Đánh giá phạm vi ứng dụng của các nhóm giống lúa triển vọng

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật gis đánh giá khả năng thích nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh sóc trăng (Trang 54 - 71)

Từ các bảng phân cấp thích nghi và các đặc tính của đơn vị đất đai của từng mùa vụ tiến hành đánh giá các phạm vi ứng dụng của các giống lúa bằng phương pháp yếu tố giới hạn. Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách so sánh sự thích nghi của các yếu tố được đánh giá với các yêu cầu về điều kiện tự nhiên của cây lúa, trong đó yếu tố nào có cấp thích nghi kém nhất sẽ quyết định cấp thích nghi của đơn vị đất đai đó đối với các nhóm giống lúa chịu mặn cao, trung bình và kém.

Đối chiếu giữa các đặc tính của các đơn vị đất đai với bảng phân cấp thích nghi của ba nhóm giống lúa triển vọng để xác định cấp thích nghi của các nhóm giống lúa đó đối với từng đơn vị đất đai của từng vụ mùa: ĐX, HT sớm, XH, HT muộn, TĐ.

* Đông Xuân

Hình 3.4: Bản đồ phân vùng thích nghi các giống lúa chịu mặn vụ Đông xuân

Vụ Đông xuân thường được gieo trồng vào khoảng giữa tháng 9 đến tháng cuối tháng 12 nhưng có những nơi xuống giống ĐX muộn nên lúa được thu hoạch vào tháng 2. Thời điểm xuống giống trễ nhất là cuối tháng 12 dương lịch và thu hoạch rộ vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch. Vụ ĐX lúa không bị ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn mà bị ảnh hưởng chủ yếu của lượng mưa và loại đất canh tác. Huyện Châu Thành, Mỹ Tú, Ngã Năm và Thạnh Trị là vùng đất không phèn – không mặn phù hợp trồng lúa nhưng lại có lượng mưa trung bình từ 500-1.000mm nên chỉ đạt thích nghi trung bình (S2) chiếm phần lớn diện tích với tỉ lệ S2 trong huyện đạt từ 46% - 64%. Yếu tố hạn chế này đã và đang được khắc phục bởi hệ thống kênh, mương dày đặt nên vẫn đảm bảo lượng nước tưới trong suốt mùa vụ. Trong khi đó huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Vĩnh Châu và phần lớn huyện Mỹ Xuyên có lượng mưa cao trên 1.000mm thích hợp trồng lúa nhưng loại đất ở vùng này là phèn – mặn; cát; đất bồi hoặc mặn nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Huyện Kế Sách có diện tích thích nghi kém (S3) cao nhất vì vùng này có lượng mưa dưới 500mm nên ảnh hưởng đến cấp thích nghi chung của vùng nhưng trên thực tế lượng nước tưới vẫn có thể khắc phục được từ việc bơm nước.

Bằng phương pháp yếu tố giới hạn và kỹ thuật GIS, thì đây là vụ mùa thích hợp cho gieo trồng với tất cả các loại giống nhưng đặc biệt là giống chịu mặn kém, tuy lượng mưa không cao nhưng bù vào đó tỉnh đã bố trí hệ thống kênh rạch và các cống, theo đó không có sự xâm nhập mặn của nước biển thì đây có thể là mùa thích hợp nhất cho trồng lúa. Bị ảnh hưởng cao bởi các yếu tố đất và lượng mưa nên không có thích nghi S1, thích nghi S2 là 86798,32ha (28,43%) cao nhất là huyện Mỹ Tú (64,21% trong huyện), thích nghi S3 khoảng 6500,10ha (18,43%) cao nhất là huyện Kế Sách (98,02% trong huyện), còn lại là 170923,03ha (55,98%) là không thích nghi, chiếm đa số các huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Trần Đề và Cù Lao dung (trên 99% trong huyện), mặt khác trên thực tế thì các huyện này đã chủ động nguồn nước mặn phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản và làm muối thêm yếu tố đất thì đây là vùng không thích hợp cho trồng lúa. Vụ ĐX không có yếu tố mặn nên đây là vụ mùa đánh giá thích nghi tốt cho nhóm giống chịu mặn kém.

