việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước
* Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Tĩnh với việc thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước.
HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên truyền, giáo dục chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước cho quần chúng nhân dân lao động cũng như đồng bào tín đồ các tôn giáo trên địa bàn đạt hiệu quả tốt.
Xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục là nhằm làm cho nhân dân cũng như đồng bào tín đồ các tôn giáo có nhận thức và hành động đúng là việc làm có ý nghĩa thiết thực, là nội dung quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Chính vì vậy, những năm qua HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai và thực hiện khá tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nội dung công tác tuyên truyền, giáo dục đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, bám sát nhiệm vụ của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố tập trung tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân, cho đồng bào tín đồ các tôn giáo về sự đổi mới trong quan điểm, CSTG, trong công tác tôn giáo và trong giải quyết vấn đề tôn giáo hiện nay. Từ đó từng bước làm chuyển biến về nhận thức, nâng cao giác ngộ chính trị cho toàn dân cũng như đồng bào tín đồ các tôn giáo. Để thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả cao, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII
đánh giá: Đảng bộ đã “quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tư tưởng, văn hóa, nhất là các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố, ban tuyên giáo cơ sở xã, phường, thị trấn; nâng cao được chất lượng hoạt động của lực lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp… Các đợt sinh hoạt chính trị được triển khai rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân đã có tác dụng giáo dục sâu sắc, động viên các tầng lớp nhân dân hưởng ứng các cuộc vận động… Qua đó đã tạo được sự nhất trí về lý tưởng và hành động trong toàn Ðảng bộ và trong nhân dân, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, giữ vững ổn định chính trị, Quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên, quần chúng cũng như của đồng bào tín đồ các tôn giáo, vào sự lãnh đạo của Đảng "[28, tr. 31,32].
Các tổ chức trong HTCTCS Hà Tĩnh đã quán triệt kịp thời các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của cấp trên, phân công cán bộ có uy tín, có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân trong đó nhất là đồng bào có đạo. Nhờ vậy, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của địa phương đưa ra đều được nhân dân, đồng bào có đạo đồng tình ủng hộ.
Nội dung tuyên truyền, giáo dục của HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh là tuyên truyền, giáo dục toàn diện mọi quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước đến quần chúng nhân dân lao động cũng như đồng bào tín đồ các tôn giáo trên địa bàn. Trong đó tập trung chủ yếu vào những nội dung cụ thể như: tuyên truyền, giáo dục về việc thực hiện đóng nộp thuế đối với Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ lao động công ích; thực hiện luật nghĩa vụ quân sự, chính sách dân số KHHGĐ, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, chú trọng tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành CSTG, các Nghị định về vấn đề tôn giáo của Chính phủ; những quy định của chính quyền địa phương về sinh hoạt tôn giáo; ý thức đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo làm chia rẽ khối đại đoàn kết lương, giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân. Tổ chức học tập, quán triệt trong cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân về NQTW 7 (khóa IX). Theo báo cáo sơ kết hai năm thực hiện Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) tỉnh ủy Hà Tĩnh nêu rõ: tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt cho cán bộ chủ chốt của tỉnh; Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến cho các vị đại biểu các nhân sĩ, trí thức và đại biểu là chức sắc các tôn giáo…sau hội nghị cấp tỉnh, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc và 100% tổ chức cơ sở Đảng đã tổ chức quán triệt cho cán bộ, đảng viên về Nghị quyết Trung ương bảy, các chương trình hành động của cấp ủy theo các bước: một là trực tiếp quán triệt nhanh đến cán bộ, đảng viên giữ các chức vụ chủ chốt; hai là quán triệt cho đoàn viên - hội viên và quần chúng nòng cốt; ba là tổ chức nghiên cứu sâu cho cán bộ đảng viên, phổ biến rộng rãi đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, chức việc, tu sỹ và đồng bào tín đồ các tôn giáo. Kết quả toàn tỉnh có trên 90% cán bộ đảng viên được quán triệt, 70% đoàn viên, hội viên được học tập và trên 50% quần chúng nhân dân được phổ biến nội dung tinh thần của Nghị quyết hội nghị Trung ương bảy và chương trình hành động của các cấp ủy đảng.
