Khái quát chung về biến đổi khí hậu (BĐKH)

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật gis đánh giá khả năng thích nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh sóc trăng (Trang 28)

Biến đổi khí hậu (BĐKH) không chỉ là vấn đề môi trường, mà còn là mối đe dọa toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tình trạng cung cấp lương thực toàn cầu, vấn đề di dân và đe dọa nền hòa bình an ninh thế giới. BĐKH, mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng (NBD), là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới.

Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) đã đưa ra báo cáo đánh giá lần thứ tư (năm 2007) về tình hình BĐKH và NBD rất đáng chú ý như sau: Sự nóng lên toàn cầu

của hệ thống khí hậu hiện nay là chưa từng có và rất rõ ràng. Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906-2005) là 0,74oC; xu thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,13oC/thập kỷ, gấp 2 lần xu thế tăng của 100 năm qua. Nhiệt độ trung bình của Bắc Cực đã tăng với tỷ lệ 1,5oC /100 năm, gấp 2 lần tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu. Nhiệt độ trung bình ở đỉnh lớp băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu đã tăng 3oC kể từ năm 1980. Mực nước biển toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8 mm/năm trong thời kỳ 1961-2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1 mm/năm trong thời kỳ 1993-2003. Tổng cộng, mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên 0,31 m trong 100 năm gần đây. Sự tan băng ở Greenland, Bắc cực và Nam cực đã làm cho mực nước biển tăng nhanh hơn trong thời kỳ 1993-2003. Số liệu thu được qua vệ tinh cho thấy diện tích biển băng ở Bắc cực đã thu hẹp 2,7%/thập kỷ, riêng mùa hè giảm 7,4%/thập kỷ.

BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới: Đến 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2-4%, giá sẽ tăng 13-45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36-50%; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội trong tương lai. Các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó an toàn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai.

Ở Việt Nam, theo số liệu quan trắc trong khoảng 70 năm qua (1931-2000) cho thấy nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 0,20 m. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C và mực nước biển có thể dâng 1,0 m vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng 1,0 m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn (Bộ TNMT, 2003).

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và NBD, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng cao 1,0 m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực nước biển dâng cao 3,0 m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%.

Hình 1.2: Bản đồ hiện trạng mực nước trong mùa kiệt và mùa lũ ở ĐBSCL theo kịch

bản mực nước biển dâng của Tô Văn Trường (2008)

Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói-giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ con người ở các vùng đồng bằng và dải ven biển.

ĐBSCL là khu vực có địa hình bằng phẳng, phần lớn có cao độ trung bình từ 0,7- 1,2 m, ngoại trừ một số đồi núi cao ở phía Bắc đồng bằng thuộc tỉnh An Giang. Dọc theo biên giới Campuchia có địa hình cao hơn cả, cao trình từ 2,0-4,0 m, sau đó thấp dần vào đến trung tâm đồng bằng ở cao trình 1,0-1,5 m, và chỉ còn 0,3-0,7 m ở khu vực giáp triều, ven biển.

Vùng tả sông Tiền, địa hình dạng lòng máng trũng có hướng dốc từ Tây-Bắc xuống Đông-Nam. Vùng giữa hai sông Tiền-Hậu, phù sa sông cũng bồi đắp hình thành nên hai dãy bờ sông cao ven sông rồi thấp dần vào nội đồng tạo thành lòng máng trũng ở giữa. Vùng hữu sông Hậu nhìn chung có hướng dốc Đông-Tây, từ phía sông Hậu thấp dần về phía biển Tây.

1.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến canh tác lúaở ĐBSCL

Khí hậu đang thay đổi, các Nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu diễn biến phức tạp của nó. Trước mắt, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI

đang phải đối phó với hai vấn đề: Nhiệt dộ gia tăng sẽ gây hạn hán ở nhiều nơi và mực nước biển dâng. Tần suất diễn biến thời tiết bất thường xảy ra nhiều hơn. Cây lúa chiếm vai trò quan trọng trong việc nuôi sống trên 3 tỷ người trên Thế giới, trong đó có 1 tỷ người nghèo, bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với sản xuất lúa do biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng đến an ninh lương thực và tăng số người nghèo trên Thế giới. Biến đổi khí hậu còn có ảnh hưởng thuận lợi đến sản xuất lúa ở một số vùng. Điển hình, nhiệt độ tăng cho phép sản xuất lúa nhiều hơn ở các nước nằm ở phía bắc như Trung Quốc, cho đến nay nhiều vùng ở nước này chỉ sản xuất có một vụ lúa, trong tương lai có thể chuyển lên sản xuất 2 vụ khi nhiệt độ tăng.

