba mẹ và cũng không chọc ghẹo như bạn bè nên hầu như việc gì em cũng nói với chị cả.”
Thực hiệm kiểm nghiệm T-test để so sánh sự khác biệt giữa nam và nữ về việc các em có mong muốn ba mẹ chia sẻ về giới tính hay không, người nghiên cứu nhận thấy Sig = 0.01
< 0.05 cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa mong muốn này ở nam và nữ học sinh
THCS. Cụ thể, số lượng các em nữ mong muốn ba mẹ tư vấn cho các em về giới tính (56.2%) nhiều hơn học sinh nam (43.3%). Đồng thời số lượng học sinh nam rất không mong muốn (80.0%) và không mong muốn (87.5%) ba mẹ chia sẻ với các em về giới tính cao hơn hẳn số lượng các em nữ lựa chọn mức độ này (20.0% và 12.5%). Điều này có thể xuất phát từ
nguyên do các em nữ thường gần gũi với ba mẹ hơn, đặc biệt là mẹ, và với đặc thù tâm lý của
các em nữ dễ trò chuyện, dễ cởi mở hơn những vấn đề “nhạy cảm” với ba mẹ, còn các em nam thường ít gần gũi với ba mẹ như các em nữ nên dẫn đến có sự khác biệt trong số lượng khảo sát như trên. Em T.L.T (học sinh lớp 9A2 trường THCS Nguyễn Văn Nghi) cho biết:
“Em không thích trò chuyện với ba mẹ, dường như cũng lâu rồi em ít trò chuyện những vấn đề trong cuộc sống, ba mẹ dường như ít thông cảm với suy nghĩa của em nên rất hay la rầy.
70
Riêng với vấn đề nhạy cảm, nói với mẹ thì không tiện, mà nói với ba thì ba ít để ý, ba lại bận
rộn nên em cũng ngại trò chuyện với ba”.
Theo kết quả bảng 2.16, xếp thứ 3 trong các đối tượng mà các em học sinh mong muốn
chia sẻ về giới tính là thầy cô với 52.8 % các em lựa chọn là “mong muốn” và “rất mong muốn”. Có thể thấy các em học sinh ngoài gia đình, các em vẫn tin tưởng và mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô về những vấn đề “thần kín” của mình cao nhất. Nhưng liệu thực tế thầy cô giáo có quan tâm và hỗ trợ các em đúng mức mà các em cần hay không là vấn đề cần xem xét. Theo bài báo “Teen khát khao điều gì từ giáo dục giới tính?”
(ione.vnexpress.net), Hải Đăng thắc mắc: “Sao thầy cô không mở những lớp tư vấn về giới
tính và vấn đề tình dục nhỉ?”. Và theo tác giả bài báo một số trường học đã đưa vấn đề này
như bộ môn riêng và được giảng dạy chi tiết. Thế nhưng lối tư duy sách vở và nặng tính lý thuyết có vẻ chưa đáp ứng đủ độ "khát" thông tin của học sinh. Các em học sinh tiểu học đã được học về sự thụ tinh, có thai. Các bạn lớn hơn thì được học về tuổi dạy thì, kinh nguyệt... Những kiến thức này đã cải thiện đáng kể sự hiểu biết về giới tính của các em. Tuy nhiên các
em còn muốn biết nhiều hơn thế. Các em cần hơn hết một chương trình giáo dục "sát" thực tế
và cách giải quyết cụ thể cho các vấn đề giới tính thường gặp.
Xếp thứ 4 trong lựa chọn của các em về đối tượng các em muốn chia sẻ về giới tính là bạn bè với mức độ “mong muốn” và “rất mong muốn” chiếm 53.4%. Như trên đã nói, ở lứa tuổi học sinh THCS, do hoạt động chủ đạo của lứa tuổi là giao lưu với bạn bè khiến các em dễ dàng, cởi mở khi chia sẻ với bạn tất cả những vấn đề liên quan đế bản thân các em nói chung và vấn đề về giới tính nói riêng. Em T.T.N.L (học sinh lớp 8A3 trường THCS Đoàn
Kết) cho biết: “Em luôn nói với nhóm bạn thân của em tất cả mọi vấn đề của mình và bạn
em cũng vậy. Tụi em cam kết giữ bí mật cho nhau và luôn cùng nhau tìm cách giải quyết
những vấn đề tụi em gặp trong cuộc sống”. Tổng hợp các ý kiến của học sinh từ phỏng vấn
sâu cho thấy những ưu điểm của nhóm bạn thân hay bạn thân như: sẳn sàng lắng nghe, sẳn sàng chia sẻ, ít khi chỉ trích, có hoàn cảnh tương tự như mình… khiến các em học sinh dễ dàng bày tỏ những điều riêng tư với nhau nhiều nhất.
