8. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Mức độ nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh THCS
2.2.1.1. Kết quả điều tra học sinh THCS
a. Tổng hợp tất cả học sinh THCS
a1. Mức độ nhu cầu tham vấn về giới tính
Bảng 2.2. Mức độ nhu cầu tìm hiểu về kiến thức giới tính của học sinh
STT Mức độ Tần số Phần trăm ĐTB
1 Rất mong muốn 81 16.2
4
2 Mong muốn 162 32.4
3 Bình thường 225 45.0
4 Không mong muốn 21 4.2
5 Rất không mong muốn 11 2.2
Qua điều tra bằng phiếu hỏi, kết quả bảng 2.2 cho thấy, mức độ nhu cầu tìm hiểu về kiến thức giới tính của học sinh với ĐTB = 4 cho thấy nhu cầu tìm hiểu về kiến thức giới tính của học sinh rất cao. Cụ thể, có đến 48.6% (32.4% + 16.2%) học sinh khi được hỏi về mức độ mong muốn tìm hiểu về kiến thức giới tính cho biết các em mong muốn và rất mong muốn tìm hiểu về kiến thức giới tính, 45% học sinh cho biết có mong muốn nhưng ở mức trung bình, chỉ có 6.4% (2.2% +4.2%) học sinh ở mức không mong muốn và rất không
mong muốn. Tỷ lệ học sinh không mong muốn và rất không mong muốn tìm hiểu kiến thức
43
Ngoài điều tra bằng bảng hỏi, tác giả còn phỏng vấn sâu học sinh để làm rõ hơn vấn đề này. Kết quả phỏng vấn sâu những em trả lời ở mức độ trung bình và không mong muốn, các em cho biết nguyên nhân các em cho rằng mình không có mong muốn tìm hiểu nhiều về kiến thức giới tính vì nhiều nguyên nhân như: sợ ba mẹ la rầy, sợ bạn bè biết sẽ trêu chọc em, có hỏi thì thầy cô chưa trả lời thật tình… Theo em T.V.Kh (lớp 8A2 trường THCS
Đoàn Kết) cho biết: “hiện tại các em có mong muốn tìm hiểu về kiến thức giới tính, kiến
thức về sự thay đổi của cơ thể, vì sao cơ thể lại thay đổi như vậy, kiến thức giới tính ở lớp 6 và 7 em chưa được học, đến lớp 8 tụi em mới được học ở môn Sinh học nhưng cuối học kỳ 2 mới có bài học. Em và các bạn rất muốn biết các kiến thức về chăm sóc sức khỏe của bản thân càng sớm càng tốt, và mong muốn thầy cô, cha mẹ giải đáp cặn kẽ và tận tình các câu
hỏi của các em về sự thay đổi của cơ thể để tụi em không thấy lo lắng mà yên tâm học tập”.
Điều này cho thấy, các em có nhu cầu cần tham vấn và giải đáp kiến thức về giới tính nhưng không dám bảy tỏ, còn e ngại và tâm lý lo lắng vì nhiều nguyên nhân, phần này sẽ được phân tích rõ ở các nội dung sau.
a2. Mức độ nhu cầu chia sẻ các thắc mắc về kiến thức giới tính trong các tiết học giới tính.
Bảng 2.3. Mức độ nhu cầu chia sẻ kiến thức về giới tính của học sinh
STT Mức độ Tần số Phần trăm ĐTB 1 Rất thường xuyên 31 6.2 3 2 Thường xuyên 94 18.8 3 Bình thường 194 38.8 4 Hiếm khi 150 30.0
5 Không bao giờ 31 6.2
Kết quả khảo sát bảng 2.3 thể hiện chỉ có 6.2% học sinh rất thường xuyên chia sẻ những thắc mắc về giới tính của mình trong các giờ học, và chỉ có 18.8% học sinh cho biết thường xuyên làm điều này. Đây là con số khá thấp, điều đó chứng tỏ học sinh có nhu cầu tìm hiểu về kiến thức giới tính nhưng lại ngại bày tỏ điều đó trong các giờ học. Có đến 30% học sinh hiếm khi làm điều này.Với ĐTB = 3 cho thấy nhu cầu chia sẻ trong các giờ học giới tính của học sinh mức trung bình. Vậy điều gì ngăn trở các em lo ngại bày tỏ những thắc mắc về giới tính của mình trong các giờ học?