Bảng 3.8: Tổng diện tích thích nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn ứng với từng đơn vị

hành chánh - vụ Đông xuân Giống lúa chịu mặn stt Tên Trạm (Huyện) S1 S2 S3 N 1 TP. Sóc Trăng 0 3167,97 748,95 3743,68 2 Huyện Kế Sách 0 559,60 27657,97 0

Giống lúa chịu mặn

stt

Tên Trạm

(Huyện) S1 S2 S3 N

3 Huyện Mỹ Xuyên 0 0 0 37230,63

4 Huyện Vĩnh Châu 0 0 0 46773,60

5 Huyện Mỹ Tú 0 22643,78 6500,10 6120,03

6 Huyện Long Phú 0 20390,68 1508,90 2051,64

7 Huyện Cù Lao Dung 0 0 0 14730,04

8 Huyện Thạnh Trị 0 16223,37 0 12459,88 9 Huyện Ngã Năm 0 12896,02 408,10 9471,52 10 Huyện Châu Thành 0 10540,05 10761,50 1104,09 11 Huyện Trần Đề 0 376,85 0 37237,92 Tổng diện tích 0 86798,32 47585,52 170923,03 Tỉ lệ thích nghi 0% 28,43% 15,59% 55,98% *Hè Thu

Vụ Hè Thu từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch. Thời vụ xuống giống chính từ 15/04 đến 1/05. Một số nơi có diện tích xuống giống trễ hơn vào giữa tháng 05 đến đầu tháng 6 (thường gọi là vụ Hè Thu muộn).

Hình 3.5: Bản đồ phân vùng thích nghi giống lúa chịu mặn kém vụ Hè thu

Hình 3.6: Bản đồ phân vùng thích nghi nhóm giống lúa chịu mặn trung bình vụ Hè Thu

Hình 3.7: Bản đồ phân vùng thích nghi nhóm giống lúa chịu mặn cao vụ Hè Thu

Bảng 3.9: Tổng diện tích thích nghi của ba nhóm giống lúa ứng với từng đơn vị hành chánh - vụ hè thu

Giống lúa chịu mặn kém Giống lúa chịu mặn trung bình Giống lúa chịu mặn cao

stt Tên Trạm (Huyện) S1 S2 S3 N S1 S2 S3 N S1 S2 S3 N 1 TP. Sóc Trăng 0 0 0 7660,60 0 0 0 7660,60 0 0 26,86 7633,74 2 Huyện Kế Sách 26,28 13852,64 11452,23 2886,42 26,28 22634,12 2670,75 2886,42 26,28 22634,12 5557,17 0

3 Huyện Mỹ Xuyên 0 0 0 37230,63 0 0 0 37230,63 0 0 0 37230,63

4 Huyện Vĩnh Châu 0 0 0 46773,60 0 0 0 46773,60 0 0 0 46773,60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Huyện Mỹ Tú 0 0 449,56 34814,35 0 222,16 227,40 34814,35 0 222,16 4006,40 31035,35

6 Huyện Long Phú 0 0 68,53 23882,69 0 3,28 65,25 23882,69 0 3,28 5774,31 18173,63

7 Huyện Cù Lao Dung 0 0 0 14730,04 0 0 0 14730,04 0 0 0 14730,04

8 Huyện Thạnh Trị 0 0 0 28683,25 0 0 0 28683,25 0 0 0 28683,25

9 Huyện Ngã Năm 0 0 0 22775,64 0 0 0 22775,64 0 0 0 22775,64

10 Huyện Châu Thành 437,27 115,90 1792,85 20059,62 437,27 1254,93 653,82 20059,62 437,27 1254,94 13069,68 7643,75

Giống lúa chịu mặn kém Giống lúa chịu mặn trung bình Giống lúa chịu mặn cao

S1 S2 S3 N S1 S2 S3 N S1 S2 S3 N

Tổng diện tích thích nghi 463,55 13968,54 13763,17 277111,61 463,55 24114,49 3617,22 239496,84 463,55 24114,50 28434,42 214679,63 Tỷ lệ thích nghi 0,15% 4,58% 4,51% 90,76% 0,15% 7,90% 1,18% 78,44% 0,15% 7,90% 9,31% 70,32%

