Quan tâm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG sản đá vôi tại TỈNH THANH hóa (Trang 98 - 100)

Việc làm và thu nhập luôn luôn có ý nghĩa sống còn đối với người lao động; DN thì không thể tồn tại nếu không có hoặc thiếu lao động. Giữa việc làm và thu nhập cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tỷ lệ thuận về mặt số lượng (làm nhiều hưởng thu nhập nhiều)

Đối với một ngành kinh tế sử dụng tương đối nhiều lao động (bình quân 75 lao động/1 DN), lại chủ yếu họat động nhờ sử dụng sức lao động – đơn giản, thô sơ, ít dùng máy móc thiết bị, phương tiện hiện đại như khai thác, sản xuất, chế biến đá ốp lát tại Thanh Hóa, thì vấn đề lao động càng có vai trò quan trọng hơn hết. Do đó, các DN phải thực sự coi trọng vấn đề lao động, khơi dậy và phát huy tối đa khả năng đóng góp của người lao động để tăng năng suất, hiệu quả lao động cũng như nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động.

Để tạo việc làm ổn định, giữ vững và nâng cao thu nhập cho người lao động, các DN nên:

- Ưu tiên ký kết các đơn hàng mang tính chất ổn định, lâu dài; thiết lập mối quan hệ với các DN nhập khẩu đối tác, chiến lược; mục đích là để đảm bảo người lao động có việc làm thường xuyên, quanh năm, yên tâm làm việc.

- Phải có các biện pháp tránh để công nhân mất hoàn toàn việc làm trong mọi thời điểm (lúc có nhiều đơn hàng cũng như lúc có ít đơn hàng), như đa dạng hóa sản phẩm, luân phiên làm việc, phối hợp giữa các DN đá với nhau trong đào tạo, sử dụng lao động...

- Quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, tạo không khí vui tươi, thoải mái, phấn khởi để làm việc đạt năng suất, hiệu quả cao, như:

+ Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các công nhân nhằm phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp từ đó có biện pháp kịp thời giải quyết;

+ Thường xuyên tổ chức tập huấn cho công nhân phương thức ứng biến xử lý khi gặp sự cố;

+ Đảm bảo an toàn trong lao động;

giáo dục cho công nhân có ý thức sử dụng các trang thiết bị phòng hộ và các biện pháp phòng hộ;

+ Tổ chức các họat động vui chơi định kỳ (nghỉ hè, nghỉ lễ, tết..) hoặc đột xuất (như khi người lao động có niềm vui chung);

+ Phát huy tinh thần sáng tạo, khuyến khích, động viên làm việc theo nhóm, tập thể phối hợp, đoàn kết.

+ Đề ra và nghiêm khắc thực hiện quy chế khen thưởng, xử lý vi phạm;

+ Từng bước thiết lập các tiêu chí mang tính chất văn hóa DN, văn minh công sở.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng (trong đó chú trọng đến từng bước nâng cao khả năng tiếng Anh ở trình độ tối thiểu cho người lao động vì họat động trong lĩnh vực XK) người lao động theo từng giai đoạn, từng nhiệm vụ cụ thể; đẩy mạnh giao lưu giữa người lao động trong các DN đá ốp lát XK với nhau cũng như giữa DN trong nước với nước ngoài, đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các “Hội thi tay nghề” cho các DN trong ngành đá.

3.2.2.2.Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động trong họat động khai thác, sản xuất, chế biến đá ốp lát tại Thanh Hóa đã được nâng lên đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu. Cụ thể là: Chất lượng lao động còn thấp; cơ cấu lao động qua đào tạo phân bố không đều giữa các vùng, miền trong tỉnh; cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động qua đào tạo bất hợp lý; thiếu công nhân lành nghề.. Bên cạnh đó, trách nhiệm nghề nghiệp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, thái độ tác phong, kỷ luật của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa...

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực đã được Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hóa xem đây là nhiệm vụ then chốt của cả hệ thống chính trị tỉnh. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII đã xác định: “Đến năm 2020, xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh tiên

chương trình trọng tâm, trong đó, Chương trình phát triển nguồn nhân lực được xem là khâu đột phá. Do đó, các DN cần phải bám sát để có kế hoạch hưởng ứng nhằm nâng cao trình độ cho người lao động. Cụ thể như:

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững giữa người lao động và DN. Ban lãnh đạo các DN nên tạo mối quan hệ hợp tác trên quan điểm hai bên cùng có lợi, quan tâm đến lợi ích thiết thực của người lao động như: việc làm, thu nhập, điều kiện lao động,… Đặc biệt, DN cần tạo điều kiện cho người lao động mua cổ phần. Bởi vì khi người lao động có cổ phần tức là có tài sản, người lao động sẽ xem tài sản của DN là tài sản của mình và trở thành người chủ ở nơi làm việc.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG sản đá vôi tại TỈNH THANH hóa (Trang 98 - 100)