44
Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu học sinh để làm rõ lý do các em ít chia sẻ các thắc mắc của mình trong các giờ học giới tính. Em T.T.N.L (học sinh lớp 8A1, trường THCS
Nguyễn Văn Nghi) cho biết: “Em chẳng bao giờ dám đặt câu hỏi về vấn đề đó trong lớp, kể
cả với cô chủ nhiệm, và với các bạn vì sợ các bạn chọc ghẹo. Mỗi lần có bạn nào hỏi câu hỏi liên quan đến vấn đề ấy là cả lớp cười ồ lên, làm bạn rất “quê”, lần sau không dám hỏi
nữa.” Bạn N.N.P (lớp 9A2 trường THCS Đoàn Kết) bày tỏ: “Em cũng muốn hỏi cô thầy về
những vấn đề tế nhị nhưng sợ bạn biết, và thầy cô cũng thường rất ngại khi các em đặt câu
hỏi thẳng vào vấn đề, ngay cả thầy cô cũng mất tự nhiên khi giảng sâu vào vấn đề”. Có thể
thấy, phản ứng của thầy cô cùng bạn bè khiến các em học sinh ngại bày tỏ vấn đề này trước lớp và trong giờ học. Điều này cần khắc phục vì nếu không được sự trang bị kiến thức một cách đầy đủ, chính xác từ phía thầy cô và nhà trường cũng như các em thiếu cơ hội bày tỏ các vấn đề của mình trên lớp dễ dẫn đến các em học sinh tò mò, tìm hiểu vấn đề này trên các phương tiện khác không chính thống và không kiểm soát được về tính chính xác của nội dung đăng tải sẽ khiến các em học sinh hiểu sai dẫn đến hành vi và tâm lý sai lệch.
b1. Mức độ nhu cầu tham vấn kiến thức về giới tính theo nam và nữ
Khi thực hiện phép kiểm nghiệm Chi-square để tìm hiểu có sự khác biệt về mức độ nhu cầu tìm hiểu về kiến thức giới tính giữa nam và nữ hay không, ta được bảng như sau:
Bảng 2.4. Sự khác biệt về mức độ nhu cầu tìm hiểu kiến thức về giới tính giữa nam và nữ
STT Mong muốn tìm hiểu về kiến thức giới tính Nam % Nữ % Mức ý nghĩa 1 Rất mong muốn 50.6 49.2 0.318 2 Mong muốn 53.1 46.9 3 Bình thường 43.8 56.2
4 Không mong muốn 52.4 47.6
5 Rất không mong muốn 81.8 18.2
Theo kết quả bảng 2.4 cho thấy, xét về mặt giới tính thì cả học sinh nam và nữ đều có nhu cầu tham vấn về giới tính, mức độ nhu cầu có tỉ lệ gần như đồng đều. Chỉ có mức độ “rất không mong muốn” có sự khác biệt về % giữa nam và nữ, cụ thể trong 500 em khảo sát có 9 em nam cho rằng “rất không mong muốn”, trong khi đó có 2 em nữ cảm thấy như vậy.
45
Có thể thấy, các em nữ THCS thường dậy thì sớm hơn em trai, điều đó đẫn đến các em quan tâm tìm hiểu và có nhu cầu hiểu biết về kiến thức giới tính nhiều hơn em trai.
Tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm cho Sig = 0.318 > 0.05, cho phép kết luận không có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ học sinh THCS về mức độ mong muốn tìm hiểu về kiến thức giới tính.
b2. Mức độ nhu cầu chia sẻ các kiến thức về giới tính theo nam và nữ
Thực hiện phép kiểm nghiệm Chi-square để tìm hiểu có sự tương quan về nhu cầu chia sẻ các thắc mắc của học sinh về giới tính trong các giờ học giữa nam và nữ hay không, ta được biểu đồ 2.1 như sau:
Biểu đồ 2.1. Sự khác biệt về nhu cầu chia sẻ các kiến thức về giới tính giữa nam và nữ
Số liệu nghiên cứu qua biểu đồ 2.1 cho thấy học sinh nam thường ngại chia sẻ các thắc mắc về giới tính hơn các em nữ, cụ thể ở mức độ “không bao giờ” có 64.5% học sinh nam lựa chọn, và chỉ có 35.5% học sinh nữ chọn mức độ này. Ở mức độ “hiếm khi” có 51.3% học sinh nam lựa chọn và 48.7% học sinh nữ lựa chọn. Đồng thời mức độ thường xuyên chia sẻ các thắc mắc về giới tính ở học sinh nam cũng ít hơn học sinh nữ, dẫn chứng có 45.4% học sinh nam cho biết rất thường xuyên chia sẻ các thắc mắc về giới tính nhưng có 51.6% học sinh nữ cho biết mình rất thường xuyên làm điều này. Dù số lượng chênh lệch không nhiều nhưng cũng cho thấy học sinh nam ít chia sẻ các thắc mắc của mình về giới tính hơn các em nữ. Thường các em nam dậy thì muộn hơn nên những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản ít nảy sinh ở lứa tuổi này, còn các em nữ thì hiện tượng tiền dậy thì và dậy thì với các vấn đề liên quan như ngực nhô lên, kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện và những
64,5 51,3 49 50 45,4 35,5 48,7 51 50 51,6 0 10 20 30 40 50 60 70 Không bao
giờ Hiếm khi thoảng Thỉnh Thường xuyên
Rất thường xuyên
46
lệch lạc của nó như ngực bên nhỏ bên to, kinh nguyệt không đều, mụn nhiều, da nhờn, tăng cân… sẽ khiến các em lo lắng và thúc đẩy các em chia sẻ trong giờ học để tìm sự giải đáp của thầy cô. Với kết quả kiểm nghiệm Sig = 0.01 < 0.05, cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ học sinh THCS về nhu cầu chia sẻ những thắc mắc về giới tính trong giờ học, rõ rệt nhất là học sinh nữ thường xuyên chia sẻ các thắc mắc về giới tính trong giờ học hơn học sinh nam.
