8. Cấu trúc của đề tài
1.2.2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng, có một số đồng bằng nhỏ ở thung lũng sông Mê Kông, hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng Chăn, Champasack. Theo thống kê, 45% dân số sống ở vùng núi, Lào có 800000ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông. Lào có tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thủy điện tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển kinh tế. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động.
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế-xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Hiện nay, nền kinh tế Lào có rất nhiều khởi sắc với việc thực hiện tốt chương trình kế hoạch 5 năm. Lào đang nắm bắt thời cơ, tạo những bước đột phá và tạo nên những tiền đề kinh tế - xã hội vững chắc. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298USD/người/năm; năm 2006 đạt 546USD/người/năm, năm 2007 đạt 678USD/người/năm, năm 2008 đạt 841USD/người/năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấ đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần hiện nay khoảng 1.200-1.500 USD/năm. Đây được xem là những bước tiến quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ.
Trong năm tài khóa 2011-2012, Lào đã khắc phục những khó khăn như lũ lụt, lạm phát trong nước cũng như những ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế… để thúc đẩy phát triển kinh tế, hoàn thành mọi chỉ tiêu kinh tế. Trong năm tài khóa này, GDP của Lào tăng 8,3% so với cùng kỳ, đạt 620.000 tỷ kíp (khoảng 7,74 tỷ USD) và GDP bình quân đầu người vào khoảng 9,64 triệu kíp (1.203 USD). Lào đã thực thi nhiều sách lược phát triển kinh tế: thu hút vốn đầu tư nước ngoài; coi trọng xây dựng đặc khu kinh tế; thúc đẩy toàn diện 6 chiến lược thương mại lớn gồm: ngoại thương, sản xuất sản phẩm và quản lý xuất-nhập khẩu, dịch vụ thương mại quá cảnh, phát triển thị trường và quản lý hàng hóa, phát triển nguồn nhân lực và quản lý hành chính; tăng cường hợp tác kinh tế khu vực; và tích cực phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.
Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.
Đi đôi với phát triển kinh tế, Lào đã đẩy mạnh phát triển các hoạt động xã hội, tạo ra sự hài hòa trong phát triển. Với chủ trương coi giáo dục là điểm mấu chốt trong việc xây dựng xã hội Lào văn minh hiện đại, ngành giáo dục Lào đã có bước tiến dài. Hệ thống giáo dục hằng năm đã đào tạo ra một số lượng lớn cán bộ có chuyên môn phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt, để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngoài số tự đào tạo được, hằng năm Lào còn gửi hàng ngàn học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập. Riêng với Việt Nam, hợp tác giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực được ưu tiên và mở rộng với nhiều hình thức, được thực hiện từ trung ương tới các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi năm, Việt Nam tiếp nhận khoảng 650 học sinh Lào và hiện có tới gần 5.000 du học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam. Nhờ đó, trình độ của cán bộ Lào không ngừng tăng lên. Nếu năm 1995, số cán bộ có trình độ trên đại học của Lào chỉ có 0,45%, cao cấp và đại học là 15,16%, không có tiến sĩ và phó tiến sĩ, thì chỉ trong vòng 11 năm (1995 - 2006), Lào đã có 275 tiến sĩ, 2.017 phó tiến sĩ; 13.833 thạc sĩ, đại học; 14.905 cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp...
Với mục đích nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, việc chăm sóc sức khỏe, xây dựng môi trường, không gian văn hóa mang đậm tính dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước Lào chú trọng. Hàng năm, Lào tập trung xây dựng,
nâng cấp các bệnh viện từ trung ương đến địa phương, tiến hành cải tạo, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến dưới... Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa - xã hội, thể dục, thể thao cũng được đẩy mạnh. Ở hầu hết các bản làng, ngoài các hoạt động văn hóa truyền thống, việc xây dựng đời sống văn hóa mới đã dần xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... trong đời sống nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, từ đó họ nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một nước Lào phồn vinh, giàu mạnh.
Ngoài ra một nhân tố quan trọng hình thành nên đặc trưng trong ẩm thực Lào chính là bản chất của một nước nông nghiệp lúa nước. Là một quốc gia cũng xuất phát từ nền nông nghiệp nên nền ẩm thực nơi đây luôn mang đậm dấu ấn của những cánh đồng màu mỡ và những con sông phì nhiêu. Chính những đặc điểm dân cư và điều kiện kinh tế - xã hội đã giúp cho người Lào có thể duy trì được những thói quen trong sinh hoạt văn hoá nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng. Tạo nên một nền văn hóa rất riêng rất đặc sắc không bị hòa lẫn được.
Tiểu kết chƣơng 1
Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một đề tài đang ít được quan tâm và chú trọng nghiên cứu. Hiện nay, nước ta nói chung đặc biệt là trường Đại học Tây Bắc nói riêng đang ngày càng đón nhận rất nhiều du học sinh Lào sang học tập và sinh sống, việc nghiên cứu về văn hóa ẩm thực Lào trở thành một việc thiết yếu.
