Nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh THCS

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh một số trường trung học cơ sở thành phố hồ chí minh (Trang 39)

8. Kết cấu của đề tài

1.2.5. Nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh THCS

Sự khác biệt về mặt tính dục ở nam và nữ không hoàn toàn do yếu tố sinh học gây ra mà còn do kỳ vọng xã hội đặt ra cho nam và nữ. Mỗi nền văn hóa tạo ra cho mỗi giới vai trò riêng, tính cách riêng mà ta gọi là giới tính. Cần tham vấn và giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn về giới tính và có hành vi tính dục hài hòa với kỳ vọng xã hội, làm cho các em hiểu rõ mỗi thời đại đều có những ràng buộc và đặt ra quy định nội dung mới và có sự khác biệt giữa nam và nữ...

Theo Trần Trọng Thủy, Đặng Xuân Hoài nhận định rằng, giáo dục giới tính nói chung

và tham vấn về giới tính nói riêng nó có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lý, đạo đức con người.

Như vậy, việc tham vấn về giới tính cho học sinh THCS là rất cần thiết. Qua đó tác động nhằm giúp học sinh có hiểu biết đầy đủ về bản thân, hình thành cho các em những phẩm chất của giới tính, giúp các em biết cách ứng xử đúng đắn, có thái độ, thói quen giao tiếp lịch sự trong quan hệ với người khác giới, chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho các em bước vào cuộc sống xã hội, cuộc sống vợ chồng và biết cách tổ chức gia đình hạnh phúc trong tương lai.

Cần nhìn nhận lứa tuổi HS THCS như là kết quả của những biến đổi sinh học và tâm lý ở tuổi dậy thì và những biến đổi văn hóa – kinh tế thì mới có thể giúp các em bước vào cuộc sống với ít vấp ngã và sai lầm.

Từ đặc điểm tâm sinh lý của HS THCS và cơ sở khoa học về tham vấn và giới tính, trong đề tài giới hạn tham vấn về giới tính cho học sinh THCS. Tác giả đưa ra khái niệm

tham vấn về giới tính như sau: “Tham vấn về giới tính là một tiến trình trợ giúp học sinh

(đang gặp trở ngại về sự phát triển tâm sinh lý cần được định hướng và giúp đỡ) có hiểu biết đúng về sự phát triển tâm – sinh lý của bản thân. Cung cấp kiến thức về giới tính đúng và đầy đủ để học sinh nâng cao nhận thức, duy trì sự thăng bằng trong cơ thể, tăng cường các kỹ năng và khả năng ứng phó với sự thay đổi sinh lý và diễn biến tâm lý của độ tuổi. Hòa hợp giữa nhu cầu của học sinh với sự đòi hỏi và phát triển của xã hội. Giúp học sinh

38

có cuộc sống lành mạnh, có trạng thái tâm lý tốt để thực hiện tốt hoạt động học tập, góp

phần cống hiến cho xã hội mai sau”.

Như vậy, khi tham vấn về giới tính cho học sinh THCS cần tham vấn với các chủ đề

sau [22].

* Đặc điểm tâm sinh lý của HS với những hiện tượng điển hình như: sự phát triển sinh lý cơ thể, cấu trúc và chức năng của hệ cơ quan, kinh nguyệt, mộng tinh, đời sống tình dục, các bệnh thông thường liên quan đến bệnh tình dục…

* Đặc điểm giới tính về đạo đức, xã hội, thẩm mỹ như: cách cư xử với mọi người, với bạn

khác giới, tác phong, tư thế, phẩm chất đạo đức theo giới, quan niệm về cái đẹp. Những đặc điểm về đời sống tâm lý con người, tâm lý theo giới tính và độ tuổi….

* Những vấn đề về quan hệ bạn khác giới, tình yêu nam nữ, xây dựng tình bạn, tình

yêu chân chính…

Những nội dung trên cần thực hiện theo hình thức tổ chức tham vấn, giáo dục thích hợp, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh để giáo dục cho học sinh phù hợp nhằm giúp các em có hiểu biết về phương diện sinh học, xã hội, tâm lý... có liên quan đến sự khác nhau giữa hai giới, những quy luật phát triển theo từng giai đoạn của lứa tuổi để các em làm chủ được bản thân. Từ đó, tác động hình thành, củng cố các em những phẩm chất đặc trưng của từng giới, văn hóa ứng xử, ý thức và thói quen hành động theo các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ trong quan hệ hai giới, góp phần làm nên vẻ đẹp từng người và biết tự hào về giới mình, giúp các em trở thành đại diện của giới mình. Mặc khác, tham vấn về giới tính gúp các em biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe sinh sản và hiểu biết cả những vấn đề về sức khỏe sinh sản, hình thành xu hướng tính dục lành mạnh góp phần làm cho tuổi trẻ định hướng và chuẩn bị để bước vào hôn nhân và cuộc sống gia đình sau này.

