8. Kết cấu của đề tài
3.2. Các biện pháp
Để các biện pháp được hiệu quả khi tham vấn về giới tính cho học sinh cần tác động trên 3 phương thức: nhận thức - thái độ - hành vi. Tác động trực tiếp đến nhận thức của học sinh, tác động đến thái độ và giúp học sinh hình thành kỹ năng ứng xử trong quan hệ với người khác giới.
3.2.1. Biện pháp 1: Hình thành sự mạnh dạn, tự tin, chủ động cho học sinh, giúp học sinh nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc tìm hiểu và nắm bắt về kiến thức giới tính. Từ đó, thúc đẩy nhu cầu tham gia tìm hiểu về kiến thức giới tính.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các em có nhu cầu tham vấn các kiến thức về giới tính ở mức cao nhưng còn e dè, chưa có sự cởi mở trong các hoạt động liên quan đến giới tính. Bản thân các em có nhận định đây là vấn đề hết sức tế nhị, sợ nêu ra các bạn thấy sự yếu điểm của bản thân mình. Cho nên, việc hình thành sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh là hết sức cần thiết. Qua đó, giúp các em nhận thức được việc tìm hiểu kiến thức giới tính là hết sức bình thường, hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Từ đó, các em sẽ mạnh dạn chia sẻ các thắc mắc, và có nhu cầu trao đổi kiến thức về giới tính thường xuyên và tự nhiên nhất, cũng như biết cách tìm hiểu kiến thức giới tính qua các nguồn thông tin chính thống.
Để hình thành sự mạnh dạn, tự tin, chủ động cho học sinh cần sự hợp tác và kết hợp từ các lực lượng sau:
- Về phía gia đình: cha mẹ, người lớn phải cởi mở, quan tâm và nhiệt tình chia sẻ các
vần đề về giới tính cho con em mình. Xem đây là nhiệm vụ không thể thiếu của gia đình
trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Một khi cha mẹ và người lớn trong gia đình cởi mở, trao đổi thẳng thắn các vần đề của học sinh thì khi có vấn đề gì thắc mắc
92
học sinh sẽ chủ động trao đổi với cha mẹ và các em sẽ ý thức đây là chuyện bình thường không có gì phải e ngại, che dấu.
- Về phía giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, chuyên viên tham vấn học đường:
chủ động, thân thiện, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ. Giáo viên phải tự nguyện, quan tâm đến sự phát triển tâm sinh lý của học sinh để có cách giáo dục phù hợp, đáp ứng nhu cầu chính đáng của học sinh.
Giáo viên đứng lớp, người làm tham vấn phải có phong thái tự nhiên, sáng tạo để giúp học sinh mạnh dạn chia sẻ từ đó nhu cầu chia sẻ của học sinh sẽ nâng cao. Giáo viên có tự nhiên, cởi mở và quan tâm đến vấn đề của học sinh thì các em mới dám chia sẻ vấn đề của mình.
- Về phía Nhà trường: xem việc tham vấn về giới tính cho học sinh là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Từ đó, xây dựng chương trình, mô hình tham vấn thu hút sự chú ý của học sinh. Giúp các em thấy rằng việc tìm hiều kiến thức giới tính trong nhà trường là hết sức tự nhiên, là hoạt động diễn ra hằng ngày. Sinh hoạt chuyên đề cho học sinh cũng cần cung cấp thông tin cho phụ huynh qua tài liệu, mời tham gia chuyên đề để phụ huynh cùng kết hợp tham vấn giới tính cho học sinh.
3.2.2. Biện pháp 2: Kịp thời đáp ứng các nhu cầu về nội dung tham vấn về giới tính
cho HS THCS để duy trì sự hứng thú và thúc đẩy các em tự tin, cởi mở tất cả các vấn đề các em đang gặp phải và giải tỏa các thắc mắc cho học sinh.
Hiện nay, học sinh có nhu cầu về nội dung tham vấn về giới tính rất đa dạng nhưng kiến thức trong nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ sẽ làm các em không có hứng thú tìm hiểu. Đa dạng về nội dung giảng dạy và tham vấn về kiến thức giới tính là cách tốt nhất thu hút sự quan tâm, chú ý, khơi dậy sự tò mò và mong muốn tìm hiểu ở học sinh. Giúp các em nhận ra những kiến thức mình có hay mình tìm hiểu chưa thật sự đúng hay chưa hoàn thiện thì
các em sẽ có nhu cầu khám phá và tìm hiểu kiến thức mới.