Hình thức tuyên truyền, giáo dục Nghị quyết của HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh đa dạng và phong phú, thông qua hội họp tổ dân phố, họp chi đoàn, chi hội, phổ biến trên loa truyền thanh địa phương, trên các xe lưu động…thông qua tài liệu hỏi- đáp của Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương và Ban tuyên giáo Tỉnh ủy tạo được sự quan tâm chú ý của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt thông qua tổ chức hội thi cán bộ dân vận khéo ở cấp huyện, thị xã, thành phố và tỉnh, Ban dân vận Tỉnh ủy đã cụ thể hóa các Nghị quyết thành các nội dung câu hỏi, vừa làm nội dung thi, đồng thời vừa làm nội dung tuyên truyền phổ biến rộng rãi Nghị quyết của Đảng trong các tầng lớp nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần đưa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước vào cuộc sống [31, tr. 1,2].
Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh phổ biến Nghị quyết Trung ương bảy và Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo cho chức sắc, tu sỹ, chức việc trong toàn tỉnh. Kết quả tỉnh đã mở hội nghị phổ biến cho chức sắc các tôn giáo trong toàn tỉnh; cấp huyện, thị xã, thành phố và cơ sở đã phổ biến cho chức sắc, tu sỹ, chức việc và đồng bào tín đồ các tôn giáo thông qua tài liệu hỏi đáp của Ban tư tưởng văn hóa Trung ương và Ban tuyên giáo tỉnh ủy. Riêng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP (NĐ 92/2012/NĐ/CP) của chính phủ, tỉnh đã phổ biến cho chức sắc, tu sĩ các tổ chức tôn giáo trong tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố đã phổ biến đến chức sắc, tu sĩ và chức việc các huyện còn lại và thị xã Hồng Lĩnh, thành phố Hà Tĩnh đã thực hiện việc phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định của Chính phủ đến chức sắc, tu sĩ và chức việc các tôn giáo vào tháng 5/2005.
Chính nhờ công tác tuyên truyền, giáo dục mà các hiện tượng như: vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụng kẽ hở trong CSTG để hoạt động trái pháp luật, làm sai CSTG đều được các chức sắc, tín đồ tôn giáo phát hiện, báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương giải quyết; các hiện tượng tuyên truyền, phao tin đồn nhảm gây hoang mang trong nhân dân như: “ngày tận thế của trái đất năm 2000”, “Đức mẹ Maria khóc”… Cũng được giáo dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời… Tất cả những hoạt động của bọn phản động lợi dụng tôn giáo nhằm tạo ra tâm trạng hoang mang, lo lắng, làm giảm lòng tin của giáo dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, gây mất trật tự, an toàn xã hội, gây khó khăn cho việc thực hiện CSTG ở cơ sở đều bị phát hiện và ngăn chặn một cách có hiệu quả. Điều đáng chú ý là những phát hiện trên đều có sự đóng góp tích cực của các chức sắc, tín đồ các tôn giáo.
HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh đã đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục. Nhờ đó, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân; sự giác ngộ chính trị của nhân dân cũng như đồng bào tín ngưỡng, tôn giáo được nâng lên một bước; niềm tin của nhân dân và của đồng bào tín đồ các tôn giáo vào Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước ngày càng được củng cố và phát triển.
Thứ hai, HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện quản lý tương đối tốt các hoạt động tôn giáo trên địa bàn theo pháp luật.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã đánh giá chung về chất lượng HTCTCS nói chung trong đó có đánh giá chất lượng quản lý mọi mặt hoạt động tôn giáo. “Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục được đổi mới, đúng luật định, đã thể hiện được vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đã cụ thể hoá được Nghị quyết của Đảng bộ các cấp, phù hợp ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Uỷ ban nhân dân các cấp đã thực sự là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Hệ thống pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của cơ quan Nhà nước cấp trên được tổ chức triển khai và được thực hiện một cách nghiêm túc. Bộ máy cơ quan các cấp từng bước được kiện toàn về tổ chức và hoạt động. Bước đầu triển khai, thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cả về trình độ kỹ thuật và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Số lượng cán bộ viên chức tham gia học tập trên các lĩnh vực quản lí Nhà nước, quản lí kinh tế, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã từng bước ban hành các Quyết định cải cách hành chính…Cơ quan các cấp đã có nhiều cố gắng tạo môi trường thuận lợi cho nhân dân đầu tư, phát triển sản xuất…chú trọng thực hiện chính sách xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Hiệu lực quản lí, điều hành của chính quyền các cấp ngày càng được nâng cao. Phong trào cách mạng trong quần chúng có nhiều chuyển biến tích cực, niềm tin vào Đảng, chính quyền Nhà nước, và công cuộc đổi mới ngày càng được củng cố [29, tr. 89,90].
