Các yêu cầu chức năng

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý dữ liệu phổ cập tiểu học dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ (Trang 41)

Các chức năng này được xây dựng trong hệ thống bao gồm các chức năng về quản lý, báo cáo thống kê.

Mục Tên yêu cầu Mô tả yêu cầu

1 Quản lý thôn, xã, huyện, tỉnh

Quản lý các thông tin của các đơn vị hành chính theo cấp, được sử dụng để cho biết địa chỉ của các đối tượng tham gia.

2 Quản lý chủ hộ Quản lý, cập nhật các thông tin cho chủ hộ của các thôn trong xã.

3 Quản lý trẻ Chức năng quan trọng nhất của hệ thống, dùng để quản lý, cập nhật thông tin cho các trẻ, là các đối tượng chính các thông tin được sử dụng trong các báo cáo thống kê.

4 Quản lý trẻ ở nơi khác

Đây là việc quản lý những có hộ khẩu thường trú trong xã, nhưng sang học ở trường trong xã. 5 Quản lý lớp Quản lý, cập nhật thông tin của các lớp trong

trường thuộc xã. 6 Quản lý các giáo

viên, giáo viên chủ nhiệm

Quản lý, cập nhật thông tin của các giáo viên tham gia giảng dạy trong trường, thuộc xã.

7 Quản lý thông tin cơ sở vật chất trong trường

Quản lý, cập nhật thông tin chung về cơ sở vật chất trong trường, diện tích, số lượng các tài sản, chất lượng của cơ sở vật chất…

8 Quản lý thông tin của đội ngũ cán bộ nhân

Quản lý, cập nhật thông tin chung về đội ngũ giáo viên, nhân viên làm việc trong trường, chức vụ,

Bùi Văn Quý CH CNTT 2013 42 viên làm việc trong

trường

trình độ đào tạo, xếp loại…

9 Quản lý kết quả thi tốt nghiệp

Quản lý, cập nhật kết quả thi tốt nghiệp của các năm trong trường, cho ta một cái nhìn về việc thi tốt nghiệp: số phòng thi, tổng số đăng kí, bỏ thi,phân loại đỗ, độ tuổi tốt nghiệp…

10 Quản lý học sinh chuyển đi chuyển đến

Quản lý các thông tin của học sinh chuyển đi học nơi khác, học sinh đến học tại trường.

11 Quản lý học sinh lên lớp, lưu ban

Quản lý việc lên lớp, lưu ban của các học sinh trong các lớp trong trường.

12 Quản lý trẻ em khuyết tật

Quản lý tình trạng khuyết tật của các trẻ trong xã, trong trường.

13 Cung cấp các báo cáo thống kê theo tiêu chuẩn

Hệ thống cần cung cấp đầy đủ các báo cáo, thống kê theo nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo về, định dạng, cấu trúc…

Bảng 3.1: Các yêu cầu chức năng của hệ thống 3.1.2. Các yêu cầu phi chức năng

Các yêu cầu phi chức năng của hệ thống được xác định trong bảng dưới đây. Để đáp ứng được các yêu cầu này, hệ thống cần có kiến trúc phù hợp để xây dựng hệ thống. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết ở chương II, hệ thống sẽ được tích hợp SOA và Web Service để đáp ứng được các yêu cầu này.

Mục Tên yêu cầu Mô tả yêu cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Hệ thống chạy ổn định

Hệ thống chạy ổn định trên môi trường Web, di động.

2 Giao diện thân thiện Giao diện thân thiện, dễ nhìn, dễ dàng thao tác, dễ sử dụng, …

3 Bảo mật dữ liệu Dữ liệu được bảo mật trong phạm vi của trường, huyện, tỉnh. Mỗi nhân viên sử dụng phần mềm ở các cấp đều có quyền hạn riêng.

Bùi Văn Quý CH CNTT 2013 43 5 Khả năng nâng cấp

và mở rộng hệ thống

Nâng cấp hệ thống dễ dàng khi có yêu cầu thay đổi.

6 Giảm thiểu giá thành Giảm thiểu chi phí xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống.

Bảng 3.2: Các yêu cầu phi chức năng 3.2. Phân tích các dịch vụ

Các dịch vụ xử lý các quy trình nghiệp vụ phổ cập tiểu học gồm dịch vụ người dùng, dịch vụ giáo dục, dịch vụ hộ khẩu gia đình và dịch vụ báo cáo thống kê. Các dịch vụ này được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về SOA, các yêu cầu chức năng và phi chức năng của hệ thống, và các đối tác sẽ sử dụng dịch vụ của hệ thống.

