Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và dự báo sơ bộ tác động nước biển

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật gis đánh giá khả năng thích nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh sóc trăng (Trang 32)

biển dâng đối với ĐBSCL

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã nhận định rằng những hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu trực tiếp tác động đến sự sinh tồn của loài người, cụ thể đến năm lĩnh vực gồm: tài nguyên nước, năng lượng, sức khỏe con người, nông nghiệp- an ninh lương thực, và đa dạng sinh học. Năm lĩnh vực này lại có liên quan mật thiết với nhau.

Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam, đặc biệt vùng ĐBSCL, là hiện tượng mực nước biển ngày càng dâng cao. Đây chính là nguy cơ vừa mang tính tiềm tàng, vừa mang tính hiện hữu, đe dọa đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu xoá đói-giảm nghèo, an ninh lương thực và các mục tiêu thiên niên kỷ khác, cũng như đến sự ổn định và sự phát triển bền vững của không chỉ ĐBSCL mà còn của cả nước. Tác động của nước biển dâng sẽ ảnh hưởng theo mức độ và đối tượng khác nhau của từng tiểu vùng. Nhìn tổng thể, kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL, có thể phác họa một số tác động do biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên các mặt sau đây:

(1) Tác động của BĐKH đối với thiên tai, con người, cây trồng và vật nuôi, như làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc..., các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, xâm nhập mặn, các dịch bệnh trên người, trên gia súc, gia cầm và trên cây trồng. Thay đổi, biến động ranh giới giữa các vùng mặn, lợ, ngọt sẽ tác động lớn đến hệ thống canh tác truyền thống, cơ sở hạ tầng và đời sống xã hội của người dân. Môi trường bị đảo lộn. Mặn xâm nhập sâu,

thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng. Các hiện tượng xói lở và xâm thực bờ biển, cửa sông sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.

(2) Tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước, như chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước.

(3) Tác động của BĐKH đối với nông nghiệp và an ninh lương thực, như tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển sông Cửu Long bị ngập mặn do NBD, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp.

(4) Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp như hệ sinh thái ven biển ĐBSCL bị ảnh hưởng do làm giảm diện tích rừng ngập mặn, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn...; Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh...

(5) Tác động của BĐKH đối với thuỷ sản như nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nước ngọt; Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,...) bị chết do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.

(6) Tác động của BĐKH đối với giao thông vận tải như làm tăng nguy cơ ngập nước các tuyến giao thông quan trọng, tăng xói lở mặt và nền đường bộ, tăng nguy cơ xói lở và cạn kiệt các luồng đường thuỷ.

(7) Tác động của BĐKH đối với công nghiệp và xây dựng như phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong tiêu thoát nước ở các đô thị lớn như Cần Thơ, Mỹ Tho, Cà Mau, Rạch Giá... và xử lý nước thải nhiễm bẩn từ các khu công nghiệp.

(8) Tác động của BĐKH đối với sức khoẻ con người như nhiệt độ tăng, tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh; Làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan. Làm tăng số người chết do thiên tai; Tăng nghèo đói do giảm thu nhập, mất nhà cửa. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, người già, trẻ em và phụ nữ.

(9) Về kinh tế, do địa thế thấp, nếu mực nước biển dâng cao như dự báo, vào năm 2030, sẽ có khoảng 45% diện tích của ĐBSCL đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%. Tiểu vùng nước ngọt quanh năm, chịu ảnh

hưởng nhiều nhất vì nước mặn xâm nhập, đảo lộn hệ thống sản xuất, sản lượng lương thực, vườn cây ăn trái, thủy sản nước ngọt bị tổn thất lớn. Vai trò vựa lúa của cả nước, nguồn đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu và ngân sách nhà nước, an ninh lương thực quốc gia mà ĐBSCL đang đảm nhiệm sẽ chịu thách thức nghiêm trọng. Một số ngành kinh tế truyền thống bị đe dọa, tổn thất.

(10) Tác động lớn đến đời sống dân cư, xã hội. Biến đổi phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng ĐBSCL. Cuộc sống của hàng chục triệu người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn. An ninh quốc phòng sẽ phải đặt ra những vấn đề thích ứng hơn với bối cảnh mới.

1.3.4 Dự án canh tác lúa chống BĐKH ở ĐBSCL

Chiều 22/2/2011, tại thành phố Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với

Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR), Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế

(IRRI) tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử

dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long: Sự thích ứng của hệ thống canh tác trên nền lúa.”

Mục đích chính của dự án nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ thống canh tác lúa đồng bằng sông Cửu Long thông qua việc cung cấp công nghệ và kỹ thuật mới giúp hệ thống canh tác lúa có sức chịu đựng tốt hơn trước những thay đổi có thể xảy ra từ biến đổi khí hậu.

Dự án giúp cải thiện nguồn quỹ gen lúa có tính chịu đựng tốt khi bị ngập úng, sốc nặng do mặn và môi trường yếm khí trong quá trình nảy mầm, đưa ra các phương án sử dụng đất có thể thay thế cho các hệ thống sản xuất độc canh lúa hoặc luân canh để cho thu nhập cao hơn.

