Thường xuyên củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Tĩnh trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt chính sách tôn giáo của

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở với việc thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta tại tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 95)

Tĩnh trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước

Thực tế cho thấy, ở đâu HTCTCS vững mạnh thì ở đó kinh tế - xã hội phát triển, Quốc phòng, an ninh được giữ vững, văn xã hội có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao và ổn định, CSTG được thực hiện tốt. Ngược lại, nơi nào HTCTCS yếu kém thì kinh tế, xã hội kém phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, ổn định chính trị khó giữ vững, kẻ thù dễ kích động, lôi kéo nhân dân dẫn đến việc thực hiện CSTG kém hiệu quả… Bởi thế, xây dựng HTCTCS trong sạch vững mạnh là một trong những giải pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhân dân thực hiện CSTG ở cơ sở. Với ý nghĩa đó, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đặt ra yêu cầu: “Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức quản lý Nhà nước về tôn giáo ở các cấp, xây dựng quy chế phối hợp phát huy sức mạnh và hiệu quả công tác” [14, tr.55].

Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, HTCTCS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có bước kiện toàn về bộ máy, chú trọng bộ máy làm công tác tôn giáo. Theo báo cáo sơ kết hai năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) của tỉnh ủy Hà Tĩnh: Năm 2012 tỉnh đã có quyết định củng cố Ban Tôn giáo tỉnh với 12 cán bộ; củng cố cán bộ làm công tác tôn giáo 12/12 huyện, thị xã, thành phố với định suất từ 1- 2 cán bộ; 131/262 xã, phường, thị trấn có đông giáo dân (có 55 xã có từ 30% giáo dân trở lên, trong đó 12 xã có 50% đến 80% giáo dân; xã Hà Linh, Gia Phố (Hương Khê), Quang Lộc (Can Lộc) có 2 giáo xứ hoặc như xã Phương Mỹ (Hương Khê) có 1 nhà thờ giáo xứ, 6 nhà thờ giáo họ). Toàn tỉnh có 461 khu dân cư vùng giáo trong đó 114 vùng giáo toàn tòng.

Hội đồng mục vụ xứ, họ đạo có gần 1.600 người; Giáo lý viên có gần 1.500 người; hơn 300 tổ chức hội đoàn.

Để củng cố, xây dựng HTCTCS trong sạch vững mạnh, phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện CSTG trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cần tập trung làm tốt những nội dung cơ bản sau:

Một là, Tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.thường xuyên củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu quả lãnh đạo đối với Tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân lãnh đạo toàn bộ HTCCS, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là nơi trực tiếp triển khai và tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và biến chủ trương, đường lối, chính sách đó thành hiện thực trong cuộc sống. Trong thực hiện CSTG, tổ chức cơ sở đảng cần có sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động, phải bảo đảm thực hiện đại đoàn kết toàn dân.

Để thực hiện tốt trọng trách của mình, tổ chức cơ sở đảng phải thường xuyên được củng cố, kiện toàn cả về số và chất lượng; cả về phẩm chất và năng lực công tác, trong đó chú trọng việc đổi mới về phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng đối với chính quyền, các tổ chức quần chúng. Phương thức lãnh đạo không chỉ đảm bảo cho sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng có hiệu quả mà còn góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện nhiệm vụ chính trị, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ, đảng viên. Cần khắc phục tình trạng bao biện làm thay hoặc “khoán trắng” cho chính quyền, Ban tôn giáo, Ban dân vận hoặc các đoàn thể quần chúng về công tác tôn giáo. Phải thực hiện đúng cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Thước đo hiệu quả lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng đối với các tổ chức trong HTCTCS tỉnh Hà Tĩnh được thể hiện ở kết quả thực hiện nhiệm vụ của chính quyền và các đoàn thể quần chúng. Chính quyền và các đoàn thể quần chúng vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, đời sống của nhân dân cũng như đồng bào tín đồ các tôn giáo ngày càng được nâng cao, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng -

an ninh được tăng cường, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, tín đồ các tôn giáo tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền cơ sở là thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của tổ chức cơ sở Đảng. Ngược lại, chính quyền và các đoàn thể cơ sở vững mạnh là nền tảng để củng xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh.