Tuy nhiên, phần lớn diện tích còn lại đều giảm năng suất. Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế dự báo năng suất lúa cao sản của các nước đang phát triển giảm 15% và ở các nước đang phát triển tăng 12% vào năm 2050 do biến đổi khí hậu. Các dự báo gần đây cho thấy các chỏm băng ở hai cực đang tan chảy liên tục do nhiệt đọ tăng, mực nước biển sẽ dâng 1m vào cuối thế kỷ 21. Lúa được canh tác ở cùng đất thấp của vùng châu thổ và dọc theo bờ biển của các nước Châu Á sẽ gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất khi nước biển dâng.

Điển hình, Việt Nam hơn 50% sản lượng lúa được sản xuất ở ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng. Dự báo chính xác ảnh hưởng của nước biển dâng đến sản lượng của khu vực này rất phức tạp vì nó không chỉ có nước dâng. Thủy vực của cả vùng châu thổ sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm thay đổi về phì sa bồi lắng và đất ven sông.

Hiện nay có khoảng 20 triệu ha trồng lúa trên thế giới có nguy cơ bị ngập cao, đặc biệt nó là vựa lúa chính của các nước Ấn Độ và Bangladesh.

Mặn là hiện tượng liên kết với nước biển dâng mang nước mặn tiến sâu vào đất liền, biến nhiều vùng đất trồng lúa bị mặn hóa. Cây lúa chỉ chịu mặn ở mức trung bình và năng suất giảm khi gặp mặn. Khi nước biển dâng, sẽ mang nước mặn xâm nhập suốt cả vùng châu thổ, làm thay đổi hệ thống thủy lợi của cả khu vực. Tăng lượng khí thải nhà kính và tăng nhiệt độ. Tăng hàm lượng khí CO2 và nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Hàm lượng khí CO2 cao sẽ làm tăng sinh khối, nhưng không cần thiết cho năng suất. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm năng suất cũng như làm tăng tỷ lệ bông bất thụ, làm tăng hạt lép. Hô hấp càng cao khi nhiệt độ tăng cũng làm giảm sản lượng lúa. Có nhiều dự báo khác nhau về ảnh hưởng mối tương tác của tăng nhiệt độ, tăng khí CO2 và thay đổi ẩm độ đến năng suất lúa trong tương lai. Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI cho thấy nhiệt độ ban đêm tăng 1 độ C sẽ làm năng suất lúa giảm khoảng 10%.

Cây lúa cần rất nhiều nước để tăng trưởng. Chỉ cần thiếu nước một tuần ở vùng lúa rẫy hay hai tuần ở vùng đất lúa nước, năng suất sẽ bị giảm nghiêm trọng. Năng suất lúa giảm từ 17 – 40% do thiếu nước khi gặp hạn hán nặng. Với kịch bản biến đổi khí hậu, cường lực và tần suất hạn hán được dự báo ngày càng tăng ở vùng tưới nước mưa và hạn hán còn kéo dài đến vùng lúa nước có tưới. Thiếu nước có thể ảnh hưởng 23 triệu ha lúa tưới bằng nước mưa ở Nam và Đông Nam Á. Tại Châu Phi, hạn hán nặng có thể đe dọa 80% diện tích lúa tưới nhờ nước mưa của 23 triệu ha. Hạn hán còn ảnh hưởng tới sản xuất lúa của Úc, Trung Quốc, Mỹ và các nước khác. Quan sát ruộng lúa của hàng trăm nông dân cho thấy sâu bệnh và cỏ dại ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Hạn hán, mưa thất thường và thiếu nước sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh đốm nâu và cháy lá. Mặt khác, thay đổi môi trường và chuyển đổi kỹ thuật canh tác nông dân theo hướng thích nghi với biến đổi khí hậu có thể làm giảm bệnh khô vằn, ruồi đục là hay sâu ngài đêm (cutworms). Trong bối cảnh đó, cần chiến lược phòng trừ mới.Cỏ dại dự báo sẽ tăng và trở thành thách thức lớn cho sản xuất lúa. Biến đổi thời tiết thất thường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chuột phát triển.( AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam số 60 ngày 25/03/2011)