Tóm lại, tham vấn về giới tính cho học sinh THCS là hết sức cần thiết, không thể tách

rời quá trình giáo dục toàn diện về nhân cách đang trưởng thành. Đây là một quá trình lâu dài và liên tục, phải tùy theo từng giai đoạn lứa tuổi mà có nội dung giáo dục phù hợp.

39

Tiểu kết chương 1

Trong phần cơ sở lý luận của đề tài, tác giả tập trung làm rõ các vấn đề sau dây:

1. Trên thế giới lịch sử nghiên cứu về vấn đề giới tính đã có bề dày. Ở nhiều nước

thuộc Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á...đã đưa chương trình giáo dục giới tính vào trường THCS như một môn học bắt buộc để hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Ở Việt Nam, tuy tiến hành nghiên cứu chậm hơn nhưng đã được nhà nước, các tổ chức, cá nhân quân tâm nghiên cứu và đã được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông.

2. Nhu cầu là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của mỗi người. Con người sống không thể không có nhu cầu. Vì vậy, nhu cầu là động cơ thúc đẩy và chi phối hành vi của con người. Để hình thành hay thúc đẩy nhu cầu của con người về một đối tượng nào đó, chúng ta cần làm cho chủ thể làm quen với đối tượng để chủ thể nhận thức vai trò, vị trí, ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống của bản thân. Từ đó, hình thành mong muốn và hứng thú về đối tượng sẽ xuất hiện nhu cầu.

3. Tham vấn là hình thức trợ giúp tâm lý. Tham vấn đòi hỏi nhà tham vấn phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng để giúp thân chủ giải quyết vấn đề của mình. Có hai loại hình tham vấn là tham vấn trực tiếp và tham vấn gián tiếp.

4. Đề cập đến giới tính là chúng ta đề cả về phương diện sinh học và phương diện tâm

lý - xã hội để làm rõ sự khác biệt giữa người giới nam và giới nữ cũng như vị trí, vai trò,

chức năng của từng giới.

5. Bước vào độ tuổi thiếu niên, học sinh THCS có nhiều thay đổi cả về sinh lý và tâm

lý (tình cảm, ý chí, nhân cách). Do sự phát triển nhanh về mặt sinh lý nên các em nảy sinh

nhu cầu tham vấn về giới tính giúp các em tiếp cận thông tin về quy luật phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, các vấn đề liên quan đến giữ gìn và bảo vệ sức khỏe sinh sản. Hơn nữa, cần tham vấn về giới tính để các em hiểu biết về cơ thể mình, về những khả năng thể lực, trí lực và xúc cảm của mình, làm nền tảng cho tình bạn, tình yêu, và các mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và con cái. Khi biết được khả năng đó các em sẽ thiết lập được các mối quan hệ xã hội khác có ý nghĩa và nâng cao chất lượng cuộc sống.

40

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN VỀ GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu

2.2.1. Khách thể nghiên cứu

Bảng 2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu

Thông tin về khách thể nghiên cứu Số lượng Tổng

Trường

THCS Đoàn Kết 252

500

THCS Nguyễn Văn Nghi 114

THCS Trần Quốc Tuấn 134 Giới tính Nam 254 500 Nữ 246 Lớp Lớp 6 127 500 Lớp 7 117 Lớp 8 110 Lớp 9 146

a. Khách thể học sinh: đề tài nghiên cứu 500 học sinh thuộc 3 trường với số lượng cụ

thể: 256 học sinh của trường THCS Đoàn Kết, 114 học sinh trường THCS Nguyễn Văn Nghi, 134 học sinh cùa trường THCS Trần Quốc Tuấn thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, về giới tính có 254 học sinh nam và 246 học sinh nữ. Về khối lớp có 127 học sinh khối lớp 6, 117 học sinh khối lớp 7, 110 học sinh khối lớp 8, 146 học sinh khối lớp 9.