3.2.1. Dịch vụ người dùng

Phổ cập giáo dục là công tác trọng tâm của các trường và các đơn vị chức năng, nó luôn được đặt lên hàng đầu trong các nhiệm vụ thường niên. Đối với các đơn vị quản lý cấp cao hơn như huyện thì phải bao quát được tình hình phổ cập tiểu học của các trường trong các xã do mình quản lý.

Các nhân viên quản lý cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý tình hình phổ cập trong các trường ở huyện do mình quản lý. Nhân viên quản lý cấp huyện chịu trách nhiệm cấp phát tài khoản cho các trường. Vì mỗi tài khoản được cấp phát cho một trường, nhân viên có tài khoản này sẽ có chức năng như một người quản lý cấp trường.

Đối với nhân viên quản lý cấp huyện thì ngoài quản lý các admin cấp trường thì còn có chức năng xem tình hình báo cáo thống kê của các trường do mình quản lý mà không được thao tác vào quá trình nhập liệu của các trường, để tránh việc sai lệch của dữ liệu. Đối với các admin cấp trường khi được admin cấp huyện cấp phát tài khoản sẽ chịu trách nhiệm quản lý các công việc nhập liệu và thống kê cũng như quản lý các người dùng cấp dưới.

Về quản lý, các admin cấp trường sẽ có quyền tạo ra các “nhóm chức năng”, mỗi nhóm sẽ sử dụng một số chức năng nào đó mà người quản lý quy định, ví dụ chuyên nhập liệu, hay chuyên thống kê, cũng có thể chỉ được tham gia vào quá trình

Bùi Văn Quý CH CNTT 2013 44 nhập trẻ. Sau khi tạo được “nhóm chức năng” thì sẽ cấp quyền cho người dùng, mỗi người dùng sẽ có một tài khoản và được phân vào một “nhóm chức năng” đã có ở trên. Các người dùng trong một trường, khi đăng nhập vào hệ thống sẽ chỉ sử dụng được các chức năng trong nhóm mình được phân công. Trong quá trình sử dụng các admin hay người dùng có thể thay đổi lại mật khẩu nếu cảm thấy cần thiết.

3.2.2. Dịch vụ cung cấp thông tin hộ khẩu gia đình

Là một trong 2 dịch vụ được sử dụng nhiều nhất và các dịch vụ này được cung cấp cho hệ thông khác như hệ thống phổ cập trung học cơ sở và hệ thống phổ cập trung học phổ thông.

Phần nghiệp vụ quan trọng nhất của hệ thống là quản lý hộ khẩu và quản lý trẻ trong phần nghiệp vụ này phải phân biệt rõ giữ trẻ có hộ khẩu tại xã đang quản lý, trẻ chuyển cả hộ khẩu về xã đang quản lý, trẻ có hộ khẩu tại xã nhưng lại học ở trường ngoài xã (học ngoại tuyến).

Quản lý trẻ ở ngoài xã phải hiểu rõ trẻ có hộ khẩu ngoài xã tức là trẻ ở nơi khác không thuộc xã quản lý đến học, trẻ chuyển học đi nơi khác hoặc về xã nơi chủ hộ đang sống. Trong thôn quản lý các hộ khẩu là tên bố hoặc mẹ được nhập liệu, cập nhật ở từng thôn trong xã đang được người dùng quản lý, mỗi chủ hộ sẽ có một số phiếu không được trùng số phiếu đó ở trong thôn.

Chức năng chính của hệ thống là quản lý các trẻ trong chủ hộ. Khi người dùng có được thông tin chủ hộ sẽ nhập liệu, cập nhật dữ liệu các trẻ ứng với từng chủ hộ trong đó việc nhập liệu, cập nhật thông tin trẻ đi học, bỏ học, chuyển đến, chuyển sang xã khác học, đã hoàn thành chương trình tiểu học, bị lên lớp lưu ban, chưa đi học, đi học muộn, đi học sớm, khuyết tật, bị chết hoặc mất tích. Hệ thống sẽ được cập nhật khi đầy đủ thông tin. Trẻ chỉ nhập liệu lần đầu các năm sau sẽ tự động tăng theo năm học nếu không có sự thay đổi, nếu có sự thay đổi thì tìm và cập nhật lại trẻ.

3.2.3. Dịch vụ giáo dục

Sau một thời gian nhân sự hay cơ sở vật chất có sự thay đổi thì số liệu về nhân sự hay cơ sở vật chất sẽ được tổng hợp lại và quản lý sẽ lưu trữ những kết quả tổng hợp đó, để phục vụ cho việc tra cứu và điều tra sau này.

