Nhóm giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG sản đá vôi tại TỈNH THANH hóa (Trang 110 - 112)

- Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, từng bộ

3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị cho các doanh nghiệp

DN khai thác, sản xuất, đá ốp lát XK tại Thanh Hóa chủ yếu là DN vừa và nhỏ, hình thành từ các mối quan hệ gia đình, do đó, kỹ năng quản trị, quản lý và điều

hành còn hạn chế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những DN này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, hạn chế trong cạnh tranh, nên rất cần có những giải pháp để họ đóng góp tốt hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đó là:

- Chủ động, tích cực tham gia các họat động dào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kinh doanh và quản trị, quản lý. Đối tượng tham gia: trước hết và chủ yếu phải là ban lãnh đạo (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc), rồi đến Lãnh đạo các phòng, ban, bộ phận, nhân viên chủ chốt. Nội dung đào tạo: đào tạo kỹ năng chung và đào tạo từng kỹ năng chi tiết cho từng đối tượng cụ thể (như kỹ năng makerting, bán hàng cho bộ phận kinh doanh, XNK, quản trị nhân sự cho bộ phận nhân sự, hành chính, quản trị sản xuất cho bộ phận kế hoạch, kỹ thuật…);

- Tăng cường năng lực của chủ DN, giám đốc và cán bộ quản lý trong các DN về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược. Trong mọi điều kiện, doanh nhân cần thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết (kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, lãnh đạo DN, quản lý sự biến đổi, khả năng thuyết trình, đàm phán và giao tiếp v.v..) để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận kinh tế tri thức. Đặc biệt chú trọng đến chiến lược cạnh tranh và những kỹ năng mang tính chiến lược, như quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, tính nhạy cảm trong quản lý, phân tích kinh doanh, dự báo và định hướng chiến lược phát triển;

- Chủ động và tích cực thực hiện liên kết, hợp tác giữa các DN Việt Nam để nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường. Sự liên kết và hợp tác DN cần được thực hiện thông qua các biện pháp và hình thức phù hợp. Điều quan trọng nhất là giải quyết hài hòa lợi ích của các bên tham gia liên kết, chỉ như vậy mới thực sự phát huy hiệu quả của liên kết hợp tác, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn bộ DN trong nền kinh tế nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia và hiệu quả hội nhập quốc tế;

- Đẩy mạnh xây dựng văn hóa DN, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực, chuyên nghiệp luôn là động lực thúc đẩy sức sáng tạo và sức cạnh tranh của các DN;

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực DN đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi kinh doanh toàn cầu với việc đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chất lượng quốc tế. Tăng

cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của DN đáp ứng được yêu cầu phát triển DN theo hướng trang bị những tri thức, kỹ năng mới về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, năng lực xử lý và tác nghiệp các tình huống kinh doanh... phù hợp với các chuẩn mực giáo dục, đào tạo của khu vực và quốc tế;

- Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm thành công của một số DN, tập đoàn đá lớn trên thế giới; thậm chí mua các bản quyền khoa học – công nghệ, các phần mềm chức năng. Hợp tác, liên doanh, liên kết để phát huy thế mạnh lẫn nhau.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG sản đá vôi tại TỈNH THANH hóa (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w