Việc nghiên cứu các lý luận và các khái niệm liên quan nhằm giúp cho đề tài có thêm cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đề tài đã đưa ra một số quan niệm và khái niệm có liên quan đến vấn đề này như: Quan niệm về văn hóa của Phương Đông, Phương Tây, quan niệm macxit về văn hóa, quan niệm của Hồ Chí Minh quan niệm của một số nhà nghiên cứu…Và các khái niệm: khái niệm văn hóa, khái niệm ẩm thực, khái niệm văn hóa ẩm thực…Ngoài ra đề tài còn khái quát chung về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Từ những lý luận, quan niệm và các khái niệm liên quan nhóm nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về nền văn hóa ẩm thực Lào qua các món ăn tiêu biểu hàng ngày, các món ăn trong ngày lễ tết. Việc nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội Lào góp phần giúp đề tài có thể biết được những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến nền văn hóa ẩm thực nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Chƣơng 2:
VĂN HÓA LÀO VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC LÀO 2.1. Khái quát về văn hóa Lào
2.1.1. Nguồn gốc văn hóa Lào
Người Lào có câu nói vui để khái quát đặc trưng văn hóa Lào: “ ăn xôi, thổi khèn, ở nhà sàn cao, ấy chính là người Lào”. Thực ra chưa thể coi đây là toàn bộ đặc trưng văn hóa Lào, cũng không phải là các tộc người sống trên đất nước Lào. Nói chung, không phải chỉ có Lào là dân tộc duy nhất ăn xôi, tuy hiện nay họ còn giữ thói quen ăn xôi lâu bền nhất. Nhà sàn là hình thức cư trú phổ biến trên phạm vi rộng. Còn khèn là một loại công cụ mà người Lào Thay học được từ dân cư cổ, sống lâu đời ở khu vực này.
Cũng như nước khác mỗi tộc người Lào đều có văn hóa riêng, có cách ăn, cách mặc, ở riêng của mình. Tuy nhiên, người Lào Lùm hay Thay Lào chiếm tuyệt đối và có trình độ phát triển cao hơn cả, nên văn hóa Thay Lào cũng có thể chứa đựng và trên những nét lớn có thể tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc Lào nói chung. Hơn nữa, trong quá trình cộng cư và phát triển lâu dài, những yếu tố văn hóa khác nhau đã có ảnh hưởng qua lại, có sự hòa đồng với nhau ở mức độ đáng kể, tạo thành những nét chung đặc sắc của văn hóa Lào. Bản sắc văn hóa của Lào là một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước gắn với văn hóa lúa nước và văn minh xóm làng. Điều này đã tạo nên cho nền văn hóa Lào bên cạnh những nét riêng của yếu tố bản địa thì vẫn mang hơi hướng chung với văn hóa của các nước trong khu vực, góp phần tạo ra bản sắc riêng với những đóng góp quan trọng trong kho tàng văn hóa của thế giới.
Lào với tên gọi khác là đất nước Triệu Voi (Vạn tượng) nên họ rất quý trọng loài voi, với người Lào bạch tượng chính là biểu tượng cho vận may của con người và cả dân tộc Lào.
2.1.2. Đặc điểm về văn hóa Lào
2.1.2.1. Văn hóa Phật giáo
Người Lào Thơng và nhiều tộc người khác sống ở tên đất nước Lào vốn có tín ngưỡng thờ thần linh, hay người ta thường gọi là thờ ma (phi). Người Lào Thay đã tiếp nhận và truyền bá rộng rãi đạo Phật vào nước Lào từ thế kỷ XIV. Người ta đã phát hiện trên nền cũ có trước chùa Vat Visun những dấu tích của kiến trúc với những mô típ của Phật giáo Khơme. Như thế có thể là đạo Phật đã qua người Khơme đến đất
nước Lào muộn nhất là từ thế kỷ III nhưng đó là dấu tích Phật giáo Đại thừa. Từ thế kỷ XIV, đạo Phật do sự xúc tác của người Khơme mà đến Lào một lần nữa nhưng lần này là Phật giáo Tiểu thừa.
Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh trong nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật… tạo nên một dân tộc Lào rất riêng. Từ thế kỷ XIV Phật giáo đã trở thành quốc giáo với hơn 90% dân số theo Phật giáo tiểu thừa. Người dân Lào đã thấm nhuần trong mình những lời Phật dạy, một mực kính trọng các bậc tăng ni, những vị sư sãi trong chùa. Do tính chất phổ biến như thế của Đạo Phật trong đời sống, nên hình thức nghệ thuật tạo hình phát triển chủ yếu ở các kiến trúc Phật giáo các chùa. Các công trình có mặt rải rác khắp nước Lào. Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân cao nhất thế giới. Ở Luông Phabang có những chùa danh tiếng nhất như là Vat Visun, Vat Xiêng Thông. Ở Xiêng Khoảng có Vat Bản Áng, Vát Bản Khay, Vát Bản Phong, Vát Si Phum… Ở Viêng Chăn có các Phya Vat, Vat Sisaket, Vat Ho Pha Keo và đặc biệt và nổi tiếng nhất là Thạt Luông.
