T. pseudospiralis Toàn thế giới Động vật hoang dã, chim, lợ n
1.1.6. Đặc điểm dịch tễ
1.1.6.1. Đối tượng vật chủ
* Động vật có vú: Mặc dù T. spiralis lần đầu được phát hiện ởđộng vật nuôi, còn các loài khác chủ yếu được phát hiện ký sinh trên động vật hoang dã. Nhưng khi con người quản lý đàn vật nuôi không tốt, một số loại Trichinella
(T.britovi, T. pseudospiralis, T. papuae and T.zimbabwensis) được truyền từ động vật hoang dã sang động vật nuôi thông qua động vật nuôi thả rông hoặc các vật chủ trung gian truyền bệnh khác như chuột. Ngược lại T. spiralis có thể truyền từđộng vật nuôi sang động vật hoang dã.
Trichinella spp. ký sinh trên động vật hoang dã xảy ra ở tất cả các châu lục, ngoại trừ Nam Cực, nơi chưa có bằng chứng về sự ký sinh của giun tròn trên động vật có vú và động vật biển. Trichinella spp. có khả năng gây nhiễm tự nhiên cho hơn 100 loài động vật có vú gồm 11 nhóm: Thú có túi, động vật ăn sâu bọ, động vật không răng, động vật linh trưởng, bộ thỏ, bộ gặm nhấm, động vật biển có vú, động vật ăn thịt, động vật guốc lẻ, động vật guốc chẵn, bộ lạc đà (Pozio et al.,, 2005).
Chu kỳ truyền lây của Trichinella spp. có sự liên quan giữa động vật chủ và kiểu gen của Trichinella. Ví dụở Châu Âu, cùng động vật chủ là lợn hoang dã thì tỷ lệ nhiễm T. spiralis là 49% và T. britovi là 47%. Hay cùng là T. spiralis
nhưng lại gây nhiễm với tần suất khác nhau trên các vật chủ khác nhau: Cáo đỏ là 7%, động vật ăn ăn thịt lên tới 92%. Tương tựở Bắc Mỹ, T. spiralis gây nhiễm cho động vật hoang dã ăn thịt là 12%, trong khi đó nhóm gây bệnh trên động vât hoang dã (T.britovi, T. pseudospiralis, T. papuae and T.zimbabwensis) được phát hiện là 87% (Pozio et al., 2006).
* Ngựa: Từ năm 1975 đến năm 2005, sự bùng phát bệnh Trichinellosis ở người đã xảy ra tại Pháp (2296 người nhiễm trong 8 lần dịch xẩy ra) và Ý (1.038 người nhiễm trong 7 lần dịch xẩy ra). Nguyên nhân là do việc tiêu thụ thịt của những con ngựa nhập từ Canada, Mexico, Hoa kỳ. Chính việc không kiểm soát được nguồn thực phẩm này mà Ủy ban Châu Âu (EC) đã thiết lập cơ chế giám sát và kiểm tra Trichinella spp. trên một số động vật xuất nhập khẩu. Điều tra dịch tễ học chỉ ra rằng, tỷ lệ ngựa nhiễm Trichinella spp. là rất thấp, hấu hết những con ngựa nhiễm Trichinella spp. là từ những nước có tỷ lệ nhiễm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
* Chuột: Chuột có vai trò lớn trong việc truyền lây Trichinella gây nhiễm ngoài tự nhiên vào động vật nuôi.
* Chim: Đến nay có 7 loài chim thuộc 3 bộ (bộ Cú, bộ Sẻ, bộ Hạc) được xác định là vật chủ cho T. pseudospiralis. Và có 6 loài khác nghi ngờ nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục (Pozio, 2007b).
* Bò sát: Có 3 loài bò sát đã phát hiện bị nhiễm Trichinella spp. một cách tự nhiên: Cá sấu nước ngọt và thằn lăn ở sông Nile (Châu Phi), cá sấu nước mặn ở Papua New Guinea (Pozio et al., 1998). Ngoài ra cũng phát hiện được một con Rùa là nguồn lây bệnh cho 2 ca bệnh Trichinellosis tại Thái Lan (Khamboonruang, 1991).
* Động vật lưỡng cư và cá: Không ghi nhận trường hợp nào nhiễm
Trichinella spp. trong tự nhiên. Khi tiến hành thí nghiệm gây nhiễm T. spiralis
cho ếch thì nhận thấy ấu trùng Trichinella spp không phát triển trong cơ của ếch. Thử nghiệm gây nhiễm T. spiralis, T. britovi, T. pseudospiralis và T. papuae zimbabwensisđối với cá cũng thấy Trichinelal spp. không phát triển được (Pozio
et al., 2006).
* Động vật không xương sống: Các nghiên cứu chỉ ra rằng các động vật không xương sống có vài trò rất hạn chế trong việc phân bốấu trùng Trichinella
spp. ở môi trường tự nhiên (Pozio et al., 2006).
* Động vật biển: Thường chỉ có loài T. nativa gây nhiễm cho một số loài động vật có vú sinh sống ở vùng biển Bắc cực như gấu Bắc cực, Cáo Bắc cực, hãi mã, đôi khi cá voi cũng nhiễm.
1.1.6.2. Mối quan hệ của Trichinella spp. ở động vật hoang dã và con người
Chu kỳ sinh trưởng của Trichinella spp. ởđộng vật hoang dã bịảnh hưởng bởi hành động và các thói quyen phổ biến của con người, như việc con người săn bắn động vật hoang dã sau đó sử dụng làm thức ăn cho chính mình, hay khi săn bắn con người chỉ lột lấy da còn bỏ lại thịt và các bộ phận phủ tảng khác, từ đó làm tăng nguy cơ truyền nhiễm Trichinella spp. sang một vật chủ mới, nếu vật chủđó ăn phải thịt thối rữa có nhiễm Trichinella spp. (Pozio et al., 2006). Ngoài ra, điều tra dịch tễ học tại khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Phi chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm Trichinella spp. ởđộng vật hoang dã cao ở những khu vực mà điều kiện tự nhiên bị thay đổi mạnh mẽ do tác động của con người (Pozio, 1998).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
1.1.6.3. Trichinella spp. ở động vật nuôi và các yếu tố nguy cơ
Trên động vật nuôi phổ biến là loài T. spiralis gây nhiễm cho lợn thông qua thức ăn là thịt vụn hoặc rau có dính xác động vật thôi rữa nhiễu ấu trùng
Trichinella. Ngoài ra còn có T. papuae and T. zimbabwensis gây nhiễm cho cá sấu nưới ngọt và cá sấu nước mặn được nuôi tại các trang trại tại Papua New Guinea và Zimbabwe. Chuột cũng là nguồn lây nhiễm Trichinella cho động vật nuôi (Pozio, 2007b).
Trong chăn nuôi động vật một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến việc động vật nuôi bị nhiễm Trichinella spp.:
- Chăn nuôi thả rông đểđộng vật nuôi tiếp xúc với động vật hoang dã. - Sử dụng nguồn thức ăn chưa chế biến hoặc nguồn thức ăn từ xác động vật hoang dã.
- Động vật nuôi tiếp xúc với các vật chủ khác như chuột, chim, ....
1.2. Tình hình nhiễm Trichinella spp.