Bên cạnh đó, dự án còn hướng dẫn người dân quản lý đất nhằm mục đích tuần hoàn dinh dưỡng, thích ứng với ngập úng trên đất phèn; đưa ra chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua quy hoạch sử dụng đất phù hợp với những thay đổi dự báo trước về xâm nhập mặn và ngập úng.

Dự án trên được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) với các đối tác Việt Nam và Australia về khả năng thích ứng của sản xuất lúa và chu trình dinh dưỡng qua nhiều dự án trong khu vực. Thời gian thực hiện dự án là bốn năm (từ năm 2011-2014) với tổng kinh phí 4 triệu đôla Australia, được tài trợ thông qua

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR).

Các hoạt động của dự án sẽ thực hiện tại bốn tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gồm An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ để xác định các thách thức về môi trường trong từng vùng tưới tiêu nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Lê Quang Trí (2011), với việc khởi động dự án này sẽ cung cấp cho người nông dân một bộ công cụ mới, giúp họ thay đổi hệ thống canh tác và có thêm nhiều

lựa chọn hơn về các giống lúa, vừa có thông tin để lựa chọn cây trồng thích hợp cho từng năm, lại vừa giảm thiểu rủi ro về sản lượng thấp dẫn đến thu nhập thấp do ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ PHẠM VI THÍCH NGHI TIÊU BIỂU BIỂU

Lúa và canh tác lúa là một đề tài không còn xa lạ đối với nước ta, đặc biệt là ĐBSCL. Do vậy, trong thời gian qua Bộ môn tài nguyên Đất đai đã phối hợp với một số Tỉnh ĐBSCL thực hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về cây lúa cũng như đánh giá được phạm vi thích nghi của chúng, những nghiên cứu này đã giúp ích rất nhiều trong việc quy hoạch bố trí cũng như hạn chế được nhiều rũi ro trong quá trình canh tác lúa của người dân địa phương nhất là trong việc áp dụng những giống lúa mới. Trong đó có những nghiên cứu tiêu biểu như:

Võ Quang Minh (1995), sử dụng điều kiện đất và các đặc tính thủy văn, ứng dụng GIS để đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho các hệ sinh thái trồng lúa chính ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy được khả năng thích nghi của đất đai đối với các hệ sinh thái ở ĐBSCL. Cũng trong thời gian này Võ Tòng Xuân (1995), đã nguyên cứu và tuyển chọn những giống lúa thích nghi cho những hệ thống canh tác trên các vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSCL (giai đoạn 1991 – 1995). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Hữu Thanh (1997), ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO kết hợp với các thí nghiệm đồng ruộng để xác định khả năng thích nghi đất đai của một trong các loại mô hình có triển vọng cho vùng lúa nhiểm mặn ở ĐBSCL.

Bộ môn Khoa học đất - Đại học Cần Thơ kết hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu và UBND huyện Giá Rai (2000), Tiến hành cuộc điều tra khảo sát đất, đánh giá khả năng thích nghi đất đai và đưa ra các phương án quy hoạch đất đai cho vùng lúa - tôm của Huyện Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu.

Huỳnh Ngọc Vân (2005), xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và phương pháp đánh giá khả năng ứng dụng của Giống lúa cao sản ở Tỉnh Sóc Trăng bằng hệ thống thông tin địa lý GIS. Qua nghiên cứu cho thấy kỹ thuật GIS cũng giúp ích một phần không nhỏ trong việc đánh giá khả năng ứng dụng của các giống lúa ngoài ra kết quả nghiên cứu đã vạch ra được hướng nghiên cứu mới trong chọn giống và bố trí sản xuất giống lúa mới, bố trí sản xuất ở những đơn vị đất đai phù hợp là cơ hội để cải thiện năng suất lúa của Tỉnh, giảm chi phí đầu tư sản xuất cho nông dân.

Trần Thị Nhặn, Châu Thị Ngọc Huyền (2009), đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất và đề xuất hướng sử dụng đất hợp lý huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. Dựa vào các yếu tố trên phiếu điều tra nông hộ để xác định các yếu tố chủ yếu trên từng loại mô hình canh tác và qua đó đã phân vùng thích nghi cho các mô hình canh tác như 3lúa, 2lúa – màu, chuyên màu, cây ăn trái và cũng đã đưa ra

được những kiểu sử dụng mang lại hiệu quả cao cho các vùng thích nghi của huyện Phong Điền.

1.5 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS (GEOGRAPHICAL - INFORMATION SYSTEM ) (GEOGRAPHICAL - INFORMATION SYSTEM )

1.5.1 Định nghĩa GIS

Theo Võ Quang Minh (1996), GIS là một kỹ thuật quản lý các thông tin dựa vào máy tính và được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý các số liệu thuộc về địa lý hoặc không gian nhằm phục vụ cho các mục đích khác. Hệ thống thông tin địa lý GIS, ngoài ra là một hệ thống dùng để sử lý số liệu dưới dạng số dùng cho việc phân tích và quản lý các số liệu thuộc về địa lý, được kết hợp với các hệ thống thu nhập và truy xuất các dữ liệu. Nó có khả năng nhập, lưu trữ, mô tả và khôi phục hay biểu thị những số liệu không gian.

