SỰ THAY ĐỔI DÂN CƯ Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỪ KHI THÀNH LẬP HUYỆN ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Sự thay đổi về địa giới hành chính và dân cư ở huyện đô lương (nghệ an) từ năm 1963 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch (Trang 38 - 69)

TỪ KHI THÀNH LẬP HUYỆN ĐẾN NĂM 2011 2.1. Bối cảnh lịch sử

Từ khi thành lập đến năm 2011, huyện Đô Lương đã trải qua những thăng trầm cùng lịch sử Vệt Nam. Với những cột mốc lịch sử quan trọng của lịch sử dân tộc đều tác động đến tình hình chính trị, xã hội của huyện. Từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến khi đất nước bước vào thời bình, huyện Đô Lương vẫn luôn đồng hành với những biến cố lịch sử của dân tộc Việt.

Từ năm 1963 - 1975: Cùng với không khí xây dựng XHCN của nhân dân miền Bắc, theo tinh thần của đại hội Đảng toàn quốc lần III (5 đến 10/9/1960) đã đề ra đường lối cho cách mạng cả nước là “xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”. Sau khi được tách ra từ huyện Anh Sơn cũ theo quyết định số 52/QĐ - CP phê chuẩn việc chia tách huyện Anh Sơn cũ thành 2 huyện mới là huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn hiện nay. Đảng bộ huyện Đô Lương nhanh chóng đưa ra các biện pháp, chủ trương chính sách nhằm nhanh chóng ổn định tình hình mọi mặt, sớm kiện toàn các tổ chức từ huyện đến cơ sở, chăm lo phát triển kinh tế, ổn định đời sống xây dựng quê hương Đô Lương giàu mạnh. Từ năm 1963 - 1965, Đảng bộ và nhân dân huyện Đô Lương tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và ra sức chi viện cho miền Nam ruột thịt. Trong khi kế hoạch nhà nước 5 năm lần nhất đang được thực hiện thuận lợi, thì tháng 4/1964 hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ vạch ra kế hoạch ném bom miền Bắc thông qua 94 mục tiêu đánh phá trong đó có Nghệ An. Ngày 5/8/1964, vin vào cớ tàu chiến Mỹ bị hải quân Việt Nam tấn công ở vịnh Bắc bộ, Mỹ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc bộ” để dùng lực lượng không quân, hải quân với những loại vũ khí hiện đại đánh phá miền Bắc hòng phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và ngăn

chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Đô Lương cũng như mọi địa phương khác trên toàn miền Bắc phải chuyển sang một giai đoạn mới, vừa sản xuất vừa chiến đấu, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Huyện Đô Lương là địa bàn chiến lược rất quan trọng. Nằm trên các trục đường quốc lộ 7, quốc lộ 46 và đường chiến lược 15, lại có nhiều kho tàng của nhà nước, doanh trại bộ đội, khu sơ tán của tỉnh, xưởng quân khí, các công trình kinh tế, giao thông quan trọng như đập nước Bara, bến phà, Vòm Cóc… do đó, dự báo Đô Lương sẽ là nơi tập trung đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Nhận thấy được tầm quan trọng của địa bàn chiến lược, ngày 25/6/1964 Ban Thường Vụ Huyện ủy đưa ra chỉ thị “ xây dựng cụm chiến đấu kết hợp với sản xuất”. Công tác chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu được tiến hành khẩn trương tích cực. Quyết tâm đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngay từ trận đầu Đô Lương đã phát triển lực lượng vũ trang, nhất là các đơn vị pháo binh, dân quân, xây dựng làng chiến đấu, bộ đội cùng nhân dân củng cố hầm hào trú ẩn.

