Tác động đến tình hình văn hóa, giáo dục, y tế

Một phần của tài liệu Sự thay đổi về địa giới hành chính và dân cư ở huyện đô lương (nghệ an) từ năm 1963 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch (Trang 79 - 91)

*Về văn hóa

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ phải đôi diện với muôn vàn khó khăn. Song Đảng bộ và nhân dân huyện Đô Lương vẫn chú trọng phát triển nền văn hóa. Trong hoàn cành khó khăn ấy, bên cạnh chú trọng quan tâm giáo dục, ý tế công tác văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền cũng được chú ý làm tốt. Ngành văn hóa thông tin đã phối hợp với công ty chiếu bóng của tỉnh tổ chức nhiều buổi chiếu bóng lưu động cho người dân xem. Ở các xã thành lập nhiều đội văn nghệ tiến hành luyện tập biểu diễn trong các dịp lễ tết góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, cùng với đó các cơ sở hoạt động văn hóa văn nghệ bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng từng bước được củng cố. Phong trào mua, đọc sách báo được phát triển sôi nổi, đội văn nghệ của huyện, của các hợp tác xã tiếp tục được thành lập và mở rộng, có nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc phục vụ cho người dân. Những tiết mục thơ ca, những bài hát kháng chiến có tác dụng động viên cổ vũ làng người làm sáng lên tinh thần lạc quan cách mạng để vượt qua những khó khăn gian và gian khổ của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước.

Trong những năm cuối của giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ và nhân dân huyện Đô Lương đã có những cố gắng xây dựng và phát triển văn hóa. Công tác văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền

được đẩy mạnh. Đội văn nghệ, đội bóng đá, đội bóng chuyền các xã được tổ chức luyện tập thường xuyên và kịp thời phục vụ nhân dân trong các dịp lễ tết. Đoàn thanh niên đội thiếu niên nhi đồng ở các xã và các nhà trường được tổ chức chặt chẽ và hoạt động có chất lượng, nếp sống văn hóa của người dân được cải thiện, các tập tục lạc hậu như mê tín dị đoan, lãng phí trong cưới hỏi ma chay, hội hè đình đám được hạn chế dần, các tệ nạn cướp bóc, cờ bạc, rượu chè bê tha, hút thuốc phiện, mại dâm,… được ngăn chặn kịp thời. Những nổ lực của huyện nhà trong lĩnh vực văn hóa ở thời kỳ này đã góp phần tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, hăng say trong lao động và chiến đấu giúp huyện vượt qua giai đoạn khó khăn và ác liệt.

Bước qua khỏi cuộc chiến tranh, trong những năm đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN (1975 - 1985) Đảng bộ và nhân dân Đô Lương nêu cao quyết tâm phấn đấu, tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục tiêu đề ra trong đó có sự phát triển về văn hóa. Ngành văn hóa thông tin tuyên truyền tập trung cổ vũ phong trào lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa mới, xây dựng tinh thần làm chủ tập thể trở thành phong trào thi đua sôi nổi lôi cuốn được đông đảo cán bộ công nhân viên và nhân dân tham gia, nhiều điển hình về nếp sống văn hóa mới xuất hiện và trở thành phong trào chung của toàn huyện. Phong trào văn hóa, văn nghệ được đẩy mạnh, toàn huyện có 25 đội văn nghệ không chuyên, nhiều làn điệu dân ca được đưa vào luyện tập, tham gia các chương trình biểu diễn ở tỉnh. Đặc biệt việc xây dựng lối sống, tác phong sinh hoạt mới của cán bộ, của đại biểu nhân dân được quan tâm. Các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp, trường học trong huyện được giao trách nhiệm xây dựng lối sống mới cho cán bộ, công nhân viên chức. Huyện tiếp tục thực hiện giáo dục bồi dưỡng lý tưởng và tình cảm cách mạng, ý thức tự giác cho thiếu niên. Các hoạt động thông tin tuyên truyền văn hóa văn nghệ,

thể dục thể thao đã góp phần tích cực vào việc xây dựng lối sống tác phong sinh hoạt mới.

Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước được đưa ra tại đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986), Đảng bộ và nhân dân huyện Đô Lương đã có những nỗ lực xây dựng và phát triển về mọi mặt kinh tế chính trị, xã hội văn hóa. Trong lĩnh vực văn hóa mặc dù phải đối mặt không ít khó khăn, tuy nhiên huyện vẫn tiếp tục phát triển tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao có nhiều cố gắng về hướng cơ sở. Huyện đã tổ chức thường xuyên các hội thi văn nghệ, các giải thể thao hàng năm lôi quốn đông đảo thanh niên, người dân tham gia. Toàn huyện thành lập được 7 đội văn nghệ quần chúng và nhiều câu lạc bộ thơ văn của huyện như: hội thơ người cao tuổi, hội thơ nông dân, câu lạc bộ thơ nhà giáo, thành lập được hội thơ sáng tác thơ văn của toàn huyện có 27 thành viên tham gia, tăng thêm được 5 đài truyền thanh cơ sở [5; 124]. Tất cả các hoạt động đó đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần văn hóa của nhân dân, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

Trong những năm 1991 - 2000, tình hình trên thế giới và trong nước có những biến đổi phức tạp, CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, trong nước khủng hoảng kinh tế xã hội chưa chấm dứt cùng với nhứng biến động phức tạp thời tiết như hạn hán bão lụt đã gây không ít khó khăn cho huyện đòi hỏi lãnh đạo huyện và nhân dân tiếp tục nỗ lực cố gắng và kiên trì đường lối đổi mới của Đảng. Trong lĩnh vực văn hóa, các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao đựoc đảng bộ chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo. Ngành văn hóa tổ chức nhiều hội diễn, hội thảo với quy mô rộng lớn. Đồng thời, huyện cũng quan tâm củng cố phong trào cơ sở, xây dựng các mô hình văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa. Hướng về những ngày lễ lớn trong năm, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức dưới các hình thức: giao lưu bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng, các đêm hội diễn: “tiếng hát dâng người”, “tiếng hát làng sen” diễn ra sôi nổi khắp các địa

phương. Các họat động xây dựng nông thôn mới, gia đình văn hóa đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Ngành văn hóa thông tin chủ động làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới, tiến hành khảo sát quy hoạch 63 di tích lịch sử văn hóa [5; 154]. Ban tuyên giáo huyện ủy đã tổ chức cuộc thi “tìm hiểu đảng cộng sản quang vinh và Bác Hồ kính yêu” được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân và học sinh các cấp tích cực hưởng ứng.

Trong giai đoạn đất nước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, văn hóa huyện tiếp tục được đẩu mạnh. Trong 4 năn 1996 - 2000, các phương tiện thông tin trên địa bàn phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng, bình quân cứ 3 hộ có 1 Tivi, hệ thống phát thanh truyền hình được phủ sóng 32/32 xã, thi trấn. Đời sống văn hóa văn nghệ thể dục thể thao của nhân dân ngày càng phát triển, mức hưởng thụ văn hóa tinh thần và các phúc lợi xã hội trong đời sống nhân dân được nâng lên và mang màu sắc quần chúng rõ rệt. Đảng bộ Đô Lương quan tâm chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, phong trào xây dựng xóm, xã, gia đình, dòng họ, cơ quan công sở văn hóa được đẩy mạnh. Năm 1998, Đô Lương có 6 thôn xóm được Ủy ban nhân tỉnh công nhận đạt chuẩn văn hóa, 28 làng được công nhận danh hiệu làng văn hóa cấp huyện và trên 55% đạt danh hiệu gia đình văn hóa [5; 173].