Vì đề tài chú trọng so sánh sự khác biệt về nhu cầu tham vấn của học sinh THCS theo giới nên xét về giới tính, số lượng học sinh ở nhóm mẫu khảo sát là nam cũng không có sự chênh lệch đáng kể so với số lượng học sinh nữ (50.8 so với 49.2 - đều xấp xỉ 50%).

41

xét về khối lớp số lượng mẫu khảo sát tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch nhiều. Nói khác hơn, với 500 học sinh ở mẫu khảo sát có sự phân bố khá dàn trải về các đặc điểm, kết quả mang lại những nhận định đáng tin cậy khi so sánh trên các bình diện đã nêu.

b. Khách thể là giáo viên và chuyên viên tham vấn học đường: đề tài khảo sát 30 giáo

viên chủ nhiệm (gồm nhiều bộ môn) và 5 chuyên viên tham vấn học đường tại các trường THCS.

2.2.2. Thang điểm và xử lý số liệu

Bảng hỏi phát ra 510 phiếu cho học sinh, và 30 phiếu cho giáo viên chủ nghiệm và 5 phiếu nhân viên tham vấn, thu lại 500 phiếu học sinh và 35 phiếu giáo viên, chuyên viên hợp lệ.

Đối với câu hỏi mức độ được tính điểm như sau:

Rất mong muốn 5

Mong muốn 4

Bình thường 3

Không mong muốn 2

Rất không mong muốn 1

Rất thường xuyên 5

Thường xuyên 4

Bình thường 3

Thỉnh thoảng 2

Không bao giờ 1

Hoàn toàn đồng ý 5

Đồng ý 4

Lưỡng lự 3

Phản đối 2

Hoàn toàn phản đối 1

Số liệu sử lý bằng phương pháp SPSS 11.5. Các tần số thống kê được mô tả như sau:

- Tỷ lệ % để thống kê tần số.

- Điểm trung bình Mean xếp thứ hạng.

- Kiểm nghiệm T.Test, Anova, Chi-square

Điểm trung bình các câu được phân chia như sau:

42 Từ 4.51 đến 5.0 Rất cao Từ 3.51 đến 4.5 Cao Từ 2.51 đến 3.5 Trung bình Từ 1.51 đến 2.5 Thấp Từ 1 đến 1.5 Rất thấp

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh một số trường THCS Tp. HCM một số trường THCS Tp. HCM

Tác giả khảo sát thực trạng nhu cầu của học sinh về 4 vấn đề: mức độ nhu cầu của học sinh, nhu cầu về nội dung tham vấn, nhu cầu về hình thức tham vấn và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn của HS.

2.2.1. Mức độ nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh THCS

2.2.1.1. Kết quả điều tra học sinh THCS

a. Tổng hợp tất cả học sinh THCS

a1. Mức độ nhu cầu tham vấn về giới tính

Bảng 2.2. Mức độ nhu cầu tìm hiểu về kiến thức giới tính của học sinh

STT Mức độ Tần số Phần trăm ĐTB

1 Rất mong muốn 81 16.2

4

2 Mong muốn 162 32.4

3 Bình thường 225 45.0

4 Không mong muốn 21 4.2

5 Rất không mong muốn 11 2.2

Qua điều tra bằng phiếu hỏi, kết quả bảng 2.2 cho thấy, mức độ nhu cầu tìm hiểu về kiến thức giới tính của học sinh với ĐTB = 4 cho thấy nhu cầu tìm hiểu về kiến thức giới tính của học sinh rất cao. Cụ thể, có đến 48.6% (32.4% + 16.2%) học sinh khi được hỏi về mức độ mong muốn tìm hiểu về kiến thức giới tính cho biết các em mong muốn và rất mong muốn tìm hiểu về kiến thức giới tính, 45% học sinh cho biết có mong muốn nhưng ở mức trung bình, chỉ có 6.4% (2.2% +4.2%) học sinh ở mức không mong muốn và rất không

mong muốn. Tỷ lệ học sinh không mong muốn và rất không mong muốn tìm hiểu kiến thức

43

Ngoài điều tra bằng bảng hỏi, tác giả còn phỏng vấn sâu học sinh để làm rõ hơn vấn đề này. Kết quả phỏng vấn sâu những em trả lời ở mức độ trung bình và không mong muốn, các em cho biết nguyên nhân các em cho rằng mình không có mong muốn tìm hiểu nhiều về kiến thức giới tính vì nhiều nguyên nhân như: sợ ba mẹ la rầy, sợ bạn bè biết sẽ trêu chọc em, có hỏi thì thầy cô chưa trả lời thật tình… Theo em T.V.Kh (lớp 8A2 trường THCS

