tôn giáo của Đảng, Nhà nước hạn chế và nguyên nhân
* Những hạn chế việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc phát huy vai trò của HTCTCS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện CSTG vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm đó là:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, giáo dục vận động nhân dân thực hiện CSTG ở một số cơ sở có lúc chưa được thường xuyên, liên tục; nội dung, phương pháp có lúc chưa phù hợp với trình độ nhận thức của nhân dân, còn tư tưởng trông chờ cấp trên.
Đại hội Đảng bộ tỉnh đánh giá: “Một số cấp uỷ chưa quan tâm thật sự đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên Công tác tuyên truyền, giáo dục lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thật sâu rộng trong nhân dân. Còn có một số Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước chưa được phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân”[29, tr.114].
Việc xác định phương thức tuyên truyền, giáo dục ở một số cơ sở còn cứng nhắc, còn có một số xã, phường, thị trấn coi nhẹ công tác này và cho đó là trách nhiệm của các đoàn thể quần chúng như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…
Việc vận động quần chúng tôn giáo tự giác thực hiện CSTG hiệu quả chưa cao. Một số HTCTCS chưa chỉ đạo, giám sát và kiểm tra kịp thời, có lúc còn “khoán trắng”, thiếu kiểm tra, việc sơ kết, tổng kết; vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác này.
Việc tạo điều kiện để giúp đỡ quần chúng tín đồ học tập, nâng cao trình độ văn hóa ở một số địa phương còn yếu. Tỷ lệ con em đồng bào tôn giáo chỉ học hết cấp 2 còn khá cao. Điều đó làm cho việc xây dựng ý thức trách nhiệm trong thực hiện CSTG ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn hạn chế. Việc thể hiện vai trò của một số cán bộ, đảng viên; một số bộ phận trong HTCTCS phát huy chưa tốt, chưa thật sự là người đại diện của nhân dân ở địa phương. Theo báo cáo sơ kết hai năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), Tỉnh ủy Hà Tĩnh đánh giá: “Công tác tuyên truyền phổ biến Nghị quyết đến quần chúng nhân dân, đồng bào có đạo tỉ lệ chưa cao và chưa thường xuyên; còn một số bộ phận quần chúng và đoàn viên - hội viên chưa được phổ biến Nghị quyết, chưa hiểu đầy đủ về các nội dung quan trọng của Nghị quyết” [31, tr. 14].
Thứ hai, công tác quản lí hoạt động tôn giáo vẫn còn có nội dung chưa đạt hiệu quả.
Hiện nay ở một số nơi, hiện tượng sửa chữa, nâng cấp, làm mới nhà thờ, chùa chiền, chuông tháp, nhà nguyện, dựng tượng vượt quá quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương cả về quy mô, diện tích và tài chính. Hiện tượng tuyên truyền thánh hóa gia đình đang có chiều hướng phát triển. Những hoạt động tôn giáo đang cuốn hút một bộ phận khá lớn chức sắc, tín đồ các tôn giáo tham gia, các phong trào tôn giáo ở từng địa phương khá rầm rộ. Điều đáng nói ở đây là: hầu hết các hoạt động ấy không chỉ mang tính tín ngưỡng, tôn giáo thuần túy mà có xu hướng vượt ra khỏi sự quản lý của chính quyền. Trong khi đó phương thức tác động, biện pháp xử lý của HTCTCS ở một số địa phương chưa tốt, thiếu kiên quyết, thậm chí còn có lúc bất lực. Vẫn còn một số địa phương, người dân chưa nhận thức đầy đủ về quy chế
dân chủ ở cơ sở, quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy, tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm CSTG ở một số địa phương vẫn còn xẩy ra như sau.
