Hỗ trợ các họat động nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG sản đá vôi tại TỈNH THANH hóa (Trang 109 - 110)

- Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, từng bộ

3.2.3.5.Hỗ trợ các họat động nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) đóng vai trò nền tảng cho sự thành công lâu dài của DN, quyết định khả năng cạnh tranh của DN, nhằm có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của DN. Sự phát triển bền vững của một DN phải gắn chặt với hoạt động R&D. R&D giống như việc bỏ tiền trước mà kết quả thu lại sau, nếu lãnh đạo DN không nhận thức đúng về R&D, không có quan điểm, định hướng đầu tư lâu dài, xuyên suốt cho hoạt động R&D thì DN khó có thể "sống sót" trong điều kiện cạnh tranh

gay gắt.

Tuy nhiên, thực tế trong các DN XK đá ốp lát hiện nay, sự đầu tư chưa thỏa đáng cũng như những khó khăn trong việc triển khai hoạt động R&D đã dẫn đến khả năng phát triển của DN vẫn bị bó hẹp trong khuôn khổ thuần túy, cứng nhắc, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực DN. Vì vậy, cơ quan nhà nước liên quan nên có các chính sách, hành động để khuyến khích, động viên, hỗ trợ DN giành thời gian, kinh phí cho công tác R&D. Một số biện pháp như:

- Có cơ chế khen thưởng hoặc khuyến khích đầu tư nhiều hơn nữa đối với DN sáng tạo ra sản phẩm mới trên cơ sở nguyên liệu đá vôi truyền thống, như: đá nhân tạo kết hợp bột đá, cát, xi măng; xử lý nước thải từ sản xuất, chế biến đá để lắng đọng thành sản phẩm mới (bột đá)…

- Tiếp tục duy trì và phát triển các sàn giao dịch công nghệ, Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart), tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thị trường khác.

- Định hướng sản phẩm công nghệ phù hợp với nhu cầu thực tiễn, chủ động phát triển các giải pháp công nghệ mới đáp ứng đòi hỏi của DN.

- “ Đặt hàng” các viện, trung tâm nghiên cứu khoa khọc công nghệ để chế tạo ra các sản phẩm đá ốp lát thích hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Thanh Hóa.

- Phối kết hợp với một số tổ chức phi chính phủ, tổ chức nước ngoài có chuyên môn về nghề đá trên thế giới để lập quy hoạch phát triển ngành, phát triển dòng sản phẩm đá ốp lát trọng tâm, chủ lực, hợp lý của tỉnh Thanh Hóa.

- Đối với các dự án mới, phải kiên quyết yêu cầu DN sử dụng công nghệ khai thác, sản xuất và chế biến đá ốp lát hiện đại; sản phẩm phải đạt chất lượng cao, trên cơ sở tiết kiệm và tận dụng tối đa nguyên liệu.

Việc hỗ trợ các họat động nghiên cứu và phát triển cũng là một nội dung quan trong để triển khai thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu khoá XI về phát triển khoa học và công nghệ (KH và CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG sản đá vôi tại TỈNH THANH hóa (Trang 109 - 110)