Giai đoạn 2001 - 2005, huyện tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực văn hóa. Bên cạnh tập trung chỉ đạo kinh tế, Đảng bộ không ngừng phát triển văn hóa. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao có chuyển biến mạnh, trở thành phong trào rộng lớn trên địa bàn, thu hút đông đảo quàn chúng nhân dân tham gia, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng lên. Phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao mang tính quần chúng rõ rệt, thông tin liên lạc thông suốt và phát triển khắp các vùng nông thôn, bình quân cứ 100 hộ dân có 23 máy điện thoại, các phương tiện nghe nhìn ngày càng tăng nhanh. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa tại cộng đồng dân cư đang thực sự tạo thành động lực mạnh mẽ gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Kết quả năm 2005 có 72% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 114 làng văn hóa cấp huyện, 69 cơ quan, trường học đạt danh hiệu đơn vị văn hóa cấp tỉnh, 27 làng được công nhân làng văn hóa cấp tĩnh, 2 xã được xây dựng xã văn hóa cấp tĩnh là Văn Sơn và Thịnh Sơn. Trên 100% số thôn xóm xây dựng hương ước với nội dung phù hợp, từng bước được phê chuẩn. Đội ngũ cán bộ văn hóa được bố trí đủ số lượng và phần lớn có năng lực, nhiều xã và cơ quan đã xây dựng thiết chế văn hóa thể thao đồng bộ, trong đó một số xã đã có 100% số xóm có hội quán và sinh hoạt theo mô hình nhà văn hóa xóm. Hầu hết các xã đã có 1 đến 2 sân bóng và được sử dụng có hiệu quả trong việc luyện tập thể dục thể thao, thi đồng diễn, thi đấu các môn bóng chuyền, bóng đá,…đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, nhân dân ngày càng được nâng cao, góp phần đáng kể trong việc làm lành mạnh môi trường văn hóa trên địa bàn huyện, tạo nên động lực to lớn, thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng thực hiện tích cực công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh [5; 190].

Trong những năm gần đây cùng với xu thế phát triển toàn diện của đất nước, lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh - truyền hình của huyện Đô Lương từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và cuộc vận động toàn dân rèn luyện thể dục - thể thao được đẩy mạnh. Huyện đã tổ chức hiệu quả các lớp tập huấn công tác thể dục thể thao cho cán bộ văn hóa 33 xã thị; chỉ đạo tham gia đầy đủ và có hiểu quả các giải thi đấu thể thao do tỉnh tổ chức: năm 2008, Kartedo đạt 6 huy chương, cầu lông đạt 3 huy chương…Năm 2009, giải võ thuật Kratedo đạt 4 huy chương, đạt giải ba toàn tỉnh giải bóng đá thiếu niên nhi đồng cúp báo Nghệ An [24; 2], năm 2011 đạt giải nhất cầu lông đôi nữ trên 55 tuổi ở giải cầu lông toàn tỉnh, đạt 1 huy chương vàng và 1 huy chương

đồng môn Karatedo [23; 4]. Bên cạnh đo các giải thể dục thể thao quần chúng được tổ chức thường xuyên và có hiệu quả ở tất cả xã, thị trên địa bàn huyện.

Cùng với sự phát triển thể dục thể thao các hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng được chú trọng phát triển. Công tác văn nghệ quần chúng được quan tâm, nhiều năm liền huyện tổ chức thành công “liên hoan tiếng hát làng sen”, năm 2008 phối hợp với liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An, huyện Đô Lương thành lập đội tuyển tham gia tiếng hát công nhân viên chức tỉnh Nghệ An và đạt giải khuyến khích,...

Công tác quan các di tích thắng cảnh trên địa bàn được thực hiện tốt nhằm giữ gìn phát huy giá trị văn hóa truyền thống của huyện. Năm 2008, huyện chỉ mới có tất cả 78 di tích, dẫn tích, danh lam thắng cảnh được thống kê đi vào quản lý, có 9 di tích được công nhân là di tích lịch sư quốc gia, ba di tích cấp tỉnh. Nhưng đến năm 2011, toàn huyện có 177 di tích, dẫn tích, danh lam thắng cảnh được thống kê và đưa quản lý, có 10 di tích văn hóa cấp tỉnh [23; 3]. Huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện khảo sát để lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh cho một số di tích trên địa bàn như: đền Hội Thiện (xã Trù Sơn), đình Phúc Hậu (xã Lam Sơn), đền Linh Kiếm (xã Thuận Sơn)…Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa được tăng cường đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu trong đời sống cũng như lĩnh vực văn hóa.

