Lúa và canh tác lúa là một đề tài không còn xa lạ đối với nước ta, đặc biệt là ĐBSCL. Do vậy, trong thời gian qua Bộ môn tài nguyên Đất đai đã phối hợp với một số Tỉnh ĐBSCL thực hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về cây lúa cũng như đánh giá được phạm vi thích nghi của chúng, những nghiên cứu này đã giúp ích rất nhiều trong việc quy hoạch bố trí cũng như hạn chế được nhiều rũi ro trong quá trình canh tác lúa của người dân địa phương nhất là trong việc áp dụng những giống lúa mới. Trong đó có những nghiên cứu tiêu biểu như:
Võ Quang Minh (1995), sử dụng điều kiện đất và các đặc tính thủy văn, ứng dụng GIS để đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho các hệ sinh thái trồng lúa chính ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy được khả năng thích nghi của đất đai đối với các hệ sinh thái ở ĐBSCL. Cũng trong thời gian này Võ Tòng Xuân (1995), đã nguyên cứu và tuyển chọn những giống lúa thích nghi cho những hệ thống canh tác trên các vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSCL (giai đoạn 1991 – 1995).
Nguyễn Hữu Thanh (1997), ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO kết hợp với các thí nghiệm đồng ruộng để xác định khả năng thích nghi đất đai của một trong các loại mô hình có triển vọng cho vùng lúa nhiểm mặn ở ĐBSCL.
Bộ môn Khoa học đất - Đại học Cần Thơ kết hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu và UBND huyện Giá Rai (2000), Tiến hành cuộc điều tra khảo sát đất, đánh giá khả năng thích nghi đất đai và đưa ra các phương án quy hoạch đất đai cho vùng lúa - tôm của Huyện Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu.
Huỳnh Ngọc Vân (2005), xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và phương pháp đánh giá khả năng ứng dụng của Giống lúa cao sản ở Tỉnh Sóc Trăng bằng hệ thống thông tin địa lý GIS. Qua nghiên cứu cho thấy kỹ thuật GIS cũng giúp ích một phần không nhỏ trong việc đánh giá khả năng ứng dụng của các giống lúa ngoài ra kết quả nghiên cứu đã vạch ra được hướng nghiên cứu mới trong chọn giống và bố trí sản xuất giống lúa mới, bố trí sản xuất ở những đơn vị đất đai phù hợp là cơ hội để cải thiện năng suất lúa của Tỉnh, giảm chi phí đầu tư sản xuất cho nông dân.
Trần Thị Nhặn, Châu Thị Ngọc Huyền (2009), đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất và đề xuất hướng sử dụng đất hợp lý huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. Dựa vào các yếu tố trên phiếu điều tra nông hộ để xác định các yếu tố chủ yếu trên từng loại mô hình canh tác và qua đó đã phân vùng thích nghi cho các mô hình canh tác như 3lúa, 2lúa – màu, chuyên màu, cây ăn trái và cũng đã đưa ra
được những kiểu sử dụng mang lại hiệu quả cao cho các vùng thích nghi của huyện Phong Điền.
1.5 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS (GEOGRAPHICAL - INFORMATION SYSTEM )