Tác động đến nền kinh tế

Một phần của tài liệu Sự thay đổi về địa giới hành chính và dân cư ở huyện đô lương (nghệ an) từ năm 1963 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch (Trang 69 - 76)

Việc thay đổi địa giới hành chính và dân cư ở huyện Đô Lương qua các thời kỳ lịch sử, đều nhằm mục đích đáp ứng chủ trương của Đảng để đáp ứng yêu cầu của đất nước. Việc thay đổi đó đã có những tác động tích cực về mọi mặt, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.

Trước hết sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư của huyện đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện về nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp.

Về nông nghiệp: trước đây Đô Lương là một huyện thuần nông với ngành nông nghiệp làm chủ đạo năng suất chất lượng còn thấp tuy nhiên sau những lần thay đổi địa giới hành chính và dân cư đã tạo điều kiện cho lãnh đạo huyện thuận lợi hơn trong việc quản lý và đưa ra những chính sách phù hợp để phát triển ngành nông nghiệp. Vì thế, trong thời gian qua huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đó là sự mở rộng diện tích canh tác qua từng năm và qua từng giai đoạn. Nhân dân huyện ra sức khai hoang phục hóa nông nghiệp, hoàn thành việc chuyển dân phân bố lại lao động nông nghiệp. Điển hình trong năm 1976, huyện huy động được 1,8 vạn người di chuyển lên các vùng canh tác vùng đồi trọc, giải phóng 180 ha đất đưa vào sản xuất. Huyện gắn liền việc mở rộng diện tích canh tác, cơ cấu lại vùng sản xuất mới với việc điều chỉnh dân cư đã nâng cao tỉ lệ bình quân ruộng đất cho một số xã, kết quả toàn huyện mơ rộng được 370 ha bước đầu xây dựng các vùng chuyên canh, các vùng cơ cấu cây trồng thích hợp. Diện tích gieo trồng đạt 21,580 ha bằng 104% năm 1975 [5; 75].

Tổng sản lượng lương thực tăng lên qua từng năm qua các giai đoạn: tổng sản lượng quy ra thóc: năm 1995 là 69,543 tấn/năm, đến năm 1999: 78,048 tấn /năm [33; 17].

Năng suất được nâng cao: năm 1976 nhiều hợp tác xã đội sản xuất tăng khá về sản lượng lương thực, nhiều cánh đồng đạt năng suất bình quân 3.5 đến 5 tân/ha [5; 76].

Bên cạnh sản lượng lương thực, huyện còn chú trọng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Trong thời gian qua, cây công nghiệp đều tăng rõ rệt về cả diện tích, năng suất và sản lượng: diện tích trồng lạc từ 385 năm (1981) lên 869 ha, năm 1985 đến 1999 là 1,789,43 ha. Sản lượng tăng lên: từ 1000 tấn năm 1985 lên 1,978 tấn năm 1999. Năng suất: 11,7tạ (1991) 17,3 tạ/ha (1995) đến năm 2009 năng suất đạt 19,27 tạ/ha; diện tích Ngô: năm 2005 là: 681,07 ha đến năm 2008 là: 769,97 ha. Năng suất đạt 2005 là: 40,2 tạ/ha đến năm 2008 đạt 45 ta/ha, tổng sản lượng Ngô năm 2005 đạt 2738 tấn/năm đến năm 2008 đạt 3467; diện tích,… [33; 22].

Bên cạnh các sản phẩm từ trồng trọt, thì các sản phẩm từ chăn nuôi cũng đóng góp sản lượng quan trọng. Đàn gia súc gia cầm tăng lên cả về số lượng và chất lượng: giai đoạn 1986 - 1990: đàn trâu bò từ 23,000 con (1986) lên 25,000 năm(1988), về đàn Lợn bình quân trọng lượng xuất chuồng tăng lên nhanh từ 60 kg năm 1986 lên 75 kg năm 1988..[5; 121].

