Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở với việc thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta tại tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 103)

tôn giáo của Đảng và Nhà nước của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Hiệu quả thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước của HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh hiện nay phụ thuộc rất lớn vào việc xác định đúng nhiệm vụ chính trị trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách đó thành những mục tiêu, phương hướng, kế hoạch, chương trình hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương. Xác định đúng nhiệm vụ chính trị để lựa chọn những nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện phù hợp và đạt hiệu quả cao. Nếu nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện phù hợp thì sẽ là động lực, là điều kiện to lớn để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách đó.

Nội dung, phương pháp phù hợp là thể hiện tính đúng đắn của đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên. Đồng thời, thể hiện khả năng vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách đó vào thực tiễn cuộc sống ở địa phương phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế và thế mạnh của từng địa phương, phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Trong những năm gần đây, tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có nhiều diễn biến phức tạp, đòi hỏi HTCTCS vừa phải đổi mới về nội dung, vừa phải đổi mới về phương pháp tổ chức thực hiện mới đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh trong điều kiện mới.

Để có nội dung, phương pháp thực hiện CSTG phù hợp HTCTCS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phải nắm vững thực trạng tình hình tôn giáo ở địa phương, những diễn biến về chính trị, tư tưởng trong nhân dân nói chung trong đồng bào tín đồ các tôn giáo nói riêng; những tác động, ảnh hưởng của tôn giáo thế giới và khu vực; đồng thời phải biết phân loại đối tượng tín đồ, chức sắc các tôn giáo.

Hiện nay, đồng bào tín đồ các tôn giáo ở Hà Tĩnh, có thể phân thành ba bộ phận như sau: Bộ phận tích cực, tiến bộ, đây là lực lượng có ý thức dân tộc sâu sắc, luôn gắn bó với dân tộc, gắn bó với quê hương đất nước, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, mong muốn được sống “tốt đời, đẹp đạo”; sống “phúc âm giữa lòng dân tộc”. Bộ phận trung bình, là lực lượng chiếm đa số, họ thường sống “an phận”, không làm điều gì sai trái với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như những quy định của chính quyền địa phương. Bộ phận lạc hậu, tuy không nhiều, họ thường có trình độ nhận thức, trình độ văn hóa thấp, lập trường tư tưởng ngả nghiêng, dao động dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo. Điều đáng chú ý hiện nay là trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh số tín đồ đạo Công giáo có quan hệ họ hàng với tôn giáo hải ngoại chiếm một tỉ lệ khá lớn tập

trung ở Mỹ, Úc và Canađa… lực lượng này thường xuyên đi, về. Sự quản lý của chính quyền địa phương đối với lực lượng này còn khá lỏng lẻo.

Bởi vậy, để có nội dung, phương pháp thực hiện CSTG phù hợp, HTCTCS cần nắm chắc và dự báo được những diễn biến tư tưởng của đồng bào tín đồ các tôn giáo trên địa bàn, trên cơ sở đó đề ra phương hướng, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể đối với từng loại tín đồ là: với tín đồ tích cực, tiến bộ thì cần coi trọng, tin tưởng họ, tăng cường tuyên truyền, vận động họ tích cực, gương mẫu trong thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương, HTCTCS coi họ là lực lượng tiền phong trong việc vận động đồng bào tín đồ của họ. Đối với tín đồ trung bình, HTCTCS cần tuyên truyền, giác ngộ, lôi cuốn họ, cảm hóa họ, tạo cho họ tự tin hơn trong cuộc sống. Đối với những tín đồ lạc hậu; HTCTCS cần đi sâu, đi sát, trực tiếp gần gũi, giúp đỡ, hướng dẫn họ từng bước nâng cao nhận thức cho họ, tạo điều kiện cho họ lao động sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, không để cho kẻ xấu lợi dụng.

Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện CSTG của HTCTCS cần chú trọng đổi mới tác phong vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với những diễn biến tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân địa phương. Với phương châm tích cực, chủ động kiên trì và thận trọng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tác phong trọng dân, gần dân, hiểu dân, học hỏi và có trách nhiệm với nhân dân. Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phương pháp dân vận, phương pháp nào phù hợp với nhân dân thì chúng ta thực hiện, phương pháp nào không phù hợp thì bỏ đi, nếu đã phù hợp thì cứ làm, rồi báo cáo làm sao miễn là được việc, miễn là có ích cho nhân dân, cho đất nước. HTCTCS phải căn cứ vào những diễn biến tình hình, vào điều kiện thực tế ở địa phương như: trình độ nhận thức, trình độ văn hóa của nhân dân cũng như của đồng bào tín đồ các tôn giáo, căn cứ vào khả năng vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào khả năng,

hiệu quả tổ chức thực hiện và năng lực hiện có của HTCTCS mà đề ra nội dung, phương pháp phù hợp. Tránh rập khuôn, máy móc áp dụng những nội dung, phương pháp của các địa phương khác vào địa phương mình một cách vô căn cứ.

Đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện CSTG của HTCTCS phải theo phương châm: nội dung, phương pháp phải dễ hiểu, dễ làm, sát với tình hình thực tiễn, phù hợp với những đặc điểm tình hình tôn giáo, phù hợp với tâm tư, tình cảm, và những nguyện vọng chính đáng của đồng bào tôn giáo.

Đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện CSTG của HTCTCS không có nghĩa là hạ thấp vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu, yêu cầu hoặc cắt bớt nội dung mà làm cho những nội dung đó được cụ thể hóa, sát thực với những đặc điểm, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, làm cho nhân dân tiếp nhận một cách dễ dàng, sâu sắc và thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.

Việc đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện CSTG của HTCTCS theo những mục tiêu, yêu cầu nói trên liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, đến mọi mặt của đời sống xã hội ở địa phương, đến mọi tôn giáo và các tổ chức tôn giáo cả ở trong nước và trên thế giới. Bởi vậy, chỉ riêng HTCTCS khó có thể thực hiện đạt hiệu quả cao mà cần phải phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và phát huy tốt vai trò của từng tổ chức, từng bộ phận cấu thành HTCTCS, hợp đồng chặt chẽ cùng các lực lượng các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội đứng chân trên địa bàn, trong đó có cả các tổ chức tôn giáo, các vị chức sắc, các nhà tu hành và tín đồ của các tôn giáo.

Để thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện CSTG HTCTCS cần tập trung vào những biện pháp cơ bản như sau:

Thứ nhất, HTCTCS phải nắm chắc tình hình tôn giáo ở địa bàn mà mình quản lý, nắm bắt kịp thời những nhu cầu, nguyện vọng, tâm trạng, đời sống vật chất, đời sống tâm linh, cùng những ảnh hưởng, những tác động tích cực, tiêu cực từ bên ngoài tới hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Trên cơ sở đó đề ra nội dung, phương pháp tổ

chức thực hiện phù hợp với từng tôn giáo, từng đối tượng cụ thể. Từng cán bộ, đảng viên trong HTCTCS khi thực hiện CSTG phải nắm vững phương châm kiên nhẫn, thận trọng, thấu tình, đạt lý và phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, lấy vận động, tuyên truyền, thuyết phục làm chính, đảm bảo cho việc thực hiện CSTG đạt hiệu quả cao. Khi xử lý các vấn đề tôn giáo nảy sinh nắm phương châm cơ bản là: phải có lý nghĩa là phải hết sức thuyết phục, đúng luật cả lụât đạo và luật pháp của Nhà nước và phải được đông đảo quần chúng nhân dân cũng như đồng bào tín đồ các tôn giáo trên địa bàn đông tình ủng hộ.

Thứ hai, HTCTCS cơ sở phải thực hiện tốt công tác tuyên tuyền, giáo dục một cách sâu rộng trong nhân dân cũng như trong đồng bào tín đồ các tôn giáo làm cho mọi cấp, mọi ngành, mọi lực lượng và quần chúng nhân dân hiểu một cách thấu đáo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhất là những chủ trương, chính sách mới, trong đó chú trọng CSTG của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới.

Trong điều kiện hiện nay, do nhiều nguyên nhân về kinh tế - xã hội mà công tác tuyên truyền, giáo dục của HTCTCS còn gặp nhiều khó khăn, do vậy HTCTCS phải lựa chọn nội dung, phương pháp tuyên truyền giáo dục phù hợp biết phát huy vai trò của mọi tổ chức, mọi lực lượng vào công tác tuyên truyền, giáo dục để đạt hiệu quả ngày càng cao.