Vụ lấn chiếm đất trai phép mở rộng khuôn viên ở Giáo xứ Gia Phố (thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê) Linh mục Nguyễn Văn Niên quản xứ Ninh Cường (Gia Phổ, Hương Khê), kiêm Sở Gia Phổ (thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê), nay là đã ép 11 hộ giáo dân ở gần nhà thờ họ Trại Lăng, Sở Gia Phổ (nay là Giáo xứ Gia Phố) nhượng đất cho nhà thờ, một số giáo dân phản ứng đã bị cô lập, một trong những gia đình không chịu nhượng đất cho Giáo xứ đã bị linh mục cô lập, o ép như khi có con kết hôn linh mục Niên đã không làm phép hôn phối và cấm giáo dân trong Giáo sở không được đến dự đám cưới. Thậm chí, hộ ông Nguyễn Văn Lương không chịu nhượng đất, linh mục Nguyễn Văn Niên đã huy động giáo dân đến gây sức ép để cưỡng chế ép hộ ông Lương phải di dời để Giáo xứ lấy đất, khi các cơ quan chức năng đến can thiệp một số giáo dân đã quá khích đánh cán bộ bị thương, bắt trói con trai của ông Lương là Nguyễn Văn Phong vào nhà thờ. Vụ việc được giải quyết khi các cấp chính quyền, mặt trận vào cuộc quyết liệt, kiên trì gặp gỡ, vận động, đấu tranh linh mục Nguyễn Văn Niên, giáo dân và đề ra biện pháp giải quyết hợp lý, giải quyết một phần nhu cầu hợp lý của giáo dân, đồng thời kiên quyết xử lý những đòi hỏi trái quy định của pháp luật.
Vụ đòi đất tại giáo xứ Kẻ Mui (2008), Giáo xứ Kẻ Mui thuộc địa bàn hành chính thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn. Trước năm 2005, giáo xứ Kẻ Mui có 9 họ trực thuộc và 1 họ trị sở thuộc địa bàn hành chính 7 xã, thị trấn với số giáo dân hơn 8.000 người. Năm 2005 và 2006, tỉnh đã cho phép thành lập giáo xứ Kim Cương tách từ giáo xứ Kẻ Mui nên giáo xứ còn 6 họ trực thuộc và 1 họ trị sở với số giáo dân khoảng 5.000 người. Theo hồ sơ địa chính, từ năm 1984 đến năm 2005, đất khuôn viên nhà thờ giáo xứ Kẻ Mui sử dụng ổn định trong đó 1 lần được hoán đổi hơn 500m2
(năm 1993) và 1 lần được cấp thêm hơn 700m2 (năm 2006). Thời điểm giáo xứ đòi đất cũ, khuôn viên giáo xứ có diện tích 7.743m2
vào năm 1993, khi được phép xây dựng lại nhà thờ thì giáo xứ có đơn xin lại 6 sào 12 thước (gần 3.500m2) để có khuôn viên rộng rãi hơn (khuôn viên thời điểm này có diện tích là 6.539m2) nhưng tỉnh không giải quyết. Theo giáo xứ đây là diện tích đất mà HTX lấy trong thời kỳ di dời dân năm 1978.
Năm 2005, khi chính quyền và cơ quan chuyên môn đề nghị giáo xứ làm thủ tục cấp Giấy CNQSD đất thì giáo xứ nêu điều kiện trả lại đất thì mới làm thủ tục. Từ đó, giáo xứ đã có nhiều đơn và trong thời gian dài gửi các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng đề nghị trả lại hơn 5.000m2 đất mà giáo xứ gọi là bị chiếm đoạt (phần lớn diện tích này đã giao cho các hộ gia đình sử dụng làm đất ở từ năm 1984, chỉ còn hơn 700m2
đất sản xuất đã được quy hoạch làm đất ở nhưng chưa làm thủ tục bàn giao cho các hộ gia đình được cấp). UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn và UBND huyện Hương Sơn tiến hành kiểm tra, xác minh và ngày 08/9/2006 đã có văn bản trả lời đất của giáo xứ cũng như các hộ gia đình liền kề đã sử dụng ổn định trên 20 năm, hơn nữa giáo xứ cũng không có giấy tờ hợp pháp để chứng minh nên việc đòi đất là trái quy định và không có cơ sở giải quyết. Sau khi có văn bản trả lời của UBND tỉnh không chấp nhận việc đòi đất, tiếp đó là việc UBND thị trấn Phố Châu tiến hành cắm mốc giao đất cho 4 hộ gia đình được cấp trên thửa đất 700m2
nên ngày 06/11/2006 có gần 80 giáo dân và ngày 08/11/2006 có khoảng 300 giáo dân tập trung về trụ sở UBND huyện Hương Sơn để đòi đất.
