Nhóm giải pháp về quản lý và cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG sản đá vôi tại TỈNH THANH hóa (Trang 102 - 109)

- Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, từng bộ

3.2.3.Nhóm giải pháp về quản lý và cơ chế chính sách

3.2.3.1.Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất, kinh doanh

Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất, kinh doanh đối với một số ngành hàng hoặc đối với một số địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, thể hiện qua các ưu đãi về thuế, phí, các khoản phải nộp ngân sách, hỗ trợ đào tạo về lao động…Đối với họat động khai thác, sản xuất, chế biến đá ốp lát Thanh Hóa, do mỏ đá vôi chủ yếu nằm ỏ các xã miền núi thuộc 09 huyện nên được xếp vào diện có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, việc khai thác, vận chuyển không thuận lợi, nhất là vào mùa mưa, tình hình kinh tế - xã hội tại những nơi này còn nhiều khó khăn.

Bảng 3.1: Phân loại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn

Số thứ

tự

Tỉnh Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó

21 Thanh Hoá

Các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lạc, Như Thanh, Như Xuân

Các huyện Thạch Thành, Nông Cống

(Nguồn: Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/ 9/2006 của Chính phủ)

Trong khi đó, các hoạt động khai thác và chế biến đá vôi thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có nhiều rủi ro lại không được hỗ trợ vốn từ Ngân sách (thể hiện qua việc cấp tín dụng ưu đãi).

Do đó chính sách khuyến khích, ưu đãi càng phải cụ thể, hấp dẫn hơn nữa; giải quyết để phát triển bền vững ngành công nghiệp đá ốp lát hiện đại, hài hoà 3 lợi ích: kinh tế xã hội và môi trường. Có như vậy mới tạo động lực cho các DN đến đầu tư. Cụ thể như:

- Tiếp tục tăng cường cải cách thủ tục hành chính hơn nữa, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN trên cơ sở vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước; công khai rõ ràng và cam kết nghiêm túc việc thực hiện các thủ tục hành chính; giảm thời gian xử lý công việc. Cần thống nhất cơ quan quản lý khai thác, sản xuất, chế biến đá với cơ quan cấp phép khai thác mỏ vào một đầu mối, phân định mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, tránh phiền hà

- Tạo dựng môi trường quản lý đầu tư sản xuất kinh doanh thân thiện và công bằng với các DN, lấy mục tiêu phục vụ DN làm đầu. Hoàn thiện các hướng dẫn về trình tự và thủ tục thẩm định cấp phép tài nguyên theo hướng tập trung, thống nhất, rõ ràng và có thời hạn giải quyết đối với nhà đầu tư.

- Tổ chức khảo sát, thăm dò tỷ mỉ các mỏ đá để xác định chính xác chất lượng, trữ lượng theo đúng quy phạm để làm cơ sở cho việc cấp phép khai thác mỏ.

- Cần xây dựng chiến lược đầu tư phát triển bền vững ngành công nghiệp đá ốp lát với các chỉ tiêu cụ thể, trong từng giai đoạn, như: công suất 12 triệu m2/năm, KN XK đạt 80 triệu - 100 triệu USD/năm (giai đoạn 2015-2020) và tăng lên 15 triệu m2/năm, giá trị 150 triệu USD/năm giai đoạn 2020-2030.

- Sắp xếp cơ cấu lại tổ chức xí nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát có quy mô hợp lý, thật sự có năng lực, có điều kiện đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại. Hình

thành một số doanh nghiệp có quy mô lớn, một số trung tâm sản xuất đá ốp lát ở một số huyện có nhiều mỏ đá, như: Yên Định, Cẩm Thủy, Ngọc Lạc.

- Lựa chọn nhà đầu tư khai thác và chế biến đá có tiềm lực mạnh về vốn và công nghệ mới hiện đại trong ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá. Cần đẩy mạnh đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản; ưu tiên thu hút các dự án đầu tư khai thác khoáng sản có sử dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Không cấp phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân không đủ năng lực tài chính, không đủ các quy định bắt buộc của Luật Khoáng sản...

Chỉ cấp phép khai thác mỏ cho DN thực sự có năng lực có thiết kế khai thác với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, giành cho khai thác mỏ đá ốp lát, có đầy đủ phương pháp an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái (có lộ trình tiến tới cấm tuyệt đối nổ mìn khai thác).

- Không xé nhỏ các mỏ đá vôi thành từng khối nhỏ để cấp phép khai thác tận thu quy mô nhỏ. Kiên quyết xử lý triệt để các tình trạng khai thác trái phép trên địa bàn. Làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ở các khu vực đã cấp phép khai thác. Mỗi mỏ khai thác chỉ cấp phép cho một DN, không chia năm xẻ bảy mỏ đá cho nhiều DN.