Hệ thống truyền thanh - truyền hình được đầu tư nâng cấp, phủ sóng đến tất cả các xã, thị, công tác thông tin, tuyên truyền qua báo chí, bản tin nội bộ và xây dựng được trang điện tử của huyện, kịp thời phục vụ tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng pháp luật nhà nước đến với nhân dân. Năm 2011, phối hợp với sở thông tin và truyền thông xử lý kịp thời lỗ hổng trên trang thông tin điện tử của huyện, huyện tổ chức kiểm tra, hương dẫn các xã, thị làm thủ tục cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với hệ thống truyền thanh không dây của các xã, thị. Huyện hoàn thành thủ tục thanh

toán kinh phí điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe - nhìn [23; 2].

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai sâu rộng và được nhân dân hưởng ứng tích cực, chất lượng gia đình văn hóa ngày càng được nâng lên. Năm 2006, có khoảng 78,6% gia đình văn hóa, đến năm 2007 có 79,87% gia đình văn hóa và năm 2011 tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 82,2%. Toàn huyện có 14 làng, 60 dòng họ, 10 đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa [22; 3].

* Về giáo dục

Đồng thời với việc chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế,văn hóa, chính trị xã hội thì trong các giai đoạn huyện Đô Lương luôn quan tâm đến sự hình thành và phát triển nền Giáo dục.

Giai đoạn chiến tranh (1963 - 1975), giai đoạn huyện nhà đang cùng cả nước tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy cam go, ác liệt. Mặc dù gặp vô vàn khó khăn song công tác Giáo dục vẫn được quan tâm, phát triển. Ngay trong những tháng ngày chiến tranh ác liệt, ngành Giáo dục huyện có những bước tiến nhanh và vững chắc. Trường lớp ngày càng được mở mang, nhiều địa phương đầu tư xây dựng cơ sơ vật chất trường học bằng gạch ngói kiên cố cho con em học tập. Tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng cao, nhất là đối với cấp I, cấp II. Phong trào thi đua “hai tốt” được phát động và có tác dụng thiết thực. Chất lượng dạy học được nâng lên. Công tác bổ túc văn hóa, xóa nạn mù chữ được quan tâm, làm tốt với hàng nghìn người được xóa nạn mù chữ, đưa số người biêt chữ toàn huyện lên 90% [5; 13].

Ngay khi vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng không thể để cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục trong nhà trường bị ảnh hưởng, Đảng bộ huyện Đô Lương lãnh đạo nhân dân bỏ ra hàng vạn ngày công, hàng triệu đồng để cùng nhà nước tu bổ và làm thêm nhiều phòng học, văn phòng,

khu nội trú của các thầy, các cô giáo, mua sắm thêm sách giáo khoa, tài liệu, đồ dùng dạy học. Phong trào thi đua hai tốt (dạy tốt - học tốt) được dấy lên mạnh mẽ trong nghành giáo dục Đô Lương. Khẩu hiệu “Phấn đấu học tập và đuổi kịp các điển hình tiên tiến” trong tỉnh và trên toàn miền Bắc trở thành một tiêu chí thi đua nâng chất lượng Giáo dục lên một bước. Bên cạnh đó, phương châm “học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội” được ngành giáo dục hết sức quan tâm. Nhờ những hoạt động nói trên của nhà trường, uy tín của nghành giáo dục được nâng cao [5; 47].

Trong giai đoạn 1973 - 1975, Đảng bộ và nhân dân huyện Đô Lương cùng nhân dân cả nước khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục và phát triển

Một phần của tài liệu Sự thay đổi về địa giới hành chính và dân cư ở huyện đô lương (nghệ an) từ năm 1963 đến năm 2011 luận văn thạc sĩ lịch (Trang 79 - 91)