Kết quả xét nghiệm phát hiện ấu trùng Trichinella spp.

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 69 - 70)

T. pseudospiralis Toàn thế giới Động vật hoang dã, chim, lợ n

3.4.1. Kết quả xét nghiệm phát hiện ấu trùng Trichinella spp.

Sau khi có kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh dương tính kháng thể kháng Trichinella spp., chúng tôi đã tiến hành mổ khám 32 lợn và lấy mẫu cơ hoành, cơ lưỡi, cơ vùng mặt, cơ mông. Tại phòng thí nghiệm, chúng tôi tiến hành phương pháp ép cơ và phương pháp tiêu cơ kết hợp khuấy từ để xác định ấu trùng Trichinella ssp. trong mẫu cơ. Kết quảđược trình bày tại bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kết quả xét nghiệm phát hiện ấu trùng Trichinella spp.

Huyện Số mẫu Phương pháp ép cơ Phương pháp tiêu cơ số mẫu (+) tỷ lệ % số mẫu (+) tỷ lệ %

Phù Yên 21 3 14,29 11 52,38

Bắc Yên 8 1 12,50 5 62,50

Điện Biên 3 1 33.33 1 33,33

Tổng số 32 5 15,63 17 53,13

Qua bảng 3.13. nhận thấy 21 mẫu cơ thu thập được từ huyện Phù Yên khi xét nghiệm tìm ấu trùng Trichinella spp. bằng phương pháp ép cơ có 3 mẫu dương tính, tỷ lệ phát hiện là 14,29%, xét nghiệm bằng phương pháp tiêu cơ phát hiện 11 mẫu có ấu trùng Trichinella spp., tỷ lệ phát hiện là 52,38%. Tại Huyện Bắc Yên trong 8 mẫu cơ thu thập được, kết quả phát hiện 1 mẫu cơ có ấu trùng

Trichinella spp. khi xét nghiệm bằng phương pháp ép cơ (tỷ lệ phát hiện 12,50%) và phát hiện 5 mẫu (tỷ lệ phát hiện 62,50%) với phương pháp tiêu cơ. Huyện Điện Biên khi xét nghiệm 3 mẫu cơ thì kết quả của 2 phương pháp là giống nhau, cùng tỷ lệ phát hiện 33,33%.

Trong số 32 mẫu cơ được tiến hành xét nghiệm, với phương pháp tiêu cơ phát hiện 5 mẫu có ấu trùng Trichinella spp. (hình 3.2.A), đạt tỷ lệ 15,63%, phương pháp tiêu cơ phát hiện được 17 mẫu có ấu trùng Trichinella spp. (hình 3.2.B), đạt tỷ lệ 53,13%. Kết quả này cho thấy độ nhạy của phương pháp tiêu cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

cao hơn rất nhiều phương pháp ép cơ. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của nhiều tác giả khi khẳng định kết quả của phương pháp tiêu cơ có độ nhạy cao gấp khoảng 3,2 lần phương pháp ép cơ (Forbes et al., 1999 ; Nöckler et al.,

2007). Điều đó có thể được giải thích do khối lượng mẫu dùng trong 2 phương pháp có sự khác biệt, trong khi phương pháp ép cơ chỉ sử dụng 1gam mô cơ, thì phương pháp tiêu cơ sử dụng tới 50-100 gam mô cơ.

Hình 3.2. Ấu trùng Trichinella spp.

A: Phát hiện bằng phương pháp ép cơ B: Phát hiện bằng phương pháp tiêu cơ

Kết quả xét nghiệm phát hiện ấu trùng Trichinella spp. trong nghiên cứu của chúng tôi là 53,13%. Khi so sánh kết quả này với các nghiên cứu trước đây trong cùng điều kiện và phương pháp bố trí thí nghiệm chúng tôi nhận thấy: Kết quả này thấp hơn nghiên cứu năm 2009 của Nguyễn Văn Cảm, tỷ lệ phát hiện đạt 65,78% (50/76 mẫu cơ có ấu trùng Trichinella spp.) (Nguyễn Văn Cảm và cs, 2012). Tuy nhiên kết quả của chúng tôi lại cao hơn nghiên cứu năm 2010 của Vũ Thị Nga, khi tỷ lệ phát hiện ấu trùng Trichinella spp. trong mẫu cơ chỉ đạt 14,5%, trong đó mẫu cơđưa vào làm tiêu cơ cũng là những mẫu có huyết thanh lợn dương tính với kháng thể kháng Trichinella spp. (Vu et al., 2010).

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 69 - 70)