Về cách thức:
- Nên có một môn học về giáo dục giới tính riêng cho học sinh ngay từ lớp 6 giúp các
em hiểu biết về phương diện sinh học, tâm lý, xã hội giữa hai giới theo từng giai đoạn của lứa tuổi để các em có thể làm chủ được bản thân. Từ đó, tác động hình thành và củng cố cho các em những phẩm chất đặc trưng của từng giới , giúp các em có văn hóa ứng xử, thói quen theo các chuẩn mực đạo đức. Tạo nên vẻ đẹp cho từng giới để các em tự hào về giới của mình và bản thân mình là đại diện cho giới mình.
93
- Thu hút sự chú ý của học sinh với nội dung đăng tải lên báo, tạp chí trường, bản tin,
tờ rơi, đoạn phim, mời chuyên gai nói chuyện… từ đó khơi gợi cho học sinh ý thức tìm hiểu.
- Dạy lý thuyết phải đi kèm với minh họa, dẫn chứng, đoạn phim khoa học về giới tính
phải giúp các em tự thực hành với các tình huống đặc ra để các em biết cách xử lý, cũng cố tác động lên nhận thức.
- Nội dung tham vấn về giới tính cho học sinh xoay quanh các vấn đề sau:
+ Cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ.
+ Giới tính và sự khác biệt nam nữ.
+ Tâm lý tuổi dậy thì.
+ Những thay đổi cơ thể khi dậy thì.
+ Cách cư xử với những thành viên trong gia đình, thầy/cô, người lớn theo đúng chuẩn
mực của xã hội.
+ Cách quản lý cảm xúc trong giao tiếp.
+ Tình bạn tuổi học trò.
+ Tình yêu tuổi học trò.
+ Sự cư xử trong mối quan hệ nam nữ.
+ Tình dục và thai kỳ.
+ Nhận diện các nguy cơ xâm hại cơ thể và cách phòng tránh.
+ Những bệnh thường gặp tuổi dậy thì, cách phòng tránh.
+ Cách chăm sóc cơ thể (vệ sinh vùng kín, “nguyệt san”, mụn, phát triển chiều cao,
cân nặng và số đo cơ thể…
Tùy từng độ tuổi và cấp lớp mà có cách cung cấp kiến thức cho phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi. Việc tham vấn và cung cấp kiến thức về giới tính là hết sức tế nhị nên
người làm tham vấn, giảng dạy phải có kiến thức sâu, cởi mở, tự nhiên trong việc truyền đạt, giải thích, sử dụng các thuật ngữ khoa học, dễ hiểu với độ tuổi các em, tránh lối nói thô
thiển làm cho nội dung truyền đạt thiếu sự thu hút.
Như vậy, nội dung của hoạt động tham vấn về giới tính rất đa dạng và phong phú. Bất
kì những vướng mắc nào xảy ra với học sinh đều là nội dung của tham vấn. Đây là những vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm nhưng thiết thực gắn liền với đời sống tình cảm của học sinh.
94
3.2.3. Biện pháp 3: Đáp ứng nhu cầu tham vấn về giới tính cho học sinh với hình thức tham
vấn phải hết sức đa dạng và phong phú.
Hiện nay, các hình thức tham vấn cho học sinh chưa mang lại hiệu quả chưa cao nên chưa thu hút học sinh tham gia. Đặc biệt, nhu cầu về hình thức tham vấn của học sinh rất phong phú, các em có nhu cầu cao trong hình thức tham vấn trực tiếp với nhóm, tham vấn cá nhân. Vì vậy, đa dạng các hình thức tham vấn với nhiều hình thức khác nhau để nhằm
thu hút sự chú ý, tích cực tham gia tăng cường hứng thú và nhu cầu ở học sinh.
Cách thực hiện:
- Phải có nhiều kênh tham vấn về giới tính cho học sinh từ trực tiếp đến gián tiếp. Giáo
viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên bộ môn chia lịch ra tham vấn cho học sinh.
- Nhà trường phải thường xuyên lên lịch hoạt động chuyên đề giáo dục giới tính theo
tuần, theo tháng, theo quý tùy theo điều kiện hiện có của từng trường.