Bùi Văn Quý CH CNTT 2013 45 Đối với việc quản lý đội ngũ giáo viên phải quản được những thông tin chính như: tổng số cán bộ, cán bộ quản lý, số giáo viên, trình độ đào tạo, loại hình đào tạo, xếp loại giảng dạy. Đối với việc quản lý cơ sở vật chất phải quản lý được những thông tin ví dụ như tổng số lớp, số lớp ghép, phòng học trên C4, cấp 4, dưới C4, các phòng chức năng như: phòng ban giám hiệu, văn phòng, thư viện, phòng y tế, phòng đội, phòng tin học, nhà vệ sinh… và sân chơi, bãi tập.

Kết thúc mỗi năm học sẽ có thông tin về kết quả thi tốt nghiệp của các lớp cuối cấp cần được lưu trữ, và phần nhập liệu kết quả thi tốt nghiệp sẽ thực hiện nhiệm vụ lưu trữ các thông tin về kết quả thi tốt nghiệp qua các năm học của trường. Khi kết thúc mỗi năm học và đã có thông tin về kết quả thi tốt nghiệp của năm đó, dữ liệu về kết quả thi tốt nghiệp sẽ được lưu trữ trên sổ sách để tiện cho việc theo dõi, quản lý và chỉnh sửa khi có sai xót.

Việc quản lý kết quả thi tốt nghiệp phải quản lý được những thông tin ví dụ như: năm học, tổng số phòng thi, đăng ký dự thi, số học sinh nữ, tổng số tốt nghiệp tiểu học, số học sinh bỏ thi, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học, số học sinh tốt nghiệp loại giỏi, số học sinh tốt nghiệp loại khá, số học sinh tốt nghiệp loại trung bình, số học sinh tốt nghiệp loại đặc cách...

3.2.4. Dịch vụ thống kê báo cáo

Dịch vụ thống kê báo cáo được sử dụng nhiều bởi các hệ thống khác, nó sẽ cung cấp các thống kê kết quả mà các hệ thống khác cần sử dụng. Theo thường niên việc thống kê báo cáo sẽ được thực hiện, các đoàn kiểm tra công tác phổ cập giáo dục tiểu học sẽ xuống đơn vị xã/phường để làm việc, ban chỉ đạo phổ cập tiểu học xã/phường và trường tiểu học của xã sẽ cùng làm việc và đưa ra các thống kê báo cáo theo tiêu chuẩn của bộ giáo dục.

Nhà trường phải tập hợp thống kê đầy đủ chính xác, đồng thời đồng chí được sự phân công của hiệu trưởng tiểu học là người chịu trách nhiệm trong việc tập hợp, thống kê kết quả phổ cập tiểu học theo các mẫu biểu yêu cầu.

3.3. Phân tích thiết kế UML 3.3.1 Biểu đồ use case tổng quát 3.3.1 Biểu đồ use case tổng quát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng dưới đây sẽ mô tả các tác nhân như admin cấp trường, huyện, người dùng tác động vào hệ thống thông qua các tình huống:

Bùi Văn Quý CH CNTT 2013 46

STT Tác nhân chính Tên Use case

1 Admin cấp huyện

Đăng nhập: Đăng nhập để vào hệ thống với quyền là admin cấp huyện.

Quản lý admin cấp trường: Quản lý, cấp tài khoản cho các admin cấp trường do mình quản lý.

Quản lý và xem các thống kê báo cáo của các trường trong xã

2 Admin cấp trường

Đăng nhập: Đăng nhập vào hệ thống với quyền là admin cập trường.

Quản lý nhóm người dùng: Mỗi nhóm có một số chức năng mà admin cho phép sử dụng.

Quản lý người dùng: Quản lý và cấp tài khoản cho mỗi người dùng trong trường.

Thống kê theo các tiêu chuẩn, mẫu biểu của bộ giáo dục.

Quản lý và nhập liệu các số liệu, để thực hiện lưu trữ và xử lý tính toán thống kê.

Quản lý đội ngũ cán bộ đang làm việc trong trường cũng như cơ sở vật chất và kết quả thi tốt nghiệp.

3 Người dùng Đăng nhập: Đăng nhập vào hệ thống với quyền là người dùng do admin cấp trường cấp.

Thống kê báo cáo: Thống kê theo các tiêu chuẩn, mẫu biểu của bộ giáo dục, nếu tài khoản của người dùng thuộc nhóm mà có thể sử dụng được chức năng này. Nhập liệu: Quản lý và nhập liệu các số liệu, để thực hiện lưu trữ và xử lý tính toán thống kê, nếu tài khoản của người dùng thuộc nhóm mà có thể sử dụng được

Bùi Văn Quý CH CNTT 2013 47 chức năng này.