Để xứng đáng với vai trò là nền tảng, là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở, thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo và chỉ đạo các tổ chức, các lực lượng trong HTCTCS, tổ chức cơ sở Đảng phải không ngừng củng cố và xây dựng tổ chức mình vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tổ chức cơ sở Đảng phải có cơ cấu hợp lí, tổ chức chặt chẽ; đủ sức lãnh đạo toàn diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng - an ninh…

Trước hết để tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của mình đến mọi tổ chức, mọi lực lượng trong HTCTCS, tổ chức cơ sở đảng phải quán triệt và triển khai sâu sắc mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên trong đó có CSTG và công tác tôn giáo: Nghị quyết 24/BCT (khóa VI), Nghị quyết 8B/TW (khóa VI), Nghị định 92/CP, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo…, phổ biến sâu rộng các quan điểm, chính sách đó cho các tổ chức và các lực lượng trên, cho nhân dân, trong đó có chức sắc, tín đồ các tôn giáo.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhân dân thực hiện CSTG, tổ chức cơ sở đảng cần kiểm tra các tổ chức trong HTCTCS triển khai thực hiện CSTG, và kết quả cụ thể ở các mặt hoạt động của các tổ chức đó, hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn. Qua kiểm tra mà chỉ ra được ưu, khuyết điểm của việc thực hiện CSTG, từ đó đề ra nội dung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp theo. Không làm tốt công tác kiểm tra thì công tác lãnh đạo không hiệu quả.

Hai là,nâng cao trình độ năng lực tổ chức thực hiện CSTG cho bộ máy chính quyền cơ sở; củng cố kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở, nhất là bộ máy chuyên trách công tác tôn giáo.

Với chức năng cơ bản là quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở cơ sở, đối với tôn giáo chính quyền quản lý cả hai mặt “đạo” và “đời”, bảo đảm cho đồng bào tín đồ các tôn giáo chấp hành mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Với chức năng quản lý mặt “đạo” chính quyền cần tiếp tục có chính sách phân biệt giữa hoạt động tôn giáo thuần túy với việc lợi dụng tôn giáo vào mục đích xấu, phân biệt giữa tự do tín ngưỡng, tôn giáo với việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng. Cần có chính sách để củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; thông qua bộ máy, chính quyền nắm chắc nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tôn giáo để có những biện pháp giải quyết phù hợp, làm tốt công tác quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động tôn giáo, không để các lực lượng thù địch lợi dụng để thực hiện truyền đạo trái phép, chống phá chính quyền địa phương.

Trong quản lý hoạt động tôn giáo, khi xử lí vấn đề tôn giáo cần tuân thủ bốn quy cách quan trọng sau: Một là: “có lý”, tức là giải quyết vấn đề tôn giáo phải rất thuyết phục, không được dùng mệnh lệnh hành chính đơn thuần, không ức hiếp quần chúng... Hai là “đúng luật”, tức là khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải căn cứ theo luật: luật pháp Nhà nước và luật đạo (luật đã được Nhà nước công nhận), khi có mâu thuẫn thì đặt luật pháp Nhà nước lên trên… Ba là, phải được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, nghĩa là phải lấy quan điểm quần chúng để xử lý. Nếu đại đa số quần chúng không đồng tình thì cần tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục, chưa nên tiến hành những biện pháp hành chính cứng rắn khi quần chúng nhân dân chưa thông suốt; cần tranh thủ đông đảo quần chúng, cô lập những phần tử xấu… Bốn là, thống nhất đồng bộ giữa ba bộ phận: Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Mặt trận và các đoàn thể vận động quần chúng nhân dân; ba biện pháp: biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục. Không để xẩy ra sự lục đục, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược... [32].

Để thực hiện được nhiệm vụ đó, cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đủ phẩm chất, năng lực thực hiện CSTG. HTCTCS có vững mạnh hay không phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ. Bởi vì, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được hình thành từ cơ sở, được tổ chức thực hiện ở cơ sở, thông qua đội ngũ cán bộ cơ sở. Vì vậy, phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có đủ bản lĩnh chính trị, có đủ phẩm chất, năng lực, tác phong công tác thích ứng với sự đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới. Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ được thể hiện ở trình độ nhận thức về mọi mặt, sự tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng, nội bộ đoàn kết, thống nhất, mọi cán bộ, đảng viên giữ gìn đạo đức, lối sống học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, nêu cao tinh thần trách nhiệm công dân trong việc thực hiện mọi Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Trong thực hiện CSTG, việc xây dựng đội ngũ cán bộ cho HTCTCS, chú trọng đến năng lực tổ chức thực hiện CSTG, phải bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ cơ sở, chú trọng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo. Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo ở cơ sở phải thực sự là người có phẩm chất chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm chính trị trước Đảng, chính quyền và trước nhân dân địa phương; có phong cách sâu sát, nói đi đôi với làm, thống nhất giữa ý chí và hành động gần gũi với nhân dân, có trách nhiệm trước nhân dân. Cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo cũng phải nắm chắc đặc điểm, tình hình và những hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn, có nghệ thuật lãnh đạo và vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo chấp hành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Phải rà soát, sắp xếp, điều chỉnh kiện toàn đội ngũ cán bộ hiện có với cơ cấu hợp lý, đủ điều kiện và khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ ở từng vị trí theo chức trách phân công. Một trong những nguyên nhân làm cho vai trò của HTCTCS trong thực hiện CSTG chưa được phát huy một cách có hiệu quả cao là do bộ máy của HTCTCS nói chung, bộ máy chuyên trách công tác tôn giáo nói riêng còn thiếu và yếu, chưa đủ mạnh, vì vậy HTCTCS phải thường xuyên được củng cố và kiện toàn, trong đó cần chú trọng công tác bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ. Trong đào tạo, bồi dưỡng và tuyển chọn lực lượng kế cận, HTCTCS phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ ở các ngành để có kế hoạch sử dụng hợp lý. Thực hiện tốt công tác lấy trên đào tạo, bồi dưỡng cho dưới. Trong thực hiện CSTG cần chú trọng đội ngũ chuyên trách làm công tác tôn giáo. Chủ động tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo những quần chúng ưu tú trong các tổ chức chính trị - xã hội, trong quần chúng nhân dân (chú trọng tuyển chọn lực lượng tại chỗ) kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, đảng viên sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, yếu kém về trình độ, năng lực, tham nhũng, bảo đảm cho HTCTCS thật sự trong sạch vững mạnh đủ sức thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sách trong đó có CSTG.

Ba là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng trong việc thực hiện CSTG ở địa phương.

Kết quả thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phụ thuộc không nhỏ vào việc thực hiện của các tổ chức quần chúng. Phải phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức quần chúng ở cơ sở trong tuyên truyền, giáo dục, động viên các thành viên thực hiện. Mặt trận Tổ quốc là đại diện còn có chức năng giám sát phản biện xã hội đối với sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, và sự quản lí của chính quyền cơ sở nhằm đảm bảo cho việc thực hiện CSTG có hiệu quả.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng cần phải thường xuyên đổi mới công tác Mặt trận để tập hợp, thu hút nhiều hội viên để giáo dục, bồi dưỡng họ phải thật sự quan tâm chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của từng hội viên, tạo bầu không khí dân chủ, đoàn kết tập hợp và thu hút rộng rãi mọi lực lượng; phản ánh nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân với chính quyền các cấp; giám sát mọi hoạt động của chính quyền, thực hiện xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh. Khắc phục bệnh hành chính hóa, Nhà nước hóa bộ máy và thực hiện phản biện giám sát xã hội.

Trong các tổ chức quần chúng của HTCTCS, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội CCB, Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh là các tổ chức có số lượng hội viên đông và ở các lứa tuổi, nên phát huy tốt vai trò của các tổ chức này sẽ thu hút được đông đảo tín đồ, chức sắc tôn giáo tham gia, là điều kiện tốt để tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đến với đồng bào. Điều đó sẽ trực tiếp phát huy vai trò của HTCTCS trong thực hiện CSTG ở địa phương.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cơ sở với việc thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta tại tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 95)