- Nơi tư vấn phải có những điều kiện nhất định về không gian, về cơ sở vật chất như:
bàn ghế, tủ sách tâm lý, điện thoại, máy vi tính và có bộ trắc nghiệm tâm lý trí tuệ, nhân cách, hướng nghiệp cho học sinh.
- Tùy theo nội dung bài học nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh giới nào thì tổ chức
hình thức giáo dục cho phù hợp. Theo cô Ngọc Lan GVCN lớp 8 cho biết “nếu chuyên đề
cung cấp kiến thức sức khỏe sinh sản cho nữ thì tách lớp học ra làm hai. Vì thực tế dạy chung nam và nữ làm các em ngại không dám chia sẻ những điều tế nhị của từng giới, nhiều
lúc bạn nữ đứng lên chia sẻ vấn đề tế nhị các bạn nam ồ lên làm các bạn ngại dẫn đến thụ
động không chia sẻ”.
- Nâng cao hình thức tổ chức các buổi ngoại khóa, hoạt động văn hóa nghệ thuật lồng
ghép tham vấn về giới tính. Trước khi tổ chức nhà trường phát phiếu trưng cầu nhu cầu của
học sinh và căn cứ tâm lý độ tuổi, lớp… để có kế hoạch cho buổi sinh hoạt. Tránh tổ chức các hình thức lặp đi lặp lại học sinh sẽ chán và không muốn tham gia. Tổ chức định kỳ các buổi nói chuyện trao đổi giữa học sinh với chuyên gia: bác sĩ, chuyên viên tham vấn.
- Kết hợp với hoạt động đoàn hội, giao cho chi đoàn mỗi lớp biên tập và trang trí bảng
tin gồm những câu chuyện hay về tình bạn khác giới, những tin tức nổi cộm trên báo, đài, internet liên quan đến vấn đề giới tính. Thành lập các câu lạc bộ đội nhóm, Chẳng hạn: Câu lạc bộ học tập có nhiệm vụ giúp đỡ những học sinh học yếu, chán học. Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản là nơi các bạn học sinh có thể đến để cùng nhau thảo luận, chia sẻ một cách thân
95
tình các vướng mắc xung quanh vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên... Do là bạn bè đồng trang lứa nên các em dễ dàng chia sẻ với nhau vấn đề tế nhị này.
- Giáo dục thông qua chuyên đề, các buổi tọa đàm, nói chuyện thời sự, cập nhật thông
tin lứa tuổi và các tình huống đang xảy ra để học sinh có nhiều thông tin và ý thức hành vi cho phù hợp. Kết hợp hợp với tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt khối trao đổi các thông tin về giới tính không mang tính chất quá tế nhị.
3.2.4. Biện pháp 4: Cần phải xây dựng phòng tham vấn học đường cho học sinh
THCS
Hiện nay, mô hình phòng tham vấn tại trường chưa cao, có một số trường chưa có phòng tham vấn học đường cho học sinh trong khi nhu cầu của học sinh rất cao. Vì vậy, việc xây dựng phòng tham vấn là hết sức cần thiết. Cho học sinh nhận thấy có phòng tham ván học đường tồn tại trong trường để khi có vấn đề phát sinh các em sẽ nghĩ ngay đến
phòng này. Hơn nữa, qua kết quả nghiên cứu HS cũng bày tỏ nhà trường cần có phòng tham
vấn học đường. Tức học sinh THCS cũng đã nhận thức được vai trò và chức năng của
phòng này trong nhu cầu tham vấn về giới tính.
Cách thực hiện:
- Mỗi trường học, tùy theo điều kiện và nguồn nhân sự nên mở phòng tham vấn học
đường cho học sinh. Điều này thể theo nguyện vọng và kiến nghị của HS THCS hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề này rất khó thực hiện do các trường không có đủ điều kiện về không gian và kinh phí. Do vậy, có thể kết hợp với một phòng chức năng khác của nhà trường để hoạt động chẳng hạn văn phòng đoàn trường, phòng y tế
- Nơi tư vấn phải có những điều kiện nhất định về không gian, về cơ sở vật chất như:
bàn ghế, tủ sách tâm lý, điện thoại, máy vi tính và có bộ trắc nghiệm tâm lý trí tuệ, nhân cách, hướng nghiệp cho học sinh.