Về thủ công nghiệp và công nghiệp từng bước xây dựng và phát triển sản lượng và năng suất tăng góp phần phát triển kinh tế của huyện. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thúc đẩy hàng hóa phát triển đa dạng, phong phú nhiều tổ hợp sản xuất ra đời và tốc độ phát triển tăng nhanh hằng năm tăng.

Không dừng lại ở đó, các ngành mới xuất hiện đưa lại hiệu quả kinh tế cao như: lụa tơ tằm, sửa chửa điện tử, cơ khí, vận chuyển,…Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có 2,988 hộ, thu hút 3,960 lao

động tham gia. Đặc biệt trong những năm gần đây những sản phẩm truyền thống của vùng đã tạo được chỗ đứng, xây dựng được thương hiệu mang lại hiệu quả kinh tế cao: bánh Đa, kẹo Lạc (thị trấn); Bún (tân sơn); đan Lát (đặng sơn),…đưa giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng từ 70 tỷ đồng năm 1996 lên 132,162 tỷ đồng năm 2000.

Ngành tài chính ngân hàng có nhiều huyển biến tích cực, thu ngân sách địa bàn huyện năm 2000 là 44 tỷ đồng, chiếm 18% giá trị sản xuất [5; 168].

Dịch vụ thương mại, có những bước tiến đáng kể, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, giá trị sản xuất dịch vụ thương mại tăng 14,1%. Cho đến năm 2010 nhờ có chủ trương xây dựng các thị tứ, chợ vùng, chợ nông thôn, nên dịch vụ thương mại phát triển rộng khắp từ vùng trung tam huyện đến cá làng xã. Đến nay, toàn huyện đã có trên 3,770 hộ kinh doanh dịch vụ, hai cơ sở thương mại lớn đó là trung tâm thương mại và công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp, được đầu tư mở rộng cung ứng hàng hóa cho thị trường trong và ngoài huyện. Giá trị ngành dịch vụ thương mại năm 2010 đạt 963,3 tỷ. Các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng, dịch vụ tư vấn pháp lý, bảo hiểm, xây dựng cơ bản khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đáp ứng được yêu cầu sản xuất giao lưu hàng hóa và đời sống sinh hoạt của người dân [19; 2].

Sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư làm kết cấu hạ tầng của huyện ngày càng được đầu tư xây dựng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Ngay từ những năm đầu đổi mới, lãnh đạo huyện chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, với phương châm tự lực tự cường tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành các cấp tỉnh và TW. Trong hai năm 1986 - 1987, huyện xây dựng những công trình lớn như: cải tạo sông Khuôn phục vụ tưới tiêu cho 10 xã vùng hạ huyện, làm mới thêm 16 trạm bơm điện và 6 đập hồ thủy nông, mở rộng Đà Sơn - Thị Trấn, tu sửa một số công trình phục lợi như: bệnh viện, trạm xã, trường học, chuyển trù sở huyện ủy, ủy ban nhân dân từ

Lạc Sơn lên chùa Vườn (thị trấn), tạo điều kiện cho án bộ tiếp cận vùng trung tâm, mở ra bước phát triển mới về tư duy lãnh đạo. Nhất là lãnh đạo phát triển kinh tế ở một huyện thuần nông đi lên CNXH, cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng tăng cường, tăng thêm năng lực sản xuất phục vị phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Riêng công trình cải tạo sông Khuôn ngay từ 1982 - 1983, ủy ban nhân dân huyện đã làm luận chứng bảo vệ ở tỉnh và Bộ thủy lợi [5; 151].

Trong giai đoạn 2001 - 2005, cùng với xu hướng phát triển của cả nước, xu thế hội nhập và phát triển, cở sở hạ tầng kinh tế xã hội trong nông nghiệp nông thôn được tăng cương với phương châm “dân làm nhà nước hỗ trợ”. Trong 5 năm toàn huyện đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất. Một số công trình trọng điểm thiết yếu phục vụ sản xuất đời sống ở những vùng khó khăn được nâng cấp và cải tạo đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả như: khe Ngầm (Lam Sơn), đập Chò Mại (Nam Sơn), đập Khe Chẹt (Thái Sơn),…. và 464 km kênh cấp III cấp IV. Hàng loạt dự án do TW và tỉnh hỗ trợ được triên khai, tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các vùng trên địa bàn huyện, cũng như giữa huyện Đô Lương và các huyện khác trong tỉnh: dự án mảng đường xanh Thịnh - Bài - Giang, Tràng Bài, Đông Bài, Quang Nhân, dự án nâng cấp tuyến đường Tràng - Minh với số vốn trên 70 tỷ đồng [5;189]. Với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn đã tạo điều kiện cho nền nông nghiệp huyện có những chuyển biến tích cực tăng cao năng suất và sản lượng.