Kết quả đánh giá thích nghi cho nhóm giống chịu mặn kém cho thấy khả năng chống chịu mặn của nhóm giống này không cao và còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mặn và loại đất nên phạm vi thích nghi thấp hơn các nhóm giống lúa còn lại. Nhóm giống lúa chịu mặn kém, trung bình và cao có cùng diện tích thích nghi cao rất thấp, S1 chỉ có 463,55ha (0,15%) và thích nghi trung bình S2 và S3 chiếm diện tích khoảng 13.763,18ha (trên 4,5%) tập trung ở các huyện Kế Sách và một phần nhỏ diện tích huyện Châu Thành. Vùng này do ảnh hưởng của đất sét trương nở và khống chế bởi lượng mưa và cao trình nên ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của vùng. Diện tích không thích nghi là khá cao 277.111,61ha (90,76%) chiếm đa số ở các huyện trong tỉnh và một phần huyện Kế Sách với nguyên nhân lớn do xâm nhập mặn của nước. Ngoài ra dưới sự xâm nhập mặn khá rộng của nước làm nhiễm mặn diện rộng ở các huyện Châu Thành, Mỹ Tú, Trần Đề, Thành phố Sóc Trăng và một phần huyện Long Phú, Thạnh Trị và Ngã Năm (ảnh hưởng từ tỉnh Bạc Liêu).

Nhóm giống lúa chịu mặn trung bình và cao có khả năng chống chịu mặn cao hơn giống chịu mặn kém vì thế tỷ lệ thích nghi cao hơn với S2 khoảng 7,9% (24.114,49ha) tập trung vào các huyện Kế Sách, Châu Thành và phần diện tích nhỏ huyện Long Phú và Mỹ Tú với hầu hết các yếu tố tác động, đối với giống chịu mặn trung bình vùng có diện tích thích nghi S3 3.617,22ha (1,18%) nhỏ hơn giống chịu mặn kém và cao, ở các huyện Châu Thành, Mỹ Tú, Long Phú và Kế Sách nhưng lại có diện tích không thích nghi cao hơn giống chịu mặn cao với diện tích 239.496,84ha (78,44%) trong khi đó giống chịu mặn cao thì có 214.679,63ha (70,32%) hiện diện ở hầu hết các huyện trong tỉnh, có được sự trên lệch về diện tích cũng như tỉ lệ thích nghi đó chủ yếu do đặc tính chịu mặn của từng loại giống khác nhau và cũng góp phần ảnh hưởng đến năng suất sau thu hoạch.

* Thu Đông

Vụ Thu Đông xuống giống phổ biến vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Thời điểm xuống giống vụ Thu Đông sớm hơn vụ ĐX nên lúa không bị ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn mà bị ảnh hưởng chủ yếu loại đất canh tác và một phần của lượng mưa. Trong khi huyện Cù Lao Dung, Trần Đề, Vĩnh Châu và phần lớn huyện Mỹ Xuyên có yếu tố bất lợi (không thích nghi chiếm trên 99%) cho việc gieo trồng là đất, đặc biệt là huyện Cù Lao Dung quanh năm hầu như chỉ chuyên canh cây mía là chủ yếu và huyện Vĩnh Châu tuy không có sự xâm nhập mặn vụ này nhưng người dân đã tận dụng đê bao và địa hình gần biển nên cũng đã phát triển mạnh ngành làm muối và nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm chủ yếu), huyện Mỹ Xuyên cũng đã tích cực không kém việc đẩy mạnh cũng cố đê bao và dùng nguồn nước ngọt qua các kênh rạch từ các huyện khác giúp việc gieo trồng có thêm năng suất. Với mức thích nghi kém chiếm tổng diện tích S3 là 47585,52ha (15,59%), trong đó Huyện Kế Sách có diện tích thích nghi kém (S3) cao nhất trong huyện do lượng mua thấp hoặc không mưa và nông nghiệp huyện này chú trọng là vườn cây ăn quả, ngoài ra Huyện Long Phú

và Thành phố Sóc Trăng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như đất, cao trình và thủy văn do đó cần có sự quan tâm thêm của các cơ quan và người dân giúp tăng năng suất mùa vụ trong vùng đạt mức cao nhất với tổng diện tích thích nghi S2 tỉnh là 38.856,31 chiếm 12,73%, không kém phần thích nghi cao thì các huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị và Ngã Năm là một trong các huyện được thiên nhiên ưu đãi nhất với tổng diện tích thích nghi trong tỉnh 47942,01ha chiếm 15,70% thì tỉ lệ thích nghi ở các huyện này so với tổng diện tích nghi trong huyện từ 41,59% - 43,44%.

