Khái niệm, chức năng của hệ thống chính trị cơ sở * Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở với việc thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta tại tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 30)

* Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở

Để có khái niệm HTCTCS một cách hoàn chỉnh cần nghiên cứu khái niệm HTCT: HTCT là một bộ phận của cấu trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp, có quan hệ về mục đích, chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị.

HTCT là tổ chức và thiết chế tồn tại dưới hình thức vật chất, có bộ máy, có tính hợp pháp. Tuy nhiên có những tổ chức không được hiến định, pháp định nhưng được xã hội thừa nhận, và không đối lập với chế độ Nhà nước - pháp luật hiện hành vẫn được coi là thành tố của HTCT. HTCT có mục đích, chức năng thực hiện hoặc trực tiếp tham gia thực hiện quyền lực chính trị, nghĩa là thường xuyên hoặc tham gia lãnh đạo, điều hành đất nước.

Với cách hiểu đó, có thể thấy thành phần của HTCT không chỉ bao gồm các bộ phận cơ bản là Nhà nước, các đảng phái chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, mà có cả các tổ chức khác tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia [12, tr. 9-10].

Từ quan niệm HTCT chung, với phương pháp hạn định khái niệm có thể quan niệm: HTCTCS là một bộ phận của cấu trúc thượng tầng xã hội ở cơ sở, bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp, có quan hệ về mục đích, chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị ở cơ sở.

Bộ máy hành chính nước ta có 4 cấp. Trong đó, cấp xã (phường, thị trấn) là cấp cơ sở, gồm các tổ chức thiết chế chính trị như tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ với những nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ với nhau. Mỗi bộ phận hợp thành trong HTCTCS có vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, song đều vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ.

* Chức năng của hệ thống chính trị cơ sở

Chức năng của HTCTCS được thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ của các thành tố cấu thành HTCTCS đó là:

Tổ chức cơ sở đảng

Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Đảng bộ xã bao gồm nhiều chi bộ; thông thường mỗi thôn, xóm, có một chi bộ. Tổ chức cơ sở Đảng có các chức năng chủ yếu sau:

- Chức năng lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, trong đó có CSTG.

- Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, thường xuyên giáo dục, rèn luyện, quản lý cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính lãnh đạo, tính chiến đấu, tính giáo dục, trình độ kiến thức, năng lực công tác, làm tốt công tác phát triển đảng viên.

- Lãnh đạo các tầng lớp nhân dân xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ mới.

- Liên hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Kiểm tra việc thực hiện thắng lợi, bảo đảm các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng.

Chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn)

Chính quyền cơ sở bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương.

Hội đồng nhân dân xã có hai chức năng cơ bản là quyết định giám sát

trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở. Trong thực hiện CSTG, hội đồng nhân dân quyết định các chủ trương, biện pháp chủ yếu thực hiện CSTG theo quy định của pháp luật.

Uỷ ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân có chức năng nhiệm vụ là thực hiện quản lý Nhà nước toàn diện trên địa bàn xã, tổ chức thực hiện những Nghị quyết và Quyết định của hội đồng nhân dân cùng cấp.

Trong thực hiện CSTG, Uỷ ban nhân dân dưới sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ trương, biện pháp chủ yếu do

hội đồng nhân dân đề ra nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật; quản lý mọi hoạt động của các tôn giáo theo pháp luật.

Về cơ bản tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ chính quyền phường, thị trấn cơ bản như chính quyền cấp xã, chỉ khác một số nhiệm vụ cụ thể như Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã quy định.

Các tổ chức chính trị - xã hội

Các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCTCS bao gồm: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cô ̣ng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh... ở cơ sở, có chức năng chủ yếu là:

Tập hợp, củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tinh thần của nhân dân; tuyên truyền vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn; giám sát mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước ở cơ sở, các đại biểu dân cử, và cán bộ công chức; tập hợp những ý kiến và kiến nghị chính đáng của nhân dân để phản ánh với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân ở địa phương; chăm lo bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của nhân dân.

Trong thực hiện CSTG, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là: tập hợp đồng bào các tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phản ánh kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân về các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; tham gia tuyên truyền vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ, các tổ chức tôn giáo và nhân dân thực hiện CSTG, tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo [26].

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở với việc thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta tại tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 30)