Để góp phần đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng của huyện nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, huyện đã huy động được nguồn vốn ODA, ngân sách TW và ngân sách tỉnh. Vì vậy, trong những năm qua huyện đã huy động được 347 tỷ đồng, nâng cấp sữa chữa 31 hồ đập, 23,5km kênh mương, 76,2 km đường bộ, xây dựng mới 421 phòng học, nhà văn hóa tung tâm, 16 xã được đầu tư xây dựng mới công sở cao tầng; quy hoạch khu xử lý rác thải Hồng Sơn, khu tái định cư nhà máy Xi Măng Đô lương, bàn giao xong lưới

điện trung áp cho ngành Điện quản lý, công tác chỉnh trang đô thị được triển khai tích cực, hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước, nâng cấp trung tâm thương mại, ghép gạch blốc vỉa hè. Thu hút đầu tư xây dựng mới khu đô thị Nam Thị trấn, triển khai dự án Khu đô thị Cầu Dâu,… đã và đang từng bước xây dựng thị trấn Đô Lương hội tụ đủ các tiêu chí để trở thành Thị xã [19; 2].

Có thể khẳng định, trong những năm qua kết cấu cơ sở hạ tầng ở địa bàn huyện phát triển nhanh làm cho bộ mặt của huyện khang trang hơn, hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện trong sự phát triển chung của tỉnh Nghệ An.

Sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn diện, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, cùng với đó là sự chuyển biến tích cực - sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp. Trước hết là sự thay đổi cơ cấu trong từng ngành. Về nông nghiệp: xác định ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của huyện, vì thế ngay từ đầu huyện đã chú trọng đầu tư phát triển. Tuy nhiên trong thời gian đầu quan hệ sản xuất trong nông nghiệp vẫn chưa được mở rộng, mới chỉ xây dựng mô hình nông nghiệp độc canh khép kín với nền kinh tế tự cung, tự cấp. Với những chính sách đó, trong một thời gian dài năng suất, chất lượng của ngành nông nghiệp thấp chưa đáp ứng được nhu cầu lương thực thực phẩm của người dân và sự phát triển của huyện nhà. Từ chỗ đất đai manh mún nhỏ lẻ, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo quy hoạch lại ruộng đất, quan hệ sản trong nông nghiệp, nông thôn được củng cố một bước quan trọng. Trong giai đoạn 1996 - 2000, toàn huyện đã thành lập được 22 hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp, 8 hợp tác xã tín dụng hoạt động theo luật hợp tác xã [5; 169]. Đảm bảo phát huy vai trò kinh tế hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn 2000 - 2006: nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu theo hướng đáp ứng nhu cầu về lương thực, đảm bảo đầy đủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản, tăng nhanh tỷ trọng chăn

nuôi. Đối với cây công nghiệp, đã hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung. Nông nghiệp phát triển có tính toàn diện góp phần vào mức tăng trưởng chung và giữ vũng ổn định kinh tế xã hội. Giá trị sản xuất nông lâm ngư tăng bình quân hằng năm 9,64%. Thực hiện Chỉ thị 02 - CT/TU của ban thường vụ tỉnh ủy về vận động chuyển đổi ruộng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông ghiệp nông thôn. Huyện đã chỉ đạo 32 xã thị trấn vận động nông dân “khoanh vùng đổi ruộng” chủ động giống và diện tích gieo trồng và mạnh dạn đưa giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất trên 95% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực tăng bình quân hàng năm 5 nghìn tấn, đến năm 2004 đạt 96,161 tấn. Nhiều vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với công nghiệp chế biến bước đầu được hình thành. So với năm 2000, diện tích một số cây công nghiệp như: Lạc, Ngô, Khoai, Săn, Mía, Dâu tằm tăng khá. Một số khâu trong sản xuất nông nghiệp như: làm đất, thu hoạch bảo quản từng bước được cơ giới hóa, góp phần giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp và làm một phần trong sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