Kể từ sau sự kiện Vịnh Bắc bộ, chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ càng ngày càng mở rộng và quyết liệt. Ngày 14/3/1965 Mỹ đã dùng máy bay ném 2 quả bom xuống vùng Thái Sơn, mở màn cho cuộc chiến tranh leo thang phá hoại của chúng ở huyện Đô Lương. Sau đó ngày 19/3 đến 26/6/1965, đế quốc Mỹ cho ném bom nhiều nơi trên địa bàn huyện như chợ Sỏi (Lưu Sơn), đồi Sy (Thuận Sơn),…Bước vào đầu năm 1967, đế quốc Mỹ tiếp tục mở rộng diện tích đánh phá trên địa bàn Đô Lương. Ngày 15/3/1967 một tốp máy bay Mỹ ném 24 quả bom xuống trận địa ra-đa ở Đồng Nền (Thịnh Sơn) nhằm tiêu diệt “đôi mắt thần” của cụm phòng không bảo vệ Đô Lương. Ngày 8/5/1967, 3 máy bay A4 Mỹ tiếp tục ném xuống kho đạn phòng không ở vườn ươm Yên Thế (Thịnh Sơn) [5; 28]. Đế quốc Mỹ liên tiếp ném bom vào các vùng trọng điểm nhằm phá hoại các công trình kinh tế, giao thông và đánh vào các đơn vị bộ đội chủ lực đóng trên địa bàn. Chiến tranh

phá hoại trên địa bàn huyện Đô Lương trở nên ác liệt hơn khi Mỹ tiếp tục ném bom vào các địa bàn quan trọng: Truông Bồn (Mỹ Sơn), đập Bara (Tràng Sơn), Bến Phà (Lưu Sơn),…bầu trời mặt đất huyện ngày nào cũng phải chứng kiến hàng chục trận oanh kích của F14, F105, mặc cho đế quốc Mỹ đánh phá nhưng người dân Đô Lương vẫn hiên ngang chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong những chiến tích của nhân dân Đô Lương tiêu biểu là sự hy sinh anh dũng của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong thuộc đại đội 317- N65 tổng đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước Nghệ An để bảo vệ vị trí xung yếu nằm trên trục đường giao thông số 15A đi qua xã Mỹ Sơn - con đương giao thông huyết mạch Bắc - Nam. Có thể nói cuộc chiến tranh leo thang phá hoại của đế quốc Mỹ đã biến quê hương Đô Lương thành một trong những nơi thử lửa ác liệt nhất trong miền Bắc, gây ra hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, với tinh thần không hề nao núng, dân nhân huyện vẫn lập được những thành tích to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH và chống chiến tranh phá hoại cảu đế quốc Mỹ.

Thất bại liên tiếp và nặng nề trong chiến tranh leo thang phá hoại lần thứ nhất, ngày 1/11/1968 đế quốc Mỹ tuyên bố ngừng ném bom ở toàn miền Bắc. Nhân dân ta lại bước vào thời kỳ mới khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội làm tròn nhiệm vụ hậu phương. Theo tinh thần chỉ đạo của đại hội Đảng bộ huyện Đô Lương lần IV, nhân dân huyện thực hiện tốt lao động sản xuất hoàn thành chỉ tiêu đưa ra tại đại hội. Tuy nhiên bước ra cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất không lâu, thì với âm mưu muốn giành ưu thế từng bước trên bàn hội nghị Pari, từ tháng 5/1970 đế quốc Mỹ cho máy bay ném bom một số nơi thuộc quân khu IV. Từ tháng 2/1971, hoạt động phá hoại của Mỹ được đẩy mạnh. Trên địa bàn huyện Đô Lương, từ tháng 5/11/1972, đế quốc Mỹ đã cho ném bom liên tiếp vào các trọng điểm như: Tràng Sơn, Đà Sơn, Bồi Sơn…Trong cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc lần thứ hai, đế quốc Mỹ đã đưa các phương tiện tối