Nhằm ổn định tình hình, UBND tỉnh đã giải quyết cấp 700m2
đất liền kề nhà thờ (thửa đất này vừa được cắm mốc giao cho 4 hộ gia đình làm đất ở nói trên) để giáo xứ mở rộng khuôn viên. Tuy nhiên giáo xứ vẫn tiếp tục có các hoạt động để đòi bằng được đất ở của 2 hộ gia đình liền kề, trong đó đã tổ chức gần 100 người ra Văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước khiếu kiện với điều kiện được giải quyết thì mới trở về địa phương. Để giải quyết việc khiếu kiện của giáo dân, Văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã hướng
dẫn giáo dân về địa phương phối hợp với tỉnh gặp gỡ đối thoại. Sau hơn 1 tháng tiến hành công tác thanh tra, ngày 25/01/2008, tỉnh đã tổ chức thông báo kết luận của đoàn thanh tra cho Linh mục quản xứ và đại diện Ban hành giáo xứ nhưng họ đã phản ứng quyết liệt (linh mục quản xứ không tham gia) vì cho rằng nội dung kết luận Thanh tra không khác so với văn bản trả lời lần trước của UBND tỉnh do chưa đề cập đến nguồn gốc đất trước năm 1978 của ai sử dụng mà chỉ kiểm tra, kết luận thời điểm từ năm 1984 đến nay. Tuy đồng tình với phương án giải quyết lần này của UBND tỉnh là cho di dời 2 hộ gia đình và giải quyết đất tái định cư cho 2 hộ không thu tiền sử dụng đất nhưng không thống nhất việc giáo xứ phải tự thỏa thuận đền bù tài sản, vật kiến trúc cho 2 gia đình. Vì vậy, trong 02 ngày, 05 và 06/5/2008 hàng trăm giáo dân đã tập trung bao vây trụ sở làm việc của UBND huyện Hương Sơn gây mất trật tự và cản trở hoạt động của cơ quan. Sau khi xẩy ra xô xát với một số quần chúng nhân dân thị trấn Phố Châu thì giáo dân mới giải tán. Nhằm đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của giáo xứ là tạo cảnh quan, môi trường khuôn viên sạch đẹp và trang nghiêm, UBND tỉnh đã đồng ý để giáo xứ được mở rộng phần diện tích đất của 2 hộ gia đình này, trên cơ sở chính quyền cấp đất tái định cư không thu tiền sử dụng đất, giáo xứ thỏa thuận bồi thường tài sản vật kiến trúc theo giá quy định của Nhà nước. Xét điều kiện khó khăn của giáo xứ và đề nghị của linh mục quản xứ, UBND huyện Hương Sơn và UBND thị trấn Phố Châu đã hỗ trợ 1 phần kinh phí cho công tác dời dọn.
Vụ đòi đền bù ngư trường và các chính sách nơi tái định cư của giáo dân giáo xứ Đông Yên. Giáo xứ Đông Yên (xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh) có gần 4350 giáo dân, chiếm gần 50% dân số của xã; đồng bào giáo dân chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản trên biển. Là xã nằm trong dự án Phomosa với Dự án luyện cán thép có công suất lớn và cảng nước sâu Sơn Dương nên toàn xã nằm trong quy hoạch phải di dời tái định cư, trong đó đã di dời gần 2 thôn đồng bào lương (giai đoạn 1). Theo kế hoạch số còn lại (4 thôn giáo và 4 thôn lương) sẽ di dời vào năm 2014.
