Nhìn chung có hai phương pháp chính để xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu tiểu học dựa trên SOA:
Bùi Văn Quý CH CNTT 2013 39 đầu hệ thống theo mô hình SOA.
- Phương pháp 2: Xây dựng theo kiểu bottom-up nghĩa là xây dựng SOA dựa vào một bộ thư viện hay một nền tảng có sẵn.
Mỗi cách đều có những ưu nhược điểm riêng. Nếu xây dựng ngay từ đầu thì có thể dễ dàng kiểm soát và tối ưu nó, tuy nhiên chúng ta sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, nhân lực và tiền bạc thì mới có thể xây dựng được hệ thống hoàn chỉnh. Ngược lại, nếu xây dựng hệ thống từ nền tảng có sẵn, chúng ta sẽ có được nhiều cái lợi như: thời gian phát triển và triển khai nhanh, được hỗ trợ tốt hơn. Bù lại chúng ta sẽ không thể tự do chỉnh sửa và thay đổi theo ý muốn.
Một số hệ thống cũ muốn nâng cấp hay tích hợp thêm một số dịch vụ hoặc tổ hợp lại với nhau thành một hệ thống lớn thường sử dụng phương pháp bottom-up để tận dụng cơ sở hạ tầng có sẵn và tiết kiệm chi phí. Còn hầu hết những hệ thống lớn hiện nay đi vào xây dựng đều theo định hướng SOA và áp dụng phương pháp top- down, nhằm mục đích đảm bảo khả năng mở rộng và thường xuyên thay đổi các yêu cầu với hệ thống. Tùy vào từng hệ thống mà việc xây dựng kiến trúc hướng dịch vụ có thể sử dụng chiến lược phù hợp.
Với hệ thống quản lý phổ cập tiểu học sẽ đi theo hướng phát triển từ đầu với mong muốn xây dựng hệ thống dựa trên SOA được tối ưu nhất.
Xây dựng hệ thống theo phương pháp top-down
Trong xây dựng hệ thống, top-down là cách xây dựng lấy xuất phát điểm là các yêu cầu ngiệp vụ, sau đó xác định các yêu cầu chức năng, các tiến trình nghiệp vụ và các tiến trình con, các trường hợp sử dụng (use cases) và đi tới xác định các thành phần, các dịch vụ... của hệ thống.
Phương pháp top-down hỗ trợ tạo ra các bước để hình thành tầng dịch vụ. Với phương pháp này phổ biến để tạo ra những kiến trúc dịch vụ có chất lượng cao, trong quá trình tạo ra nhiều những nghiệp vụ được sử dụng lại với các dịch vụ ứng dụng khác.
- Bước 1: Xác định phân loại các tập thông tin (Define relevant ontology) Bước này là để xác định, phân loại các tập thông tin được xử lý bởi các cơ cấu tổ chức của hệ thống. Các kết quả này là các từ vựng phổ biến, như sự định nghĩa mối quan hệ giữa các tập thông tin này với tập thông tin khác là như thế nào.
Bùi Văn Quý CH CNTT 2013 40 Các tổ chức có phạm vi rộng lớn hơn cùng với nhiều phạm vi nghiệp vụ có thể có vài ontology, theo mỗi cách quản lý thì các nghiệp vụ chia ra một cách rõ ràng. Bước 2: Gắn kết thích hợp mô hình nghiệp vụ (Align relevant business models).
- Bước 3: Thực hiện phân tích hướng đối tượng (perform service-oriented analysis): Xác định các dịch vụ và hướng tiếp cận cho các dịch vụ, mô hình hóa các dịch vụ.
- Bước 4: Thực hiện thiết kế hướng đối tượng (perform service-oriented design)
Thực hiện thiết kế hướng dịch vụ.
- Bước 5: Phát triển dịch vụ (Develop services)
Phát triển các dịch vụ theo yêu cầu. Các dịch vụ được phát triển theo những bản thiết kế kỹ thuật tương ứng với các đặc tả dịch vụ được tạo ra ở bước 4.
- Bước 6: Kiểm thử dịch vụ (Test service operations)
Giai đoạn kiểm thử được yêu cầu cho tất cả quá trình hoạt động của dịch vụ và quá trình kiểm tra phải thực hiện đảm bảo chất lượng. Các dịch vụ vượt qua được sự kiểm tra coi như đạt chất lượng và có thể tái sử dụng sau này.
- Bước 7: Triển khai dịch vu (Deploy service)
Quan tâm tới vấn đề thực thi, xác định tiềm năng tương lai sử dụng lại của dịch vụ. Để tạo điều kiện cho nhiều người yêu cầu dịch vụ, các dịch vụ sử dụng lại có thể mở rộng năng lực xử lý và cần có sự bảo mật. Đồng thời, cần phải cung cấp cả khả năng truy cập cho dịch vụ.
Kết luận
Các khái niệm cơ bản về kiến trúc hướng dịch vụ là rất quan trọng để hình thành nên những khái niệm ban đầu cho kiến trúc tổng thể của hệ thống. Tác giả cũng đã nghiên cứu nhiều giải pháp công nghệ khác nhau để cài đặt loại kiến trúc này. Trong đó, theo quan điểm của tác giả, Web Service là một giải pháp phù hợp nhất. Các bước trong quá trình phát triển hệ thống hướng dịch vụ cũng đã được nghiên cứu cụ thể. Chương III tiếp theo sẽ trình bày những chi tiết chính của quá trình cài đặt hệ thống phổ cập tiểu học.
Bùi Văn Quý CH CNTT 2013 41
CHƢƠNG III: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU PHỔ CẬP TIỂU HỌC