T. pseudospiralis Toàn thế giới Động vật hoang dã, chim, lợ n
3.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn
Tình hình chăn nuôi lợn của huyện Phù Yên, huyện Bắc Yên của tỉnh Sơn La và huyện Điện Biên của tỉnh Điện Biện được thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 như sau: Bảng 3.1. Tình hình chăn nuôi lợn của các huyện Đơn vị: con Huyện Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Phù Yên 52.290 54.560 54.231 56.121 57.095 Bắc Yên 24.510 24.010 23.451 25.132 25.786 Điện Biên 51.143 54.825 58.882 60.763 62.068 Biểu đồ 3.1. Tình hình chăn nuôi lợn các huyện Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1, chúng ta nhận thấy từ năm 2009 đến năm 2013, tổng đàn lợn của cả 3 huyện đều tăng lên. Cụ thể tổng đàn lợn năm 2009 của huyện Phù Yên là hơn 52 nghìn con, chiếm 10,85% tổng đàn lợn của tỉnh Sơn La (481 nghìn lợn), mỗi năm trung bình tăng thêm khoảng 2 nghìn con, đến năm 2013 tổng đàn của huyện Phù Yên đạt trên 57 nghìn con. Huyện Bắc Yên, năm 2009 tổng đàn là 24.510 con nhưng liên tiếp trong năm 2010 và năm 2011
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
tổng đàn lại có sự giảm sút với tỷ lệ giảm khoảng 2% một năm. Trong các năm 2012 và 2013, thì tổng đàn của huyện đã có sự tăng trưởng dương với tỷ lệ bình quân trên 4% một năm và đến năm 2013, tổng đàn đạt 25.776 con. Huyện Điện Biên, năm 2009 tổng đàn vào khoảng 51 nghìn con, với tốc độ phát triển đàn khoảng 5% một năm, đến năm 2013 tổng đàn đạt 62 nghìn con.
Tốc độ phát triển đàn trung bình của ba huyện giai đoạn 2012- 2013 là 2,86% (1.35% - 4,99%) một năm. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước là 1,08% một năm (Cục chăn nuôi, 2014). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các huyện, huyện Điện Biên tốc độ tăng trưởng đạt 4,99% mỗi năm, huyện Phù Yên là 2,34%, huyện Bắc Yên 1,35% mỗi năm. Có được tốc độ tăng trưởng như vậy, theo chúng tôi là do thịt lợn bản có chất lượng thơm ngon, ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán cao, do đó người chăn nuôi đã liên tục phát triển đàn.