Bảng 3.10: Tổng diện tích thích nghi của ba nhóm giống lúa ứng với từng đơn vị hành chánh – vụ Thu Đông Giống lúa chịu mặn stt Tên Trạm (Huyện) S1 S2 S3 N 1 TP. Sóc Trăng 0 3167,97 748,95 3743,68 2 Huyện Kế Sách 26,28 533,32 27657,97 0

3 Huyện Mỹ Xuyên 0 0 0 37230,63

4 Huyện Vĩnh Châu 0 0 0 46773,60

5 Huyện Mỹ Tú 18099,56 4544,22 6500,10 6120,03

6 Huyện Long Phú 0 20390,68 1508,90 2051,64

7 Huyện Cù Lao Dung 0 0 0 14730,04

8 Huyện Thạnh Trị 13597,59 2625,78 0 12459,88 9 Huyện Ngã Năm 12896,02 0 408,10 9471,52 10 Huyện Châu Thành 3322,56 7217,49 10761,50 1104,09 11 Huyện Trần Đề 0 376,85 0 37237,92 Tổng diện tích 47942,01 38856,31 47585,52 170923,03 Tỉ lệ thích nghi 15,70% 12,73% 15,59% 55,98%

Hình 3.8: Bản đồ phân vùng thích nghi các nhóm giống lúa chịu mặn vụ Thu Đông

* Xuân hè

Vụ Xuân hè được xuống giống vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 nên gặp khó khăn với lượng mưa thấp và xâm nhập mặn do đó cần phải gieo trồng trước khi mặn có thể xâm hại.

Hình 3.9: Bản đồ phân vùng thích nghi các nhóm giống lúa chịu mặn kém vụ Xuân hè

Hình 3.10: Bản đồ phân vùng thích nghi các nhóm giống lúa chịu mặn trung bình vụ

Xuân hè (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.11: Bản đồ phân vùng thích nghi các nhóm giống lúa chịu mặn cao vụ Xuân hè

Bảng 3.11: Tổng diện tích thích nghi của ba nhóm giống lúa ứng với từng đơn vị hành chánh – vụ Xuân hè

Giống lúa chịu mặn kém Giống lúa chịu mặn trung bình Giống lúa chịu mặn cao

stt Tên Trạm (Huyện) S1 S2 S3 N S1 S2 S3 N S1 S2 S3 N 1 TP. Sóc Trăng 0 3631,67 285,25 3743,68 0 3631,67 285,25 3743,68 0 3631,67 285,25 3743,68 2 Huyện Kế Sách 7277,34 18263,17 2677,05 0 7277,34 18263,17 2677,05 0 7277,34 18263,17 2677,05 0 3 Huyện Mỹ Xuyên 0 0 0 37230,63 0 0 0 37230,63 0 0 0 37230,63 4 Huyện Vĩnh Châu 0 0 0 46773,60 0 0 0 46773,60 0 0 0 46773,60 5 Huyện Mỹ Tú 18100,99 4542,79 6500,10 6120,03 18100,99 4542,79 6500,10 6120,03 18100,99 4542,79 6500,10 6120,03 6 Huyện Long Phú 0 20529,76 1265,87 2155,59 0 20824,63 971,00 2155,59 0 20824,63 1074,95 2051,64 7 Huyện Cù Lao Dung 0 0 0 14730,04 0 0 0 14730,04 0 0 0 14730,04 8 Huyện Thạnh Trị 13603,17 2615,53 0 12464,55 13603,17 2615,53 0 12464,55 13603,17 2615,53 0 12464,55 9 Huyện Ngã Năm 12896,02 0 408,10 9471,52 12896,02 0 408,10 9471,52 12896,02 0 408,10 9471,52 10 Huyện Châu Thành 5898,04 14088,41 1315,10 1104,09 5898,04 14088,41 1315,10 1104,09 5898,04 14088,41 1315,10 1104,09 11 Huyện Trần Đề 0 363,44 0 37251,33 0 363,44 0 37251,33 0 363,44 13,40 37237,93 Tổng diện tích thích nghi 57.775,56 64034,77 12451,47 171045,06 57775,56 64329,64 12156,60 171045,06 57775,56 64329,64 12273,95 170927,71 Tỷ lệ thích nghi 18,92% 20,97% 4,08% 56,02% 18,92% 21,07% 3,98% 56,02% 18,92% 21,07% 4,02% 55,99%