1.5.2 Các khả năng của GIS

Theo Võ Quang Minh (2005), GIS có các khả năng sau:

Khả năng tạo ra các lớp bản đồ đơn tính theo từng lớp dối tượng

Khả năng chồng lấp các bản đồ để tạo ra bản đồ tổng hợp từ nhiều lớp bản đồ đơn tính.

Khả năng tạo ra dữ liệu thuộc tính để liên kết với dữ liệu hình học.

Theo Nguyễn Thế Thận và Trần Công Yên (2000), cho rằng: khả năng GIS khá phong phú và tùy thuộc vào các ứng dụng cụ thể của nó trong thực tế nhưng bất cứ GIS nào cũng phải tối thiểu giải quyết được 5 vấn đề sau đây:

Vị trí của đối tượng nghiên cứu.

Điều kiện về thuộc tính nghiên cứu.

Chiều hướng thay đổi của đối tượng.

Cấu trúc và thành phần liên quan của đối tượng.

Các giải pháp tốt nhất để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.

Các mô hình giả định các phương án khác nhau.

1.5.3 Một số ứng dụng của GIS

Ứng dụng GIS trong quản lý cơ sở dữ liệu bảo vệ thực vật phục vụ cảnh báo dịch hại cây trồng (Võ Quang Minh và ctv, 2003), với phương pháp này đã sử dụng bản đồ hành chính (dữ liệu hình học), số liệu điều tra định kỳ nhiều điểm trong vùng dự báo (dữ liệu phi hình học), các dữ liệu được số hoá vào các lớp bản đồ theo cấu trúc được thiết lập. Sau đó xây dựng hệ thống liên kết, tổng hợp, truy xuất, cập nhật các dữ liệu, và cảnh báo tình hình sâu bệnh.

Ứng dụng GIS làm công cụ hỗ trợ trong quản lý khai thác cơ sở dữ liệu nông nghiệp (Võ Quang Minh và ctv, 2003), phương pháp này sử dụng bản đồ hành chánh, cơ sở hạ tầng được số hoá và lưu trữ dưới dạng raster, các bản đồ số được tách thành các lớp dữ liệu khác nhau. Các thông tin phi hình học gồm các số liệu nông nghiệp của huyện, xã được nhập và lưu trữ theo định dạng thống nhất để có thể liên kết với với các dữ liệu hình học. Nguồn dữ liệu này có thể truy xuất, cập nhật hoặc thống kê khi sử dụng.

Ứng dụng liên kết GIS với hệ thống hỗ trợ quyết định cho việc chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp (Decision Support System for Argricultural Technology- DSSAT), (Võ Quang Minh và ctv, 2003), phương pháp này được thực hiện bằng cách thu thập các bản đồ và số liệu phân tích đất: bản đồ phân bố đất, giá trị pH đất, chất lượng tầng canh tác, thành phần cơ giới ,…sử dụng phần mềm Idrisiw, tiến hành chồng lắp các bản đồ để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Sử dụng các phần mềm trong DSSAT mô phỏng mô hình hệ thống cây trồng cho từng đơn vị đất đai, liên kết kết quả đánh giá của DSSAT với GIS ứng với từng đơn vị đất đai.

Sử dụng GIS liên kết với hệ thống phân loại độ phì đất (FCC) hỗ trợ đánh giá độ phì nhiêu đất (Võ Quang Minh và ctv, 2003), phương pháp thực hiện gồm điều tra khảo sát lấy mẫu phân tích các đặc tính lý hoá học, mô tả hình thái, sử dụng hệ thống phân loại FCC, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, dùng GIS phân bố không gian các đặc tính độ phì và dùng GIS phân bố không gian các biểu loại độ phì, dùng GIS phân bố không gian các khuyến cáo sử dụng đất, khuyến cáo sử dụng phân bón, khuyến cáo sử dụng và quản lý nước.

Ứng dụng thống kê địa lý (Geostatistics) và kỹ thuật GIS trong theo dõi sự biến động không gian của pH và % chất hữu cơ tại xã Long Khánh, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang (Võ Quốc Tuấn và ctv, 2003), với kỹ thuật GIS là một hệ thống xử lý số liệu dưới dạng số, dùng cho việc phân tích và quản lý các số liệu thuộc về địa lý, nhưng trong thực tế các số liệu thu thập theo phân bố không gian không thể được đầy đủ, do đó thống kê địa lý có thể hỗ trợ để nội suy cung cấp số trung bình của những giá trị nội suy theo không gian cho những điểm không được lấy mẫu.

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật gis đánh giá khả năng thích nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh sóc trăng (Trang 32)