- Tăng cường công tác chuẩn bị nhân lực: đào tạo các bộ kỹ thuật có chuyên môn về ngành mỏ - địa chất, đào tạo đội ngũ công nhân khai thác, sản xuất, chế biến có tay nghề cao. Thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao tham gia vào các hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên trên địa bàn. Đặc biệt trong điều kiện công tác điều tra địa chất ở Thanh Hóa còn rất sơ lược, tỉnh cần huy động và sử dụng cán bộ có trình độ cao ở trong nước về địa chất, nhất là cán bộ địa chất chuyên sâu để có thể diễn giải, cập nhật tình hình tài nguyên và có thể tư vấn kịp thời cho quá trình phát triển các hoạt động khoáng sản trên địa bàn.

- Chủ động xúc tiến đầu tư giới thiệu tiềm năng đá vôi trên địa bàn với các đối tác tiềm năng để thúc đẩy phát triển các hoạt động khai thác và chế biến. Tư vấn cho các đối tác quan tâm tham gia đầu tư khai thác và chế biến đá ở Thanh Hóa.

- Xây dựng danh mục các dự án mỏ khai thác đá vôi, cung cấp các thông tin chi tiết về từng dự án, từng mỏ đá vôi đã phát hiện, các khu vực đã cấp phép khai thác và quản lý cũng như các khu vực cấm hoạt động khoáng sản để các tổ chức cá

nhân có quan tâm chủ động đánh giá khả năng tham gia phát triển các hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trên địa bàn.

- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích ngành sản xuất đá ốp lát phát triển: bỏ thuế nhập khẩu đá khối về gia công chế biến phục vụ xây dựng trong nước và XK. Thực hiện nhanh chóng kịp thời việc hoàn thuế XK. Cho phép XK đá khối ở các mỏ đá có trữ lượng lớn, với thuế XK cao.

- Cần xem xét lại bảng thuế tài nguyên, không tính đồng loạt cho các loại đá mà cần phân ra những loại có thuế suất khác nhau tuỳ theo chất lượng loại đá.

- Cần rà soát, xây dựng đồng bộ tiêu chuẩn tiêu chí chất lượng đá ốp lát khối, sản phẩm sau chế biến, quy trình, quy phạm khai thác chế biến đá bảo vệ môi trường của ngành công nghiệp đá ốp lát hiện đại.

- Cần sớm hình thành Hiệp hội đá xây dựng Việt Nam để tập hợp lực lượng hỗ trợ cho nhau tổ chức khai thác chế biến với quy mô lớn, công nghệ hiện đai, nâng cao trình độ kỹ thuật để sản xuất đá chất lượng tốt…Thống nhất tổ chức kinh doanh XNK thành sức mạnh tổng hợp có đủ sức cạnh tranh tiến vào thị trường lớn của toàn cầu.

3.2.3.2.Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với mọi hoạt động khai thác, chế biến đá vôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính sách của Nhà nước ta đối với họat động khai thác khoáng sản là tăng cường công tác quản lý, hạn chế tiến tới cấm XK thô, bảo vệ môi trường, an toàn lao động. Để nguồn lợi từ việc khai thác đá vôi được sử dụng vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Thanh Hóa; và để đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội giữa ba chủ thể ‘‘Nhà nước - DN - Người dân’’ thì việc củng cố thể chế chính sách nói chung và minh bạch hóa các thông tin về nguồn thu - chi và các hoạt động khác của ngành công nghiệp khai thác đá granite là cần thiết. Cần tham gia thực thi ‘‘Sáng

kiến Minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng” (Extractive Industries

Transparency Initiative - EITI), mà hiện nay nhiều nước trên thế giới đang triển khai. Một trong những khâu quan trọng nhằm nâng cao tính minh bạch là cần phải có một cơ chế quản lý, giám sát hoạt động khai thác hợp lý, có hiệu quả…Để tránh tình trạng nguồn lợi tài nguyên đá vôi mà thiên nhiên "ban tặng" đôi khi rơi vào một số nhóm lợi ích thay vì cho cả một cộng đồng do cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ

quan Nhà nước còn chưa chặt chẽ.