1.3.3 Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và dự báo sơ bộ tác động nước

biển dâng đối với ĐBSCL

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã nhận định rằng những hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu trực tiếp tác động đến sự sinh tồn của loài người, cụ thể đến năm lĩnh vực gồm: tài nguyên nước, năng lượng, sức khỏe con người, nông nghiệp- an ninh lương thực, và đa dạng sinh học. Năm lĩnh vực này lại có liên quan mật thiết với nhau.

Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam, đặc biệt vùng ĐBSCL, là hiện tượng mực nước biển ngày càng dâng cao. Đây chính là nguy cơ vừa mang tính tiềm tàng, vừa mang tính hiện hữu, đe dọa đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu xoá đói-giảm nghèo, an ninh lương thực và các mục tiêu thiên niên kỷ khác, cũng như đến sự ổn định và sự phát triển bền vững của không chỉ ĐBSCL mà còn của cả nước. Tác động của nước biển dâng sẽ ảnh hưởng theo mức độ và đối tượng khác nhau của từng tiểu vùng. Nhìn tổng thể, kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL, có thể phác họa một số tác động do biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên các mặt sau đây:

(1) Tác động của BĐKH đối với thiên tai, con người, cây trồng và vật nuôi, như làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc..., các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, xâm nhập mặn, các dịch bệnh trên người, trên gia súc, gia cầm và trên cây trồng. Thay đổi, biến động ranh giới giữa các vùng mặn, lợ, ngọt sẽ tác động lớn đến hệ thống canh tác truyền thống, cơ sở hạ tầng và đời sống xã hội của người dân. Môi trường bị đảo lộn. Mặn xâm nhập sâu,

thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng. Các hiện tượng xói lở và xâm thực bờ biển, cửa sông sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.

(2) Tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước, như chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước.

(3) Tác động của BĐKH đối với nông nghiệp và an ninh lương thực, như tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển sông Cửu Long bị ngập mặn do NBD, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp.

(4) Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp như hệ sinh thái ven biển ĐBSCL bị ảnh hưởng do làm giảm diện tích rừng ngập mặn, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn...; Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh...

(5) Tác động của BĐKH đối với thuỷ sản như nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nước ngọt; Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,...) bị chết do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.

(6) Tác động của BĐKH đối với giao thông vận tải như làm tăng nguy cơ ngập nước các tuyến giao thông quan trọng, tăng xói lở mặt và nền đường bộ, tăng nguy cơ xói lở và cạn kiệt các luồng đường thuỷ.

(7) Tác động của BĐKH đối với công nghiệp và xây dựng như phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong tiêu thoát nước ở các đô thị lớn như Cần Thơ, Mỹ Tho, Cà Mau, Rạch Giá... và xử lý nước thải nhiễm bẩn từ các khu công nghiệp.

(8) Tác động của BĐKH đối với sức khoẻ con người như nhiệt độ tăng, tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh; Làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan. Làm tăng số người chết do thiên tai; Tăng nghèo đói do giảm thu nhập, mất nhà cửa. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, người già, trẻ em và phụ nữ.

(9) Về kinh tế, do địa thế thấp, nếu mực nước biển dâng cao như dự báo, vào năm 2030, sẽ có khoảng 45% diện tích của ĐBSCL đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%. Tiểu vùng nước ngọt quanh năm, chịu ảnh

hưởng nhiều nhất vì nước mặn xâm nhập, đảo lộn hệ thống sản xuất, sản lượng lương thực, vườn cây ăn trái, thủy sản nước ngọt bị tổn thất lớn. Vai trò vựa lúa của cả nước, nguồn đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu và ngân sách nhà nước, an ninh lương thực quốc gia mà ĐBSCL đang đảm nhiệm sẽ chịu thách thức nghiêm trọng. Một số ngành kinh tế truyền thống bị đe dọa, tổn thất.

(10) Tác động lớn đến đời sống dân cư, xã hội. Biến đổi phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng ĐBSCL. Cuộc sống của hàng chục triệu người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn.

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật gis đánh giá khả năng thích nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh sóc trăng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)