KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 75 - 77)

T. pseudospiralis Toàn thế giới Động vật hoang dã, chim, lợ n

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Kết luận

* Từ những phân tích về phương thức chăn nuôi và thói quen sử dụng thịt lợn của người dân, chúng tôi nhận thấy đàn lợn nuôi tại Sơn La, Điện Biên vẫn có nguy cơ nhiễm Trichinella spp. cao, bởi tỷ lệ lợn được nuôi thả tự do chiếm tới 47,13%. Và với tỷ lệ 54,06% hộ gia đình có sử dụng thịt lợn chưa nấu chín, thì đây sẽ là nguồn lây bệnh Trichinellosis chính cho người dân.

* Tình hình nhiễm Trichinella spp. trên đàn lợn của các huyện:

- Tỷ lệ lợn nhiễm Trichinella spp. trung bình của 3 huyện là 7,78%. Trong đó tỷ lệ cao nhất là Phù Yên 15,33%; Bắc Yên 6,0% ; Điện Biên là 2%.

- Tỷ lệ hộ có lợn nhiễm Trichinella spp. trung bình là 13,30%. Trong đó huyện Phù Yên có tỷ lệ 23,29%; Bắc Yên là 10,98% và Điện Biên là 4,76%.

- Lợn nuôi thả rông có tỷ lệ nhiễm Trichinella spp. là 21,70%, lợn nuôi bán thả rông 12,16% và lợn nuôi nhốt là 1,12%.

- Tỷ lệ lợn nhiễm Trichinella spp. tăng dần theo lứa tuổi, lợn 2-6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 2,29%; 6-12 tháng tuổi 3,60%; 12-24 tháng tuổi 9,33% và >24 tháng tuổi là 19,0%.

- Lợn cái có tỷ lệ nhiễm Trichinella spp. cao hơn lợn đực, lần lượt là 10,07% và 4,07%.

* Kết quả xét nghiệm ấu trùng Trichinella spp.:

- Phương pháp ép cơ phát hiện được 5/32 mẫu cơ có ấu trùng Trichinella

spp., đạt tỷ lệ 15,63%. Phương pháp tiêu cơ 2 lần kết hợp khuấy từ phát hiện 17/32 mẫu cơ có ấu trùng Trichinella spp., đạt tỷ lệ 53,13%.

- Số lượng ấu trùng/ gam thịt (mô cơ) của lợn trùng bình là 0,027 ấu trùng (0,02-0,034).

* Nên sử dụng phương pháp Elisa trong việc chẩn đoán bệnh do Trichinella spp. gây ra cho động vật.

* Tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh Trichinellosis cho người dân, hướng dẫn người dân chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi an toàn sinh học.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

Kiến nghị

- Tiếp tục mở rộng đề tài ở những khu vực khác tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi động vật có nguy cơ nhiễm Trichinella spp. cao.

- Nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý của lợn nhiễm Trichinella spp. - Thực hiện các kỹ thuật sinh học phân tửđể xác định loài Trichinella spp. gây bệnh tại Sơn La và Điện Biên.

- Xây dựng những chương trình tập huấn, hỗ trợ người chăn nuôi để dần dần thay đổi phương thức chăn nuôi, cũng như những tập quán lạc hậu trong sinh hoạt cho người dân ở những vùng núi còn nhiều khó khăn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 75 - 77)