c. Mức độ nhu cầu tham vấn và chia sẻ kiến thức về giới tính theo khối lớp c.1. Mức độ nhu cầu tham vấn về giới tính theo khối lớp
Tiến hành thực hiện phép kiểm nghiệm Chi-square để tìm hiểu có sự khác biệt về mức độ mong muốn tìm hiểu về kiến thức giới tính giữa các khối lớp hay không, ta được bảng như sau:
Bảng 2.5. Sự khác biệt về mức độ nhu cầu tìm hiểu về kiến thức giới tính theo khối lớp
STT Mong muốn tìm hiểu về kiến thức giới tính Lớp 6 % Lớp 7 % Lớp 8 % Lớp 9 % Mức ý nghĩa 1 Rất mong muốn 14.8 17.3 28.4 39.5 0.03 2 Mong muốn 22.8 19.8 22.8 34.6 3 Bình thường 28.4 27.1 19.6 24.9
4 Không mong muốn 47.6 23.8 19.0 9.5
5 Rất không mong muốn 36.4 45.5 18.2 0
Qua bảng 2.5, kết quả nghiên cứu cho thấy khối lớp càng thấp thì càng ít có nhu cầu tìm hiểu về kiến thức giới tính, và ngược lại, các em thuộc các khối lớp lớn (đặc biệt khối 9) có nhu cầu cao hơn. Cụ thể không có em nào (0%) lớp 9 thấy “rất không mong muốn” tìm hiểu về kiến thức giới tính nhưng lại có đến 34.6% em học sinh lớp 6 chọn mức độ này. Bên cạnh đó, có 39.5% học sinh lớp 9 cho biết “rất mong muốn” tìm hiểu về kiến thức giới tính nhưng chỉ có 14.8% học sinh lớp 6 chọn mức độ này. Qua kết quả thống kê chứng tỏ việc cơ thể dậy thì, phát triển tâm sinh lý, xuất hiện xu hướng tính dục với người khác phái khiến các em học sinh lớp 9 tò mò và mong muốn tìm hiểu về kiến thức giới tính. Mức độ “rất mong muốn” cũng tăng dần tỷ lệ % lựa chọn theo khối lớp, cụ thể lớp 6 = 14.8%, lớp 7 = 17.3%, lớp 8 = 28.4%, lớp 9 = 39.5%, minh chứng cho giả thiết độ tuổi càng tăng, các em
47
càng có nhu cầu cao về việc tìm hiểu kiến thức giới tính và sức khỏe sinh sản. Với kết quả kiểm nghiệm Sig = 0.03 < 0.05, cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa khối lớp học
sinh THCS về mức độ mong muốn tìm hiểu về kiến thức giới tính, nhu cầu tham vấn về giới
tính tăng theo độ tuổi của khối lớp, điều này phù hợp với sự thay đổi về sinh lý và tâm lý của HS.