Qua kết quả đánh giá thích nghi của GIS cho thấy cả ba nhóm giống lúa có khả năng thích nghi cao và trung bình tập trung chủ yếu ở các huyện Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Tú và một phần ở các huyện Kế Sách và Châu Thành với tỉ lệ từ cao (trên 50%) đến trung bình và thấp (không dưới 25%), hầu hết các huyện còn lại đạt mức thích nghi kém S3 và không thích nghi N tập trung ở các huyện Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung, Trần Đề và Vĩnh Châu khoảng trên 80% diện tích. Đây là vụ có khả năng thích nghi nhất trong các vụ mùa với tổng thích nghi S1 và S2 là 40,03% kế tiếp là vụ Thu Đông chiếm 38,42% và cuối cùng là vụ Đông Xuân chỉ không có thích nghi S1. Nhìn chung, cả 3 nhóm giống chịu mặn kém, trung bình và cao điều đạt mức thích nghi cao đến không thích nghi gần như tương quan với nhau, do mùa vụ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi thấp hơn các mùa vụ khác trong năm, tuy có tác động bởi tháng mặn vào đầu vụ nhưng với mức xâm nhập thấp và chủ yếu các huyện ven biển, đó cũng là thuận lợi cho các nhà nuôi trồng thủy sản bắt đầu một vụ mùa mới cho năm mới.

Vụ Đông Xuân, Thu Đông và Xuân Hè không bị ảnh hưởng của mặn vào thời gian và địa điểm xuống giống nên phân vùng khả năng thích nghi sẽ được áp dụng cho các giống lúa chịu mặn trong tỉnh nhưng trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển cũng như để đạt được năng suất cao sau thu hoạch thì giống lúa chịu mặn kém luôn được quan tâm nhất do sự nhiễm mặn vào giai đoạn cuối mùa vụ, hai nhóm giống chịu mặn cao và trung bình sẽ có sự đánh giá thích nghi tốt hơn trong điều kiện tự nhiên bất lợi của mặn (do nước), so với các vụ này thì các nhóm giống này sẽ thích nghi và tăng trưởng tốt.

3.4 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT LÚA TỈNH SÓC TRĂNG

Biến đổi khí hậu hiện nay cũng như trong thế kỷ 21 phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát thải khí nhà kính, tức là phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, các kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng dựa trên các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu (Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, 2009). Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt N am bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và (7) Khả năng chủđộng cập nhật.

Bên cạnh đó, Tô Văn Trường (2008) cũng đã nghiên cứu và xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo quan điểm BĐKH tác động lên nhiều yếu tố khí tượng - thuỷ văn và nhiều lĩnh vực đặc biệt tác giả đã đánh giá tác động của NBD lên 2 dạng thiên tai quan trọng nhất là xâm nhập mặn vào mùa khô/kiệt và ngập lụt vào mùa mưa/lũ. Tác giả đã đưa ra phương án ảnh hưởng do ngập lụt và sự xâm nhập mặn vào mùa kiệt với mực nước dâng 1 mét tính đến năm 2100 với mục

đích dự báo mức độ ảnh hưởng xấu nhất đến sản xuất lúa khắp các tỉnh ĐBSCL. Kết quả đánh giá tác động của nước biển dâng lên xâm nhập mặn và ngập lụt ĐBSCL của Tô Văn Trường với sự xâm nhập mặn vào mùa khô và mực nước biển dâng trong mùa lũ được sử dụng để phân tích mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật gis đánh giá khả năng thích nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh sóc trăng (Trang 54 - 71)