Tọa trên khu đất cao rộng và bằng phẳng ở phía Đông Viêng Chăn, Thạt Luông là ngôi chùa tháp lớn và đẹp nhất tại Lào; là biểu tượng văn hoá tiêu biểu cho óc sáng tạo của người Lào được xây dựng vào thế kỷ XVI, khi Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) dời đô từ Luong Phrabang về Vientiane. Tương truyền, Thạt Luông là một trong số ít những chùa chiền đạo Phật trên thế giới được lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi người nhập Niết Bàn. Các thư tịch cổ của ngôi chùa ghi lại rằng, tại khu vực này vào năm 236 Phật lịch, tức năm 307 trước Công nguyên, người ta đã xây dựng một ngôi chùa. Khi đạo Phật trở thành quốc đạo và Vientiane thành kinh đô mới, cùng với việc xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, chùa chiền, nhà Vua Xệtthảthilạt đã cho tu bổ lại Thạt Luông bằng cách xây bọc lên ngôi tháp cũ bằng một tháp mới to, đẹp hơn và kiến trúc ấy giữ nguyên cho đến ngày nay.
Tháp có bệ hình vuông, phía Bắc và Nam mỗi bề rộng 68m, phía Đông và Tây mỗi bề rộng 69m, xung quanh được trang trí bởi 332 hình lá bồ đề cách điệu. Ngoài tháp chính cao 45m, còn có 30 tháp nhỏ biểu tượng cho Đức Phật Thích ca với 30 năm tu hành gian khổ của người để trở thành Phật. Trên các tháp nhỏ này có đắp những hàng chữ Bali nổi ghi các lời răn của đức Phật.
được sự quan tâm của đông đảo người dân các bộ tộc Lào trên cả nước cùng nhân dân các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, cũng như khách quốc tế. Lễ hội Thạt Luổng diễn ra vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, kéo dài một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm của tháng. Ngoài phần lễ theo tín ngưỡng tôn giáo còn có hội chợ thương mại trưng bày và mua bán hàng hoá trong ngoài nước Có tới hàng nghìn gian triển lãm hàng hoá là sản phẩm từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các ngành, địa phương trong cả nước, của các nước láng giềng. Ngày lễ chính thường diễn ra vào ngày 15/12 Phật lịch nhằm cầu phước an lành cho tất cả mọi người, sự giao hòa giữa trời đất, núi sông và thần thánh.
Một trong những nét chính của phần lễ Thạt Luông là lễ rước Phạ Sạt Phơng (lễ rước tháp) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luông. Phạ Sạt Phơng là một mô hình kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền bạc có ý nghĩa giống như tập tục đốt nhà cửa, tiền bạc… cho người đã khuất của người Việt Nam. Khi đến Thạt Luông, những người rước sẽ khiêng Phạ Sạt Phơng đi vòng quanh Thạt Luông ba vòng trước khi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng, nghiêm cẩn, thành kính. Theo tục lệ, mỗi gia đình, bản hoặc một nhóm người… đều có thể chung nhau cúng một Phạ Sạt Phơng.
Sáng ngày 15/12 Phật lịch diễn ra lễ Tắc bạt (dâng lễ cho các nhà sư), hàng nghìn nhà sư từ khắp cả nước Lào sẽ đổ về Thạt Luông, kê bàn ngồi dọc hai bên đường vào để Phật tử thập phương về dâng lễ gồm tiền, bánh kẹo, xôi …
Phần Hội là những trò vui chơi, giải trí văn nghệ, văn hoá, thể thao, mua bán hàng hoá, triển lãm. Trong biểu diễn văn nghệ tại lễ hội, người Lào đặc biệt chú trọng tới việc phô diễn các làn điệu dân ca dân vũ nổi tiếng mang tính đặc trưng của phong tục tập quán Lào như Lăm Lưởng (hát truyện thơ), lăm tơi đến các loại lăm (múa) mang tính địa phương như lăm Sa La Văn, lăm Si Phăn Đon (Nam Lào), lăm Tằng Vải…
Đặc biệt người đến Hội Bun Thạt Luông rất lưu ý trò diễn “Tị Khi”, một trò chơi dân gian chính thống trong lễ hội trước sự chứng kiến của một quan chức nhà nước. Tị Khi được chia ra hai phe. Phe áo đỏ tượng trưng cho quan chức và Phe áo trắng hay cởi trần là nông dân. Mỗi trận đấu được chia làm 3 hiệp, mỗi hiệp 20-30 phút và mang tính ước lệ. Theo truyện dân gian, nếu năm nào phe quan chức thắng phe
nông dân thì đất nước sẽ khó được yên, người dân làm ăn thất bát, chính vì thế mà năm