tân, hiện đại hòng dùng sức mạnh vũ khí đè bẹp ta, trái lại chúng đã bị ta đánh trả tơi bời. Các loại bom đạn trút xuống như mưa vẫn không làm giao thông trì trệ, trên đồng ruộng lúa vẫn thêm xanh, mọi nẻo đường học sinh vẫn đội mũ rơm đi học. Cuộc tập kích trên không 12 ngày đêm của đế quốc Mỹ (18 đến 29/12/1972) đánh vào thủ đô Hà Nội, Hải Phòng bị ta đánh tan tác. Vì vậy ngày 30/12/1972, Mỹ tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc và buộc phải ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27/1/1973. Chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ kết thúc, miền Bắc trở lại hòa bình, miền Nam tiếp tục nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào” hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cùng với miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân huyện Đô Lương chuyển sang giai đoạn khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam. Cuộc chiến tranh leo thang phá hoại của đế quốc Mỹ đã để lại hậu quả nặng nề trên đất Đô Lương. Cuộc chiến tranh kéo dài gần 6 năm đã phá hủy hầu hết công trình kiến thiết, các cơ sở kinh tế văn hóa, nề nếp sinh hoạt, nề nếp quản lý kinh tế bị đảo lộn, đời sống nhân dân chậm cải thiện. Hoàn cảnh ấy, đã đạt ra cho Đô Lương nhiệm vụ “tranh thủ mọi điều kiện để hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực hậu phương”. Với phương hướng đề ra tại đại hội đại biểu lần VII của huyện (ngày 5 đến 8/5/1973) huyện đạt được những mục tiêu đề ra.

Giai đoạn 1975 - 1985: Đảng bộ và nhân dân huyện lại bước vào giai đoạn mới. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 kết thúc giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn, non sông thu về một mối. Đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lâp, tự do và CNXH. Trong niềm hân hoan, phấn khởi chung trước thắng lợi của dân tộc, Đảng bộ và nhân dân Đô Lương nâng cao quyết tâm phấn đấu, tiếp tục thực hiện thắng lợi

những mục tiêu mà đại hội lần thứ VIII của Đảng bộ huyện đề ra. Trong giai đoạn 1975 - 1980, huyện tiếp tục thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương và góp phần bảo vệ tổ quốc. Trong 2 năm 1978 - 1979, đất nước ta nguy cơ phải đối diện với cuộc chiến tranh xâm lược mới từ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Đặc biệt ở biên giới phía Bắc, liên tiếp nổ ra các cuộc xung đột. Nghiêm trọng hơn sáng 17/2/1979, Trung Quốc đưa hàng chục vạn quân mở cuộc tấn công dọc biên giới phía Bắc. Trong tình hình ấy, Đảng bộ và nhân dân huyện Đô Lương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng vừa sản xuất vừa đóng góp sức người sức của cho chiến trường. Với kẻ thù mới, thử thách mới, với truyền thống yêu nước, yêu CNXH, Đô Lương phát động phong trào toàn đảng toàn dân nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sãn sàng chiến đấu đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Huyện đã làm tốt việc xây dựng lực lượng chiến đấu tại chỗ đồng thời sẵn sàng chi viện cho chiến trường. Đến những năm 1981 - 1985, tình hình lại có những chuyển biến theo chiều hướng khác. Cả nước ta đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội do sau nhiều năm chiến tranh và những sai lầm khuyết điểm trong việc duy trì mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp quá lâu. Những sai lầm khuyết điểm đó làm cho khủng hoảng càng thêm trầm trọng hơn. Nhiều vấn đề xã hội được đặt ra: lưu thông và phân phối hàng hóa rối ren, đời sống của nhân dân và cán bộ công nhân, lực lượng vũ trang trở nên khó khăn, nhu cầu thiết yếu lương thực thực phẩm chưa đáp ứng đủ,…bên cạnh đó, tình hình quốc tế trong thời gian này có nhiều căng thẳng. Các lực lượng phản động quốc tế cấu kết với nhau thi hành chính sách bao vây cô lập Việt Nam. Đế quốc Mỹ siết chặt cấm vận Việt Nam. Chính những khó khăn chung của đất nước đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Đô Lương. Đặc biệt cơ chế quản lý quan liêu bao cấp làm cho tình hình sản xuất nông nghiệp huyện có chiều hướng đi xuống, công tác quản lý hợp tác xã đang gặp nhiều

bế tắc, nông dân không còn tha thiết với đồng ruộng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất đặc biệt là sản xuất lương thực. Trong tình hình đó, ngày 13/01/1981, ban thường vụ TW Đảng ban hành chỉ thị 10/CT - TW, chính thức quyết định chủ trương thực hiện cơ chế “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp”. Cơ chế khoán sản phẩm nhanh chóng đi vào cuộc sống, đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của người dân. Đời sống chính trị xã hội của Đô Lương lại từng bước đi vào ổn định.

Giai đoạn 1986 - 2011, giai đoạn đảng bộ và nhân dân huyện Đô Lương bước vào công cuộc đổi mới

Trong 10 năm (1975 - 1985), cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp, bọn phản động quốc tế và các thế lực thù địch luôn luôn tìm mọi cách chống phá. Công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN trải qua muôn vàn khó khăn thử thách. Mặc dù bước đầu đạt được một số thành tựu, nhưng cũng phải nhìn vào sự thật những khuyết điểm sai lầm đã làm đất nước rơi vào khủng hoảng. Để khắc phục những yếu kếm và làm chuyển biến tình hình. Bộ Chính Trị TW khẩn trương đề ra nhiều chủ trương chính sách giải pháp đưa đất nước ta nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, sớm hòa nhập vào sự phát triển chung của cộng đồng thế giới. Để thực hiện những yêu cầu đó, tháng 12/1986, đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã được diễn ra tại Hà Nội. Đại hội đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Trên cơ sở đường lối đổi mới của đại hội VI, căn cứ vào hoàn cảnh quốc tế và tình hình cụ thể của đất nước, bộ chính trị ban chấp hành TW Đảng tiếp tục đưa ra những chủ trương và biện pháp để thực hiện nhiệm vụ ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN. Đô Lương tiến hành bước vào đổi mới trên tất cả các mặt đời sống xã hội. Ba năm đầu của thời kỳ đổi mới, Đô Lương đã có những tiến bộ trên nhiều mặt. Tuy nhiên, những gì đạt được là chưa xứng với

tiềm năng của huyện. Phải đến năm 1989 trở đi đường lối chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu đem lại hiệu quả. Về cơ bản Việt Nam đã chuyển từ hệ thống giá định mức sang hệ thống một giá theo cơ chế thị trường, xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp của nhà nước góp phần quyết định vào việc hình thành cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho các cơ sở thực hiện quyền tự chủ kinh doanh, thực hiện cạnh tranh theo pháp luật đem lại động lực mới cho nền kinh tế.

Trong những năm 1991 - 1995, mặc dù tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp. Ngày 25/8/1991, Đảng cộng sản Liên Xô tự giải tán chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, tác động tiêu cực đến tình hình cách mạng nước ta nói chung và gây ra tâm trạng băn khoăn lo lắng cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân Đô Lương. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự soi sáng của nghị quyết TW Đảng, nhân dân Đô Lương nhanh chóng, cố gắng khắc phục trì trệ vươn lên giành thành tự quan trọng: kinh tế tăng trưởng khá, văn hóa xã hội có bước tiến rõ rệt, đời sống nhân dân được cải thiện…Những thành tựu này, tạo điều kiện quan trọng để Đảng bộ và nhân dân huyện Đô Lương đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH trong những năm 1996 - 2000 và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực: đời sống nhân dân trong huyện được cải thiện và có những bước phát triển tốt, văn hóa xã hội được đẩy mạnh, quốc phòng an ninh được giữ vững, tạo ra thế và lực bước vào thời kỳ mới.

Bước sang thế kỷ 21, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động. Trong bối cảnh ấy, Đảng bộ và nhân dân huyện Đô Lương vẫn kiên định với đường lối đổi mới của Đảng và tiếp tục thực hiện CNH - HĐH đất nước và đã đạt được hiệu quả to lớn trên mọi lĩnh vực.

Như vậy, qua từng giai đoạn thời kỳ đều có những đặc điểm lịch sử

Một phần của tài liệu Sự thay đổi về địa giới hành chính và dân cư ở huyện đô lương (nghệ an) từ năm 1963 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch (Trang 38 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w