c.2. Mức độ nhu cầu chia sẻ kiến thức về giới tính theo khối lớp
Thực hiện phép kiểm nghiệm Chi-square để tìm hiểu có sự khác biệt về nhu cầu chia sẻ các thắc mắc của học sinh về giới tính trong các giờ học giữa các khối lớp hay không, ta được bảng như sau:
Bảng 2.6. Sự khác biệt về nhu cầu chia sẻ kiến thức về giới tính của học sinh theo khối lớp
STT
Nhu cầu chia sẻ các thắc mắc về giới tính trong các giờ học Lớp 6 % Lớp 7 % Lớp 8 % Lớp 9 % Mức ý nghĩa 1 Rất thường xuyên 41.9 22.6 12.9 22.6 0.01 2 Thường xuyên 41.5 22.3 18.1 18.1 3 Thỉnh thoảng 18.6 27.8 24.7 28.9 4 Hiếm khi 22.0 19.3 24.0 34.7
5 Không bao giờ 19.4 19.4 16.1 45.2
Kết quả kiểm nghiệm trong bảng 2.6 cho thấy khối lớp 6 có mức độ thường xuyên chia sẻ những thắc mắc về giới tính trong giờ học nhiều nhất (41.9%), mức độ giảm xuống ở các khối lớp lớn hơn, cụ thể là lớp 7 = 22.6%, lớp 8 = 12.9%, lớp 9 = 22.6%. Điều này có thể lý giải là do các em học sinh lứa tuổi lớp 6, hầu hết các em chưa dậy thì, nên việc các em đón nhận những vấn đề liên quan đến giới tính nhẹ nhàng hơn, các em cũng cởi mở hơn, ít ngại
ngùng với các bạn khác giới trong khi chia sẻ vấn đến này ra. Bên cạnh đó, kiến thức về giới
tính được học ở lớp 6 và lớp 7 chưa phong phú về nội dung, chỉ đơn thuần giới thiệu về các bộ phận trên cơ thể người. Học sinh khối lớp 8 và 9 lại ít chia sẻ trong giờ học vì nhiều nguyên nhân, trong đó do các em đã dậy thì nên lo sợ khi mình đặt câu hỏi (ví dụ như về hành kinh, mộng tinh…) sẽ lo ngại các bạn trong lớp biết mình đang trải qua mà chọc ghẹo, hoặc do các em đã có xúc cảm giới tính với bạn khác phái nên ngại ngùng khi chia sẻ những
48
vấn đề được cho là “tế nhị” này. Với kết quả kiểm nghiệm Sig = 0.01 < 0.05, cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa khối lớp học sinh THCS về nhu cầu chia sẻ những thắc mắc về giới tính trong giờ học, cụ thể ở đây là sự khác biệt giữa khối lớp 6 và các khối lớp lớn hơn.
2.2.1.2. Kết quả điều tra giáo viên và chuyên viên tham vấn học đường
Về phía giáo viên nhận định nhu cầu tham vấn về giới tính của HS THCS ta có kết quả như sau:
Bảng 2.7. Đánh giá của thầy cô về mức độ nhu cầu tìm hiểu kiến thức về giới tính của học sinh
STT Mức độ Tần số Phần trăm ĐTB
1 Rất mong muốn 9 25.7
4
2 Mong muốn 19 54.3
3 Bình thường 6 17.1
4 Không mong muốn 0 0
5 Rất không mong muốn 1 2.9
Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy, tỷ lệ thầy cô đánh giá học sinh có nhu cầu tìm hiểu kiến
thức về giới tính ở mức mong muốn và rất mong muốn chiếm 80% (25.7% + 54.3%). Điều
này cho thấy giáo viên đánh giá nhu cầu tìm hiểu kiến thức giới tính của học sinh ở mức rất cao. So với đánh giá của học sinh thì đánh giá của giáo viên cao hơn rất nhiều. Cụ thể, ở mức mong muốn và rất mong muốn có 48.6% học sinh cho biết mình ở mức này, còn tỷ lệ này ở giáo viên là 80%.
Để làm rõ hơn, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu giáo viên được biết đa số thầy cô lại cho rằng học sinh có mong muốn tìm hiểu kiến thức giới tính rất cao nhưng các em còn e ngại, chưa dám thẳng thắng trao đổi với thầy cô. Theo cô Ngọc Lan giáo viên phụ
trách môn Sinh học gần 10 năm cho biết: “Hiện tại học sinh có nhu cầu tham vấn về giới
tính ở mức cao, các em có nhiều thắc mắc xung quanh các vấn đề về sự thay đổi của cơ thể, cách ứng phó và xử lý khi cơ thể thay đổi nhanh, hiện tượng kinh nguyệt, mộng tinh, tình bạn, tình yêu, cách giao tiếp ứng xử, kiến thức về chăm sóc và sức khỏe sinh sản. Thực tế, các em chưa được học đầy đủ tất cả các kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản. Đến lớp 8 qua học kỳ 2 các em mới được học ở môn Sinh học với bài Sinh sản nên ở lớp 6 và 7 có
49
nhiều em đã có nhiều thắc mắc về kiến thức giới tính”. Đây là một trong những cơ sở để các
giáo viên chủ nhiệm đánh giá nhu cầu của học sinh cao.