Đoàn Kết) cho biết: “hiện tại các em có mong muốn tìm hiểu về kiến thức giới tính, kiến

thức về sự thay đổi của cơ thể, vì sao cơ thể lại thay đổi như vậy, kiến thức giới tính ở lớp 6 và 7 em chưa được học, đến lớp 8 tụi em mới được học ở môn Sinh học nhưng cuối học kỳ 2 mới có bài học. Em và các bạn rất muốn biết các kiến thức về chăm sóc sức khỏe của bản thân càng sớm càng tốt, và mong muốn thầy cô, cha mẹ giải đáp cặn kẽ và tận tình các câu

hỏi của các em về sự thay đổi của cơ thể để tụi em không thấy lo lắng mà yên tâm học tập”.

Điều này cho thấy, các em có nhu cầu cần tham vấn và giải đáp kiến thức về giới tính nhưng không dám bảy tỏ, còn e ngại và tâm lý lo lắng vì nhiều nguyên nhân, phần này sẽ được phân tích rõ ở các nội dung sau.

a2. Mức độ nhu cầu chia sẻ các thắc mắc về kiến thức giới tính trong các tiết học giới tính.

Bảng 2.3. Mức độ nhu cầu chia sẻ kiến thức về giới tính của học sinh

STT Mức độ Tần số Phần trăm ĐTB 1 Rất thường xuyên 31 6.2 3 2 Thường xuyên 94 18.8 3 Bình thường 194 38.8 4 Hiếm khi 150 30.0

5 Không bao giờ 31 6.2

Kết quả khảo sát bảng 2.3 thể hiện chỉ có 6.2% học sinh rất thường xuyên chia sẻ những thắc mắc về giới tính của mình trong các giờ học, và chỉ có 18.8% học sinh cho biết thường xuyên làm điều này. Đây là con số khá thấp, điều đó chứng tỏ học sinh có nhu cầu tìm hiểu về kiến thức giới tính nhưng lại ngại bày tỏ điều đó trong các giờ học. Có đến 30% học sinh hiếm khi làm điều này.Với ĐTB = 3 cho thấy nhu cầu chia sẻ trong các giờ học giới tính của học sinh mức trung bình. Vậy điều gì ngăn trở các em lo ngại bày tỏ những thắc mắc về giới tính của mình trong các giờ học?

44

Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu học sinh để làm rõ lý do các em ít chia sẻ các thắc mắc của mình trong các giờ học giới tính. Em T.T.N.L (học sinh lớp 8A1, trường THCS

Nguyễn Văn Nghi) cho biết: “Em chẳng bao giờ dám đặt câu hỏi về vấn đề đó trong lớp, kể

cả với cô chủ nhiệm, và với các bạn vì sợ các bạn chọc ghẹo. Mỗi lần có bạn nào hỏi câu hỏi liên quan đến vấn đề ấy là cả lớp cười ồ lên, làm bạn rất “quê”, lần sau không dám hỏi

nữa.” Bạn N.N.P (lớp 9A2 trường THCS Đoàn Kết) bày tỏ: “Em cũng muốn hỏi cô thầy về

những vấn đề tế nhị nhưng sợ bạn biết, và thầy cô cũng thường rất ngại khi các em đặt câu

hỏi thẳng vào vấn đề, ngay cả thầy cô cũng mất tự nhiên khi giảng sâu vào vấn đề”. Có thể

thấy, phản ứng của thầy cô cùng bạn bè khiến các em học sinh ngại bày tỏ vấn đề này trước lớp và trong giờ học. Điều này cần khắc phục vì nếu không được sự trang bị kiến thức một cách đầy đủ, chính xác từ phía thầy cô và nhà trường cũng như các em thiếu cơ hội bày tỏ các vấn đề của mình trên lớp dễ dẫn đến các em học sinh tò mò, tìm hiểu vấn đề này trên các phương tiện khác không chính thống và không kiểm soát được về tính chính xác của nội dung đăng tải sẽ khiến các em học sinh hiểu sai dẫn đến hành vi và tâm lý sai lệch.

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh một số trường trung học cơ sở thành phố hồ chí minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)