- Nguồn nhân sự tham vấn tốt nhất là chuyên viên về tham vấn học đường đảm nhận
việc này. Nếu khó khăn nhà trường có thể tận dụng nguồn giáo viên của trường nhưng GV phải được tập huấn kiến thức, kỹ năng,... tham vấn. Hoặc mời chuyên viên tham vấn về nói chuyện chuyên đề định kỳ. Trước khi mời chuyên viên về nói chuyện định kỳ, nhà trường nên phát phiếu trưng cầu những vấn đề HS đang gặp phải để chuyên gia chuẩn bị và đáp ứng đúng nhu cầu của học sinh. Nhà trường phải có sự giám sát và theo dõi các chuyên đề tránh lặp lại hoặc nói miên man không đúng nguyện vọng của HS. Tuy nhiên, về lâu dài để đảm bảo công
96
tác tư vấn đạt hiệu quả cao nhất, mang tính chuyên sâu, đòi hỏi các trường phải có một đội
ngũ chuyên viên tư vấn riêng có kinh nghiệm trình độ cao, chuyên phụ trách về vấn đề này.
- Và mô hình của phòng này phải hoạt động với tiêu chí thân thiệt, cởi mở, luôn đưa ra
các trưng cầu để thường xuyên tổ chức các chuyên đề về tham vấn giới tính cho phù hợp với từng cấp lớp và độ tuổi. Trường hợp trường khó khăn ở khâu nhân sự và cơ sở vật chất thì có thể kết hợp với mảng y tế học đường, giáo viên bộ môn đảm trách khâu tham vấn, kết hợp văn phòng đoàn...
3.2.5. Biện pháp 5: Phát huy vai trò của gia đình, người thân trong việc khơi gợi hứng thú
tìm hiểu và nhu cầu tham vấn về giới tính ở HS
Trong quá trình nghiên cứu cho thấy, trong gia đình ba mẹ chưa thật sự cởi mở và trao đổi thẳng thắn vấn đề giới tính với con. Bên cạnh đó, HS có nhu cầu cao là được ba mẹ cung cấp kiến thức giới tính. Điều này cho thấy ba mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp, giải đáp các thắc mắc của con, thúc đẩy nhu cầu tham vấn về giới tính cho học sinh.
Hơn nữa, gia đình được tạo lập trên nền tản hôn nhân và quan hệ huyết thống, quan hệ tình cảm, tin cậy và yêu thương nên có thể nói được những điều tế nhị về giới tính. Vì vậy, gia đình phải có sự gần gũi, tin cậy lẫn nhau để học sinh có thể giải bày những băn khoăn, thắc mắc có tính chất thầm kín, tế nhị để cha mẹ giải đáp thỏa đáng và kịp thời, tránh cho học sinh có những hiểu lầm có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm.
Gia đình là môi trường hình thành và củng cố những chuẩn mực nam tính, giới tính, kinh nghiệm ứng xử giữa hai giới. Vì thế, ba mẹ cần có tư tưởng cởi mở, hiện đại, luôn sẵn sàng chia sẻ những thắc mắc, gần gũi với con cái mới mong thma vấn cho con có hiệu quả cao. Ba mẹ cần phải hết sức tế nhị và tâm lý.
Hệ thống những kiến thức sơ đẳng để hướng dẫn giới tính cho con không phải việc dễ
dàng. Cho nên, khi tham vấn giới tính cho con cần tập trung vào các nội dung sau: củng cố
những hiểu biết về cầu tạo cơ thể và bộ phận sinh dục, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì qua cách nói chuyện, cung cấp sách báo, tài liệu để các em bình tĩnh và chủ động đón nhận những thay đổi sẽ diễn ra, tự hào về về sự phát triển cơ thể, cách chăm sóc và bảo vệ và vệ sinh cơ thể. Để giáo dục giới tính cha mẹ cần tuân thủ các bước sau:
97
Thứ nhất, cha mẹ phải trở thành những người bạn gần gũi với con, có niềm tin với con, quan tâm, gần gủi và trao đổi thường xuyên với con để nắm bắt suy nghĩ của con mình có bị lệch lạc mà kịp thời khích lệ và uốn nắn.
Thứ hai, cha mẹ cần hiểu biết những biến đổi về đặc điểm tâm sinh lý của con tuổi dậy