KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG sản đá vôi tại TỈNH THANH hóa (Trang 112 - 115)

- Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, từng bộ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Hiệu quả do xuất khẩu mang lại được đánh giá dưới nhiều tác động, ảnh hưởng khác nhau đối với nền kinh tế, xã hội, với cộng đồng doanh nghiệp và với Nhà nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, xuất khẩu khoáng sản đá vôi đã diễn ra gần 30 năm qua, nhưng họat động khai thác, sản xuất chế biến đá vôi đã được hình thành hàng trăm năm nay. Xuất phát điểm từ truyền thống lịch sử, lợi thế tiềm năng tài nguyên khoáng sản của tỉnh nhà, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tại các quốc gia/vùng lãnh thổ, ngày nay đá Thanh Hóa đã vươn cao, vươn xa ra thị trường tiêu thụ khắp 05 châu lục. Công nghiệp khai thác, sản xuất, chế biến đá ốp lát XK đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, thể hiện ở các hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường:

- Về kinh tế: Hiệu quả về kinh tế được đánh giá trên các khía cạnh tác động tới doanh nghiệp và Nhà nước. Đối với cộng đồng doanh nghiệp đá Thanh Hóa, xuất khẩu là một thị trường truyền thống, tin tưởng; các công ty nhập khẩu xứng đáng là những bạn hàng uy tín, đối tác tốt, nhất là các công ty nhập khẩu đến từ Châu Âu. Chỉ có xuất khẩu mới mang lại cho các doanh nghiệp đá Thanh Hóa sự ổn định về giá cả, đảm bảo về thanh toán, đa dạng hóa sản phẩm...Đối với chính quyền tỉnh

Thanh Hóa, xuất khẩu đá trước hết đã thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, từ đó hình thành nên các mối quan hệ hợp tác chiến lược (UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký thỏa thuận hợp tác với các tỉnh: Mittelsachsen – Đức, Seongnam – Hàn Quốc và đang xúc tiến thiết lập quan hệ hợp tác với 1-2 tỉnh của Nhật Bản, Ấn Độ). Xuất khẩu khoáng sản đá vôi cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ bởi vì đó vừa họat động công nghiệp – khai thác khoáng sản, vừa là họat động dịch vụ - xuất khẩu. Hàng năm xuất khẩu đá cũng đóng góp bình quân 0,76% cho Ngân sách tỉnh.

- Về xã hội: Với một tỉnh có dân số đông như Thanh Hóa, xuất khẩu khoáng sản đá vôi đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, giảm bớt sức ép về an ninh trật tự và các vấn đề phức tạp khác về xã hội do thất nghiệp. Ngoài ra, nhờ có xuất khẩu, nghề chế tác đá truyền thống của tỉnh càng có điều kiện thuận lợi để giữ gìn, phát huy.

- Về môi trường: Nguyên liệu để sản xuất, chế biến là đá vôi; đó là yếu tố chủ yếu của giá thành sản phẩm. Do đó, chỉ có cách sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên khoáng sản đá vôi thì mới đảm bảo cho họat động xuất khẩu đá vôi có tính cạnh tranh cao, giữ được khách hàng và thị trường. TNTN được khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường. Mặt khác, chính các nhà nhập khẩu, nhất là các đối tác Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản thường có những yêu cầu chặt chẽ về môi trường đối với các sản phẩm hàng hóa mà họ nhập khẩu.

Sự tác động lẫn nhau giữa các hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường do họat động xuất khẩu đá đem lại là cơ sở để phát triển bền vững – “sự phát triển có thể đáp

ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [30 ].

Ngoài những thành tựu đạt được, để tiếp tục ổn định, phát triển, họat động XK đá tại Thanh Hóa cần phải giải quyết một số khó khăn, thách thức đang đặt ra, như:

- Về mặt chủ quan: Nội tại họat động này đang đối diện như: sự phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường (Bỉ); công nghệ khai thác, sản xuất, chế biến cũ kỹ, lạc hậu, chậm đổi mới; thiếu các kỹ năng quản trị để nâng cao hiệu quả kinh doanh; vấn đề về lao động và tai nạn lao động…

nguyên thiên nhiên, nên đá Thanh Hóa xuất khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn từ chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh: từ thủ tục khai thác, sản xuất, chế biến, xuất khẩu đến giá cả sản phẩm. Bản thân nguồn nguyên liệu khoáng sản đá vôi cũng đang ngày cạn kiệt do không thể tái tạo và thực trạng khai thác của các DN.

2. Kiến nghị

Mặc dù đang đối diện với một số khó khăn, thử thách, nhưng họat động xuất khẩu đá tại tỉnh Thanh Hóa còn nhiều tiềm năng để phát triển. Trên cơ sở lý luận cơ bản về XK, giá trị cùng các tiêu chí đánh giá hiệu quả XK và những vấn đề chung về XK khoáng sản đá vôi, Luận văn đã nêu lên thực trạng, đặc điểm địa bàn nghiên cứu, để rút ra được những lợi thế, hạn chế nhất định. Từ đó, đưa ra các kiến nghị cụ thể trong các nhóm giái pháp về kinh tế, xã hội, cơ chế chính sách để nâng cao giá trị XK khoáng sản đá vôi tại Thanh Hóa. Cụ thể:

- Đối với UBND tỉnh Thanh Hóa và các Sở, ban, ngành có liên quan: XK đá được xác định là một họat động kinh tế vừa mang tính chất công nghiệp, vừa mang tính chất dịch vụ và là họat động truyền thống, phổ biến tại Thanh Hóa. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan cần xây dựng ban hành các chính sách khuyến khích đầy tư, sản xuất, kinh doanh mang tính chất đặc thù. Phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ họat động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu các tổn thất do việc khai thác, sản xuất, chế biến lên xã hội; từng bước hình thành các họat động mang tính chất phụ trợ (như cơ khí, logistics). Mặt khác, cũng cần thiết phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với mọi họat động khai thác, sản xuất, chế biến đá vôi để xuất khẩu, đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp tham gia.

- Đối với các doanh nghiệp:

+Mục tiêu của XK là tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường nước ngoài; qua đó, gia tăng các giá trị của sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cho DN, thúc đẩy các họat động kinh tế - xã hội, môi trường của đất nước phát triển. Do đó, cần phải đẩy mạnh mở rộng thị trường quốc tế, giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Và để có sản phẩm, thị trường, trước hết cần tăng cường đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào; sử dụng hợp lý, tiết kiệm và tận dụng tối đa tài nguyên.

nhất là đối với họat động sử dụng nhiều lao động như khai thác, sản xuất, chế biến để XK đá vôi tại Thanh Hóa. Do đó, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, cần phải quan tâm giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

+Bất kỳ doanh nghiệp nào, để tồn tại và phát triển, đều phải có những kỹ năng quản trị nhất định. DN xuất khẩu khoáng sản đá vôi tại Thanh Hóa mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, nhưng vẫn còn thiếu nhiều kỹ năng quản trị cơ bản, như quản trị nhân lực, quản trị sản xuất, quản trị makerting. Ngoài ra, tính đoàn kết, cộng đồng chưa cao, nên dẫn đến một số hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, mua phá giá, nói xấu đối thủ..

Tóm lại, để nâng cao giá trị của XK khoáng sản đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa, các kiến nghị trên nên được xem xét để áp dụng nhằm đưa họat động này phát triển ổn định, bền vững, đảm bảo hài hoà 3 lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường. /.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU KHOÁNG sản đá vôi tại TỈNH THANH hóa (Trang 112 - 115)