Quản lý đội ngũ cán bộ đang làm việc trong trường cũng như cơ sở vật chất và kết quả thi tốt nghiệp.

Bảng 3.3: Xác định các tình huống sử dụng (use case)

Mục đích sử dụng hệ thống “Xử lý dữ liệu phổ cập” nhằm mục đích giúp cho việc quản lý và thống kê các báo cáo theo các mẫu biểu tiểu chuẩn mà không phải tốn nhiều công sức, tiền bạc, thời gian.

Bùi Văn Quý CH CNTT 2013 48 - Tác nhân: Người dùng hệ thống như: admin cấp huyện, admin cấp trường, người dùng hệ thống.

- Mô tả: Hệ thống cho phép người dùng vào sử dụng các chức năng để thực hiện việc quản lý, nhập liệu cũng như thống kê các báo cáo, lấy số liệu.

Điều kiện cần: Người dùng phải được cấp một tài khoản và sau đó đăng nhập vào hệ thống mới thực hiện được các chức năng mong muốn.

Dòng sự kiện: Dòng sự kiện chính:

Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống 1. Đăng nhập vào hệ thống.

3. Nhập thông tin đăng nhập.

4. Gửi thông tin đăng nhập tới hệ thống.

6. Sử dụng một chức năng.

8. Đưa ra các thông số đầu vào.

10. Hiển thị kết quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Hiển thị trang đăng nhập.

5. Kiểm tra thông tin đăng nhập và loại tài khoản, nếu đúng thì cho phép truy cập hệ thống, sai thì đưa ra thông báo.

7. Hiển thị giao diện chức năng

9. Xử lý từ các dịch vụ và trả ra các kết quả tương ứng.

Bảng 3.4: Dòng sự kiện chính cho use case hệ thống

Dòng sự kiện phụ: Người dùng đăng nhập sai tài khoản sẽ không vào sử dụng được những chức năng này của hệ thống.

• Dòng sự kiện thứ nhất:

Hệ thống hiển thị thông báo không đăng nhập thành công khi tên đăng nhập và mật khẩu nhập vào không hợp lệ sau đó kết thúc use case.

• Dòng sự kiện thứ hai:

Hệ thống có lỗi trong quá trình xử lý xác nhận tài khoản sẽ hiển thị thông báo lỗi và kết thúc use case.

Bùi Văn Quý CH CNTT 2013 49 • Dòng sự kiện thứ ba:

Quản trị hoặc thành viên hủy yêu cầu đăng nhập. Hệ thống bỏ qua hộp thoại đăng nhập, hiển thị lại giao diện ban đầu và thông báo cho người dùng và kết thúc use case.

3.3.2. Biểu đồ lớp tổng quát

Dưới đây là biểu đồ lớp tổng quát cho hệ thống quản lý phổ cập giáo dục tiểu học, biểu đồ miêu tả các mối quan hệ giữa các lớp trong hệ thống ví dụ như quan hệ giữa trẻ và chủ hộ là quan hệ 1-nhiều (1-n) vì trong một chủ hộ có nhiều trẻ, mà trẻ chỉ nằm trong một gia đình, ngoài ra còn có các quan hệ khác như quan hệ 1-1, n-n. Biểu đồ lớp còn cho thấy các thuộc tính, sự kiện của lớp.

Bùi Văn Quý CH CNTT 2013 50 3.3.3. Biểu đồ tuần tự mức đỉnh

Mô tả tương tác giữa các đối tượng theo trình tự về thời gian và biểu diễn sự tương tác giữa các đối tượng bằng việc nhấn mạnh thứ tự trao đổi giữa các đối tượng.

Hình 3.3: Biểu đồ tuần tự tổng quát hệ thống 3.4. Cài đặt dịch vụ cho hệ thống

Tích hợp Web Service vào hệ thống gồm các dịch vụ như dịch vụ hộ khẩu gia đình, dịch vụ giáo dục, dịch vụ người dùng, dịch vụ thống kê báo cáo. Để làm rõ Web Service tích hợp vào hệ thống như thế nào, sau đây tác giả xin trình bày một dịch vụ tiêu biểu và được sử dụng nhiều ở các cấp bậc trong giáo dục đó là dịch vụ hộ khẩu gia đình:

- Cung cấp thông tin người dùng từ phía web, mobile để quản lý trẻ, quản lý hộ khẩu, quản lý trẻ ngoại lai.

- Tái sử dụng: cung cấp thông tin trẻ, chủ hộ cho các bậc học khác trong hệ thống

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý dữ liệu phổ cập tiểu học dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ (Trang 41)