Chăn nuôi theo phương thức tận dụng đã chuyển dần sang hình thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp với quy mô đa dạng. Theo chủ trương của ban thường vụ, việc sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn xây dựng mô hình nuôi lợn theo hướng công nghiệp tập trung đã đi vào đời sống các hộ gia đình nông dân, đàn trâu giảm đàn bò tăng nhanh, tổng đàn trâu bò tăng từ 33,300 con (2000) lên 45 nghìn (2005), đàn lợ tăng từ 55,500 con (2000) lên 83,663 con (2005) chủ yếu là lợn hướng nạc [5; 187].

Chính sự chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, đã làm cho cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển hướng tích cực: vẫn xem nông nghiệp là ngành chủ đạo, tuy nhiên tiếp tục chú trọng phát triển công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại, đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập của toàn huyện. Trong 5

năm từ 1996 - 2000: giá trị sản xuất công nghiệp tăng 70 tỷ đồng năm 1996 lên 132,102 tỷ đồng năm 2000. Dịch vụ tăng từ 128,7 tỷ đồng năm 1996 lên 219,998 tỷ đồng năm 2000. Tổng giá trị sản xuất tăng 392,8 tỷ đồng năm 1996 lên 610,5 tỷ đồng năm 2000, tăng 1,55 lần so với 1996. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9,2% trong đó nông lâm ngư tăng 7,2%, công nghiệp xây dựng 13,05%, dịch vụ thương mại tăng 5,7% [5; 168].

Như vậy ta có thế thấy, cơ cấu nền kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng nông lâm ngư chiếm 41,8%, công nghiệp xây dựng chiếm 17%, dịch vụ thương mại chiếm 42,2% đưa bình quan thu nhập đầu người tăng từ 3,184,000 đồng năm 2000 lên 5,730,000 đồng năm 2005, tổng giá trị sản xuất tăng 1132 tỷ đồng năm 2005. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện nhà hàng năm đạt 14,9% [3; 190].

Bảng cơ cấu kinh tế huyện Đô Lương qua các giai đoạn

Cơ cấu kinh tế 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 Công nghiệp - xây dựng 12,5% 17,0% 23,1%

Nông - lâm – Ngư 47,3% 41,8% 33,4%

Thương mại - dịch vụ 40,2% 41,2% 43,5% [5; 189, 19; 1] Nhìn chung, trong những năm qua nền kinh tế Đô Lương có những chuyển biến rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm duy trì ở mức cao.

Bảng tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện qua các năm

Giai đoạn 1995 - 2000 2005 - 2010 Tốc độ tăng trương kinh tế (%) 9,2 12,58

[5; 168, 19; 1] Tổng giá trị sản phẩm (GDP) và thu nhập bình quân theo đầu người tăng đều qua các năm.

Năm 1995 2000 2005

Tổng giá trị sản phẩm (GDP) (tỷ đồng) 350 610 1,132 Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng) 1,800,000 3,184,000 5,730,000

Có thể thấy rằng, những chuyển biến tích cực của nền kinh tế huyện là hệ quả của những biện pháp tích cực, như huy động và sử dụng nguồn vốn hợp lí, tận dụng tiềm năng: đất đai rộng lớn, dân cư dồi dào. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư, quy hoạch đất đai phù hợp. Chính sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi để lãnh đạo huyện thực hiện những biện pháp tích cực làm khởi sắc nền kinh tế Đô Lương với những thành tựu quan trọng.

Một phần của tài liệu Sự thay đổi về địa giới hành chính và dân cư ở huyện đô lương (nghệ an) từ năm 1963 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch (Trang 69 - 76)