Thứ ba, HTCTCS phải biết phối hợp và phát huy vai trò của mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cấp, mọi ngành, mọi loại hình tổ chức cùng các phương thức hoạt động nhằm tạo ra tính đồng bộ, thống nhất để tập hợp, thu hút và đoàn kết các tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi ngành cùng thực hiện mục tiêu: giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn, đẩy mạnh và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân cũng như của đồng bào tín đồ, chức sắc các tôn giáo, góp phần tăng cường Quốc phòng - an ninh, chấp hành và thực hiện có hiệu quả CSTG của Đảng và Nhà nước, xây dựng HTCTCS trong sạch, vững mạnh.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2, chúng tôi đã tập trung làm rõ một số thực trạng của hệ thống chính trị cơ sở với việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta và đưa ra một số giải pháp cơ bản làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách tôn giáo tại tỉnh Hà Tĩnh để hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục thực hiện ngày có hiệu quả chính sách tôn giáo trong đời sống nhân dân

C. KẾT LUẬN

1. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Mọi công dân theo hoặc không theo tôn giáo đều được bình đẳng trước pháp luật. Đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân. Mọi cá nhân và tổ chức, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật Nhà nước. Những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân được bảo đảm, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo được tôn trọng. Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước, gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc thực hiện nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật.

2. Thực hiện CSTG là trách nhiệm của cả HTCTCS do Đảng lãnh đạo. Mục đích của thực hiện CSTG là tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng văn minh. Thực hiện 6 nhiệm vụ mà hội nghị Trung ương bảy khóa IX đề ra. Đó là thực chất của việc thực hiện CSTG.

3. HTCTCS có vai trò quan trọng trong thực hiện CSTG: là lực lượng trực tiếp tuyên truyền, giáo dục CSTG đến nhân dân trong đó có tín đồ, chức sắc tôn giáo; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo quản lý hoạt động tôn giáo; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhân dân nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe nhân dân; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở; lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo.

Phương cách phát huy vai trò HTCTCS phải thông qua việc phát huy vai trò của từng thành viên cấu thành HTCTCS và mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên

đó trong thực hiện CSTG, đồng thời phát huy mối quan hệ chặt chẽ với HTCT cấp trên cơ sở, tạo nên một hệ thống hoạt động đồng bộ, đảm bảo cho CSTG được thực hiện đạt hiệu quả cao.

4. HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh đã phát huy khá tốt vai trò của mình trong thực hiện CSTG: tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đó có CSTG đến mọi quần chúng nhân dân cũng như đồng bào các tôn giáo đạt hiệu quả khá tốt; phối hợp và phát huy được vai trò của từng tổ chức, từng bộ phận, từng cán bộ, đảng viên, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhân dân thực hiện CSTG, phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân; thực hiện nâng cao trình độ dân trí, chăm lo sức khỏe nhân dân.

Bên cạnh đó, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm: công tác tuyên truyền, giáo dục chưa thường xuyên liên tục, nội dung còn chung chung, chưa giải đáp được những vấn đề thực tiễn đặt ra; hoạt động của từng bộ phận và sự phối hợp giữa các bộ phận trong HTCTCS chưa nhịp nhàng, hiệu quả chưa cao; nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức chậm được đổi mới, đời sống của một bộ phận nhân dân, của chức sắc, tín đồ tôn giáo còn nhiều khó khăn, trong các tôn giáo vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định, dễ bị kẻ thù lợi dụng.

5. Để phát huy tốt vai trò của HTCTCS trong thực hiện CSTG, phải thực hiện tốt các giải pháp sau: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện CSTG cho HTCTCS; Thường xuyên củng cố, xây dựng HTCTCS trong sạch vững mạnh hướng đến việc thực hiện tốt CSTG; Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện CSTG của HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh hiện nay; kết hợp chặt chẽ giữa HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh với HTCT huyện, thị, tỉnh, Trung ương với các lực lượng vũ trang trên địa bàn. Thực hiện các giải pháp trên cần tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở với việc thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta tại tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 103)