Xác định đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện CSTG ở một tỉnh có 12% dân số theo đạo, những năm qua HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh đã coi việc thực hiện CSTG là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm của cả HTCTCS dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, sự quản lý toàn diện của chính quyền, phát huy cao độ vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần
chúng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, tổ chức và thực hiện tốt CSTG của Đảng, Nhà nước ở địa phương. Nhờ đó việc thực hiện CSTG của HTCTCS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Theo báo cáo của công an tỉnh Hà Tĩnh: “HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên có kế hoạch bố trí lực lượng, xây dựng thế trận an ninh nhân dân để kịp thời phát hiện những tình huống xấu… Thường xuyên sàng lọc và xác định rõ những đối tượng cực đoan, những đối tượng có tư tưởng chống phá để tập trung nắm tình hình, thu thập tài liệu, phân tích đánh giá, lựa chọn phương án đấu tranh đạt hiệu quả, với nhiều đối tượng nhất là với những đối tượng cầm đầu để vừa đấu tranh vừa thuyết phục, và với nhiều vụ việc, trong đó có những vụ có nguy cơ gây rối, gây bạo loạn nghiêm trọng…” [10, tr. 8].
Tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn): khi có các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, đã triển khai và lập kế hoạch tổ chức thực hiện kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết đó bằng những chủ trương, kế hoạch và biện pháp cụ thể, sát hợp với từng tôn giáo, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở từng địa phương. Chính vì vậy, tổ chức cơ sở Đảng đã thực hiện khá tốt cuộc vận động quần chúng nhân dân (trong đó có 12% là đồng bào tôn giáo) chấp hành và thực hiện nghiêm túc, có chất lượng mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên; Nghị quyết của cấp mình, từng bước củng cố và xây dựng được niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ XHCN, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp đồng bào các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể, các ban ngành ở cơ sở đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của mình, dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của tổ chức cơ sở đảng và sự quản lý của chính quyền địa phương, thực hiện nhất quán quan điểm “lấy dân làm gốc”, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt
quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Vì vậy, đã thu hút được đông đảo đồng bào, chức sắc, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương.
Uỷ ban nhân dân đã bám sát vào các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, đề ra được các biện pháp sát thực có trọng tâm, trọng điểm trong thực hiện CSTG, bảo đảm đúng nguyên tắc; đã phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức cho chức sắc, tín đồ các tôn giáo thảo luận đóng góp vào các văn bản, Nghị quyết của Đảng như: Uỷ ban nhân dân xã Kỳ Lợi (huyện Kỳ Anh), hàng năm đã tổ chức ít nhất 2 lần gặp gỡ các chức sắc để thông báo về tình hình kinh tế - xã hội của xã và nhiều lần họp mặt nhân dịp các ngày lễ lớn của các tôn giáo để trao đổi những vấn đề có liên quan đến sinh hoạt tôn giáo, được các vị chức sắc rất hoan nghênh [27, tr. 12].
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… đã đề ra được nội dung và chương trình hành động trong công tác tôn giáo, gắn liền với chương trình công tác và sát với chức năng, nhiệm vụ của mình. Đổi mới và mở rộng các hình thức hoạt động tập hợp quần chúng, thu hút đông đảo lực lượng tham gia thực hiện tốt CSTG. Tham luận của Đảng bộ huyện Thạch Hà tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII chỉ ra phương hướng hành động trong công tác tôn giáo trên địa bàn huyện: “Tiếp tục đổi mới và mở rộng các hình thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể, hướng tập trung về cơ sở, thu hút đông đảo hơn nữa đồng bào tham gia các phong trào thi đua yêu nước (tốt đời, đẹp đạo). Từ phong trào để nhân rộng điển hình tiên tiến, xây dựng lực lượng nòng cốt bổ sung vào các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội, bồi dưỡng và phát triển (nhất là lực lượng trẻ), nâng cao niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước” [29, tr. 317]. Nhờ phát huy tốt vai trò của các tổ chức trong HTCTCS, từ năm 2008 đến nay, về cơ bản quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn