Từ năm 1963 đến nay, sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư tác động không nhỏ đến tình hình chính trị xã hội của huyện nhà.
Trong thời kỳ đất nước bị chiến tranh, đảng bộ và nhân dân huyện Đô Lương phải đương đầu chống chọi lại các thế lực xâm lược. Thì việc thay đổi địa giới hành chính hình thành các khu dân cư mới, đã tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý, góp phần giảm thiệt hại do chiến tranh gây ra. Từ năm 1963 đến năm 1975, đi đôi với công tác quốc phòng Đô Lương đã làm tốt công tác an ninh giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Nghị quyết 181 của TW về “công tác giữ vững trật tự an ninh” ra đời được triển khai cho toàn Đảng toàn dân học tập kịp thời. Mạng lưới công an, an ninh được cũng cố từ huyện đến các xã, các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn. Do nắm chắc tình hình lại có sự hỗ trợ của nhân dân, nên các ngành chức năng đã kịp thời phát hiện những âm mưu và hành động gây rắc rối, phá hoại của bọn phản động nội địa và bọn phản động đội lốt chức sắc tôn giáo. Qua đó huyện đã ngăn chặn được những âm mưu phá hoại của bọn phản động, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Mặc dù tình hình chính trị xã hội trong giai đoạn này có nhiều phức tạp do hoạt động chống phá của bọn phản động và các phần tử bất mãn. Tuy nhiên địa bàn quản lý của huyện còn hẹp, sự phân bố dân cư phù hợp đã tạo điều kiện thuận lợi để lãnh đạo huyện đưa ra những biện pháp hợp lý, đảm bảo an toàn trật tự chính trị xã hội.
Sau ngày thống nhất đất nước, huyện tiếp tục có những điều chỉnh về địa giới hành chính, phân bố lại dân cư, chuyển đổi cơ cấu lao động. Nên tình hình chính trị, xã hội của huyện tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Cùng với việc quốc phòng an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân được quan tâm và ngày càng được nâng cao. Huyện đã thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa trong đời sống nhân dân các tập tục lạc hậu như mê tín dị đoan, lãng phí trong cưới hỏi, ma chay hội hè, đình đám dần được hạn chế. Các tệ nạn cướp bóc, cờ bạc, rượu chè bê tha, hút thuốc phiện, mại dâm,…được ngăn chặn kịp thời. Tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững. Những nét đẹp trong truyên thống của huyện Đô Lương được gìn giữ và phát huy.
Trong giai đoạn 1981 - 1985, trong tình hình khủg hoảng chung của cả nước về kinh tế, chính trị, xã hội, huyện Đô Lương đã có những biện pháp kịp thời nhằm ổn định đời sống chính trị xã hội trên địa bàn huyện. Việc xây dựng lối sống tác phong sinh hoạt mới của cán bộ, của đại biểu nhân dân được quan tâm thâu suốt trong nghị quyết lần thứ IV của ban chấp hành TW khóa V, Đảng bộ không ngừng bồi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm xây dựng lối sống mới cho cán bộ Đảng viên và quần chúng nhân dân. Các đoàn thể, cơ quan xí nghiệp,…trong huyện được giao nhiệm vụ xây lối sống mới cho cán bộ đảng viên, công nhân viên chức, đồng thời sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức, hành chính để xử lý các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật nhà nước, làm xói mòn đạo đức truyền thống.
Giai đoạn 1996 - 2000, đời sống nhân dân được nâng cao: số hộ thu nhập khá và giàu tăng lên, hộ đói nghèo giảm từ 11,876 hộ xuống còn 5,823 hộ chiếm 12,3% tổng số hộ toàn huyện. Các phương tiên thông tin nghe nhìn phát triển về số lượng và chất lượng, đa dạng hóa về chủng loại, bình quân cú 3 hộ có 1 Tivi, hệ thống phát thanh truyền hình được nâng cấp và phủ sóng 32/32 xã thị trấn, mạng lưới thông tin liên lạc phát triển khắp các vùng nông
thôn, đã hình thành được 28 điểm bưu điện văn hóa xã, lắp tổng đài điện thoại 2100 số, cứ bình quân 20 hộ dân có một điện thoại [5; 172]
Giai đoạn 2000 - 2005, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động được các ngành, các cấp quan tâm. Thực hiện nghị quyết của đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, phong trào thi đua “xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng” đã phát triển rộng khắp trong các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân. Trong 5 năm (2000 - 2005) với cách nghĩ cách làm mới gắn với cơ chế thị trường, Đảng bộ và nhân dân đã tìm cách chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi làm cho sản phẩm hàng hóa tăng nhanh, đạt giá trị cao trên mỗi đơn vị diện tích và ngày công lao động. Mô hình nông lâm kết hợp, mô hình nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đưa công nghiệp về nông thôn, sản xuất từng bước gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm đã mang lại hiệu quả cao. Năm 2005, các mô hình này cũng đã giai quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Nhờ đó, thu nhập và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 8% và xóa hết nhà tranh, tre tạm bợ. Chính xã hội được thực hiện tốt, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo ngày càng thu hút mọi người tích cực tham gia. Phong trào phụng dưỡng người có công với nước đã trở thành nét đẹp truyền thống. Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “thương người như thể thương thân”, Đảng bộ đã lanh đạo các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân chăm sóc, đỡ đầu các thân nhân liệt sỹ, các Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, các thương binh, bệnh binh, giúp đỡ người nghèo. Trong 5 năm đã xây dựng được 415 nhà đại đoàn kết, xóa nhà tạm bợ cho 298 đối tượng chính sách và gia đình nghèo với tổng số tiền 639 triệu đồng [5; 193]. Nhìn chung lĩnh vực chính trị xã hội trong giai đoạn này có sự thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Trong những năm gần đây, trong sự phát triển chung của cả nước, tình hình chính trị xã hội của huyện có những bước phát triển đáng kể: đời sống
của người dân được nâng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững, an sinh xã hội được đảm bảo. Trong 5 năm (2005 - 2010), huyện đã triển khai tốt chủ trương chính sách “xóa đói giảm nghèo” của nhà nước, xây dựng 396 nhà đại đoàn kết, sửa chữa 233 nhà hộ nghèo, công tác giải quyết việc làm đã đạt được những kết quả tích cực, bình quân mỗi năm có khoảng 2000 lao động có việc mới trong đó xuất khẩu lao động chiếm 40%, công tác đào tạo nghề đạt kết quả khá, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 21,5% năm 2005 đến 30% năm 2010 [19; 4].