- Chấn chỉnh công tác cấp phép hoạt động khoáng sản. Chỉ đạo công tác đấu giá, cấp quyền khai thác khoáng sản một cách chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm khách quan, minh bạch; có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản, tránh lợi dụng khe hở của pháp luật;

- Bố trí nguồn lực thực hiện các yêu cầu của nhiệm vụ được giao về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn;

- Xây dựng cơ chế phối hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các Sở Công Thương, Xây dựng, Tài chính và các ngành có liên quan trong quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác khoáng sản trái phép và XK lậu khoáng sản;

- Phối hợp, tạo tính liên kết vùng giữa các địa phương trong việc cung cấp nguyên liệu với xây dựng cơ sở chế biến sâu khoáng sản để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và hài hòa lợi ích của các địa phương theo quy hoạch;

- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích DN nâng cao năng lực về nghiên cứu và phát triển, quản lý công nghệ; sử dụng có hiệu quả các quỹ phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ;

- Khuyến khích và đẩy mạnh áp dụng các công nghệ sạch, thân thiện môi trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn trong khai thác và chế biến đá vôi;

- Khuyến khích các DN triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường và các hệ thống quản lý khác theo tiêu chuẩn cụ thể;

- Triển khai có kết quả Chương trình “Phục hồi môi trường ở các vùng khai

thác khoáng sản” thuộc Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và

tầm nhìn đến 2020;

gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; cho DN và người dân; - Xử lý dứt điểm các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài;

- Xây dựng Quỹ bảo vệ môi trường để chi cho các hoạt động kiểm tra, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, hoặc hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường;

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác quan trắc, báo cáo hiện trạng môi trường trước và sau khi triển khai các dự án khai thác vôi và kể cả các khu chế biến.

3.2.3.3.Phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khai thác, chế biến đá vôi và giảm thiểu tổn thất lên xã hội

Việc khai thác đá vôi tại các mỏ đá vốn chủ yếu nằm tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế, nếu như không muốn nói là yếu kém, đường xá đi lại vô cùng vất vả. Các DN khi họat động buộc phải mở đường hoặc nâng cấp đường liên tục để thuận tiện cho việc vận chuyển (nguyên liệu và thành phẩm) vì tính chất của ngành này là vận chuyển nặng, nhưng chính bản thân các DN – người sử dụng chủ yếu con đường đó cũng làm cho các con đường này xuống cấp. Vì vậy, ngoài vấn đề môi trường, vấn đề cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường bộ phải được chú trọng cải thiện. Điều kiện hạ tầng giao thông vận tải, cung cấp điện nước, phát triển các dịch vụ sản xuất và sinh hoạt là hạ tầng cơ sở phần cứng, chiếm một vai trò quan trọng trong việc phát triển mỏ đá vôi. Nhằm hỗ trợ để nâng cao hiệu quả kinh tế của việc khai thác và chế biến đá trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường phát triển hạ tầng cơ sở, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, để tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư vào phát triển mỏ đá vôi nói riêng và kinh tế xã hội nói chung ở địa phương.

Trong điều kiện khai thác mỏ nhỏ, phân tán, không có đủ điều kiện để xử lý môi trường một cách triệt để ở từng khu vực sản xuất, nhà nước cần hỗ trợ các địa phương có nhiều địa điểm khai thác nhỏ, tổ chức đắp đập, xử lý chất thải một cách tập trung.

Giải phóng mặt bằng nhanh chóng những diện tích đã được nhà nước cấp phép hoạt động khoáng sản, nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho các nhà đầu tư phát

triển các mỏ đá.

Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp cho hệ thống quản lý tài nguyên khoáng sản và môi trường đúng tầm của một địa phương có tiềm năng về đá và có nhiều cơ sở khai thác, chế biến đá XK.

Hoàn thiện các khu cụm công nghiệp đã quy hoạch như cụm công nghiệp Hà Phong (huyện Hà Trung), Yên Lâm (huyện Yên Định), Cao Thịnh (huyện Ngọc Lạc) … để tập hợp thu hút vốn đầu tư vào chế biến đá vôi đồng thời để sản xuất tập trung giảm thiểu tác động đối với dân cư.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền cấp cơ sở (cấp xã) với DN khai thác trong việc xây dựng, vận hành các cơ sở hạ tầng tại địa bàn, như: trường học, bệnh xá, trạm điện, đường đi…

3.2.3.4.Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư liên quan đến hoạt động khai thác - sản xuất đá vôi, tạo tiền đề hình thành ngành công nghiệp phụ trợ

Trong Chiến lược phát triển khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2427/QĐ- TTg ngày 22/12/2011 có nêu:

- Quan điểm: “Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan

trọng của quốc gia phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Chế biến khoáng sản phải sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao; chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước, chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị kinh tế cao đối với khoáng sản quy mô lớn. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tiếp thu khoa học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG sản đá vôi tại TỈNH THANH hóa (Trang 102 - 109)