Xếp thứ 5 trong các đối tượng mà học sinh mong muốn nhận được tham vấn về giới tính là Sinh hoạt chuyên đề Giáo dục giới tính ở trường với với mức độ “mong muốn” và “rất mong muốn” chiếm 47.8%. Xếp thứ 6 là Chuyên viên tham vấn ở trường, với mức lựa chọn “rất mong muốn” là 16.0%. Điều này cho thấy các em học sinh đặt niềm tin cao nơi công tác tham vấn về giới tính ở nhà trường nhưng nhà trường chưa giải tỏa rốt ráo những
71
khúc mắc của các em, điều này được minh chứng qua kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng nhu cầu tham vấn của học sinh, các kiến thức được học về giới tính chưa đầy đủ, thiếu nhiều hình thức ngoại khoá, sinh hoạt chuyên đề ... để đáp ứng nhu cầu cho HS.
Xếp thứ 7 và thứ 8 trong các đối tượng mà học sinh mong nhận được sự chia sẻ về giới tính chính là mạng internet và mục tư vấn sức khỏe của các chuyên trang online dành cho giới trẻ. Có thể thấy thực tế các em học sinh rất mong muốn gia đình và nhà trường là đối tượng chia sẻ với các em về kiến thức giới tính, nhưng gia đình và nhà trường lại không đáp ứng được nhu cầu này của các em dẫn đến việc các em tìm kiếm đến bạn bè và internet để
tìm hiểu. Nhưng cả bạn bè và internet đều không đảm bảo mang đến cho các em kiến thức
đúng đắn và đầy đủ về giới tính khiến các em dễ hiểu sai và có hành vi lệch chuẩn.
Có 12.8% học sinh tìm đến sách báo để tìm hiểu về những khiến thức giới tính, xếp vị
trí thứ 9. Điều đó cho thấy hầu như các em học sinh ít tìm kiếm thông tin về giới tính trên
sách báo đã in ấn riêng cho các em, nhưng lại tìm kiếm trên các trang báo mạng là nơi
không kiểm soát được độ chính xác về nội dung và phù hợp với độ tuổi của các em. Đầy là
điều mà nhà trường và gia đình nên quan tâm và định hướng lại cho các em học sinh.
Hầu như có rất ít học sinh tìm đến tổng đài 1080, 1088 để trò chuyện và trao đổi về
các thắc mắc về giới tính và sức khỏe sinh sản.
Thực hiện kiểm nghiệm sự khác biệt giữa Giáo viên và Học sinh về đối tượng học sinh mong sẽ chia sẻ những kiến thức về giới tính, căn cứ kết quả bảng 2.16 tác giả nghiên cứu thấy có 5 đối tượng có sig <0.05 chứng tỏ sự khác biệt giữa giáo viên và học sinh bao gồm: Thầy cô, Chuyên viên tham vấn ở trường, Sách báo, Sinh hoạt chuyên đề Giáo dục giới tính ở trường, Tổng đài tư vấn 1080.
b. Kết quả điều tra giáo viên, chuyên viên tham vấn học đường
Trong kết quả điều tra đánh giá từ giáo viên, chuyên viên tham vấn học đường, tác giả
nhận xét trên 5 nguồn mà giáo viên đánh giá với ĐTB mức cao và có sự khác biệt so với
học sinh.
Bảng 2.17. Kiểm nghiệm T-test so sánh điểm trung bình về đối tượng học sinh mong sẽ chia sẻ những kiến thức về giới tính giữa giáo viên và học sinh với sig <0.05
STT Hoạt động Khách
thể ĐTB Sig
72 GV 3.89 2 Anh chị HS 3.70 0.534 GV 3.80 3 Thầy cô HS 3.61 0.019 GV 3.94
4 Chuyên viên tham vấn ở trường HS 3.54 0.000
GV 4.20 5 Ban bè HS 3.68 0.538 GV 3.94 6 Sách báo HS 3.38 0.013 GV 3.80 7 Internet HS 3.42 0.137 GV 3.69
8 Sinh hoạt chuyên đề Giáo dục giới tính ở
trường
HS 3.48
0.000
GV 4.14
9 Sinh hoạt chuyên đề Giáo dục giới tính ở
các câu lạc bộ HS 3.22 0.058 GV 3.63 10 Tổng đài tư vấn 1080 HS 2.81 0.000 GV 3.37
11 Mục tư vấn sức khỏe của các chuyên trang
online dành cho giới trẻ HS 3.36 0.241
Theo bảng 2.17, giáo viên nghĩ rằng học sinh mong đợi được trò chuyện và trao đổi với thầy cô về vấn đề giới tính cao hơn mức thực tế học sinh mong đợi (9.94>3.61), chứng tỏ giáo viên sẳn sàng trò chuyện và cởi mở với học sinh về những vấn đề “nhạy cảm” của các em như bản thân học sinh vẫn còn e ngại và chưa thật sự cởi mở với thầy cô về vấn đề này. Bên cạnh đó, giáo viên nghĩ rằng học sinh sẽ tìm đến chuyên viên tham vấn ở trường (4.2) nhiều hơn mức độ các em mong muốn (3.54). Điều đó cho thấy thầy cô đánh giá cao công tác của các chuyên viên tham vấn tại trường nhưng bản thân các em học sinh lại không đánh giá cao như vậy. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt này ở các em học sinh, người nghiên cứu sẽ trình bày trong phần sau. Tương tự như vậy, với “Sách báo”, “Sinh hoạt chuyên đề Giáo dục giới tính ở trường”, “Tổng đài tư vấn 1080”, luôn có sự khác biệt giữa
73
là nơi các em sẽ nhận được sự chia sẻ về kiến thức giới tính luôn cao hơn mức thực tế các em mong đợi.
2.2.3.2. Nhu cầu về hình thức tham vấn về giới tính của học sinh THCS
a. Kết quả tổng hợp tất cả học sinh
Bảng 2.18. Hình thức tham vấn về giới tính học sinh mong muốn
STT Hình thức tham vấn Mức nhu cầu (%) ĐTB Rất mong muốn Mong muốn Bình thường Không mong muốn Rất không mong muốn
1 Tham vấn trực tiếp với cá
nhân, (mặt đối mặt) 14.8 33.4 39.6 9.4 2.8 3
2 Tham vấn trực tiếp với nhóm 15.4 41.0 34.6 7.0 2.0 4
3 Thường xuyên tổ chức các
chuyên đề giới tính 19.6 24.8 45.0 7.6 3.0 4
4 Tham vấn qua điện thoại 16.0 24.8 44.4 11.8 3.0 3
5 Tham vấn qua email,
facebook, chat,… 16.4 32.2 39.0 9.4 3.0 3
6 Tham vấn qua hộp thư trường 8.8 22.2 49.6 13.4 6.0 3
7 Khác……… 2.6 2.6 7.0 2.4 1.2 3
Số liệu khảo sát từ bảng 2.18 cho thấy có 2 hình thức tham vấn được các em lựa chọn với điểm trung bình ở mức độ cao là “Tham vấn trực tiếp với nhóm” và “Thường xuyên tổ chức các chuyên đề giới tính” với ĐTB =4. Trong đó hình thức tham vấn trực tiếp với nhóm có tỉ lệ mong muốn và rất mong muốn là 56.4%, chiếm hơn một nửa mẫu khảo sát, trong khi đó hình thức tham vấn trực tiếp (mặt đối mặt) lại có ĐTB = 3, và có tỉ lệ lựa chọn mức mong muốn và rất mong muốn là 48.2%. Số liệu chứng tỏ các em mong muốn nhận được hình thức tư vấn theo nhóm hơn. Có thể thấy tâm lý tuổi học sinh THCS còn rụt rè, e dè việc thổ lộ tâm tư, tình cảm, vấn đề “nhạy cảm” ngay cả với chuyên viên tham vấn một cách riêng tư. Phỏng vấn sâu các em học sinh cho thấy những nguyên nhân khiến các em e dè tham vấn trực tiếp và cá nhân là do sợ bị lộ bí mật, sợ bạn bè biết chọc ghẹo, cảm giác sợ hãi vì nghĩ rằng chỉ có mình gặp phải vấn đề này. Còn tham vấn hình thức nhóm lại khắc phục được những lý do trên. Khi tham vấn, các em có thể đi cùng nhóm bạn của mình, có
74
thể cam kết giữ bí mật cho nhau, cảm giác thoải mái vì biết rằng những vấn đề về giới tính mà mình gặp phải cũng xuất hiện ở các bạn khác. Trường hợp những em quá e dè, không thể tự nêu vấn đề cũng có thể nhờ bạn mình nêu thắc mắc với chuyên viên tham vấn hoặc có thể tìm trong câu hỏi của bạn vấn đề của mình sẽ giúp các em giải quyết được vấn đề bản thân một cách gián tiếp. Ngoài ra hình thức tham vấn theo cách tổ chức các chuyên đề giới tính tại trường cũng được đa số các em tán thành. Hình thức này cũng khắc phục những khuyết điểm của hình thức tham vấn trực tiếp. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi chuyên viên tham vấn báo cáo chuyên đề giáo dục giới tính phải có sự bao quát, sát sao với những vấn đề mà học sinh trường mình đang gặp phải để có bài báo cáo chuyên đề giải đáp được hầu hết khúc mắc của học sinh và cần đầu tư để đem lại sự thu hút cho các em.
Tham vấn qua điện thoại, email, facebook, chat,… cũng được các em học sinh lựa chọn ở mức khá cao. Các hình thức này cũng đảm bảo được tính riêng tư vì như trên đã nói, học sinh THCS rất lo ngại bạn bè chọc ghẹo nếu biết được vấn đề của mình, chính vì thế việc tham vấn qua điện thoại, email, chat… các em có thể giấu tên, sử dụng nickname giả, số điện thoại khuyến mãi để che dấu tung tích của mình. Em L.H.H.N (học sinh lớp 6A2
trường THCS Trần Quốc Tuấn) tâm sự: “Em rất thường gởi câu hỏi tư vấn cho cô giáo chủ
nhiệm qua email, em thường giấu tên và lấy nickname giả để cô không biết. Cô giáo luôn trả lời cụ thể những vấn đề của em, em thì lại rất yên tâm vì các bạn trong lớp và cô không biết em là ai”.
Hình thức tham vấn qua hộp thư trường được rất ít học sinh lựa chọn (8.8% lựa chọn