Thực hiện dự án xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương, từ đầu tháng 3/2011, nhà đầu tư đã đưa máy móc, trang thiết bị vào vùng biển được quy hoạch với diện tích mặt nước 1200ha để hút cát. Sau khi thi công hút lớp bùn phủ được ít ngày thì từ ngày 19/3/2011 đã có hàng trăm thuyền đánh cá của giáo dân tập trung bao vây, dùng đá đã chuẩn bị sẵn ném vào tàu hút bùn, thậm chí ném bộc phá buộc tàu thi công phải rút khỏi khu vực thi công. Đồng thời có đông phụ nữ và trẻ em tập trung bao vây trụ sở UBND xã Kỳ Lợi, giữ người và xe của cơ quan công an huyện Kỳ Anh tại trụ sở UBND xã; tổ chức lập các chốt trên tuyến đường vào các thôn giáo để chặn người lạ mặt làm cho hoạt động của chính quyền xã bị ngưng trệ, gián đoạn nhằm gây sức ép yêu cầu hỗ trợ thiệt hại lưới đánh bắt hải sản do tàu hút cát làm hư hỏng và hỗ trợ đời sống ngư dân do việc thi công cảng Sơn Dương gây ảnh hưởng đến ngư trường đánh bắt hải sản. Trong nhiều ngày liền không có cơ quan, tổ chức nào từ tỉnh, huyện và xã tiếp cận được dân để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động. Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã giao cho các ngành liên quan trước mắt giải thoát xe ô tô và các chiến sĩ công an huyện (đêm 21/3 xe và người đã được giải thoát) đồng thời giao Ban Tôn giáo chịu trách nhiệm liên hệ với Tòa Giám mục địa phận Vinh để phối hợp giải quyết vụ việc. Lãnh đạo tỉnh với Tòa Giám mục địa phận Vinh đã thống nhất cử một số linh mục quê giáo xứ Đông Yên phối hợp cùng lãnh đạo tỉnh tổ chức cuộc gặp gỡ giáo dân để nghe tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị đề xuất của bà con bị ảnh hưởng do việc thi công dự án đồng thời cũng xem xét việc di dời tái định cư giáo xứ Đông Yên vào năm 2012. Được sự phối hợp thiện chí, trách nhiệm của Tòa Giám mục và của các linh mục quê Đông Yên, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với giáo dân vào chiều ngày 23/3. Tiếp đó, sáng ngày 26/3, tỉnh tổ chức buổi họp dân để giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của nhân dân và vấn đề di dời và tái định cư. Đến ngày 24/3 các hoạt động ở vùng giáo Đông Yên cũng như việc thi công hút cát cũng trở lại bình thường. Trên cơ sở xem xét kiến nghị của bà con, ngày 31/3,
UBND tỉnh có văn bản cụ thể việc bồi thường lưới cụ bị hư hỏng do tàu hút cát, hỗ trợ đời sống bằng 15kg/gạo/người/tháng (trả bằng tiền là 12.000đ/kg) tính từ tháng 4/2011 đến hết tháng 12/2011 và hỗ trợ 5% lãi suất ngân hàng đối với các hộ có vay ngân hàng sắm ngư cụ. Hết thời gian trên nếu chưa di dời tái định cư tỉnh sẽ tiếp tục xem xét chính sách hỗ trợ.
Đối với địa điểm tái định cư, mặc dù theo kế hoạch đến năm 2014 mới di dời vùng giáo Đông Yên, nhưng trước vụ việc xảy ra trên và ý kiến đề xuất của Tòa Giám mục nên UBND tỉnh đã thống nhất việc di dời sớm hơn kế hoạch để tránh phát sinh những vụ việc tương tự. Sau nhiều cuộc phối hợp khảo sát địa điểm giữa UBND tỉnh và Giám mục địa phận Vinh, các linh mục quản hạt, quản xứ trên địa bàn cùng với việc tổ chức họp lấy ý kiến giáo dân, đến nay đã thống nhất địa điểm tái định cư cho giáo xứ Đông Yên là khu vực Đèo Con, hiện nay, Ban quản lý khu Kinh tế Vũng Áng đã thuê công ty tư vấn lập dự án và đã tổ chức lấy ý kiến các vị linh mục, đại diện giáo dân lần thứ nhất. Để hoàn thành được dự án di dời còn cả một quá trình khó khăn, phức tạp và nhiều trở ngại nhưng tỉnh đang tích cực triển khai đảm bảo kế hoạch đề ra.
Với trách nhiệm là cơ quan đầu mối liên hệ với tổ chức, chức sắc tôn giáo, Ban Tôn giáo đã làm tốt vai trò tiếp xúc, gặp gỡ, tranh thủ và khâu nối để lãnh đạo tỉnh tiếp xúc, gặp gỡ nhằm tạo sự đồng thuận trong xử lý, giải quyết ổn định tình hình không để phức tạp kéo dài. Ảnh hưởng của các vụ khiếu kiện của Công giáo đến việc thực hiện đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Nhìn chung, các vụ khiếu kiện của đạo Công giáo xẩy ra ở Hà Tĩnh đều ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự, khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, quê hương. Các vụ khiếu kiện đã làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa Giáo hội với chính quyền, mặt trận các cấp, ảnh hưởng đến đoàn kết lương giáo tạo nên sự khó khăn trong việc đoàn kết xây dựng nông thôn mới, các phong trào của địa phương...
Thứ ba, sự thống nhất, đồng bộ trong phối hợp thực hiện CSTG của các bộ phận trong HTCTCS ở một số địa phương vẫn còn hạn chế.