8. Cấu trúc của đề tài
2.1.2.2. Một số phong tục tập quán Lào
Không thể kể hết những tập tục và lễ hội phong phú và đa dạng trong một xã
hội nông nghiệp của các tộc người sống trên đất nước Lào cũng như các cư dân nông nghiệp khác. Ngoài ra người Lào cũng lưu giữ một kho tàng phong tục tập quán rất đa dạng những cũng khá đồng nhất, điều này rất dễ nhận ra bởi mỗi một vùng, mỗi địa phương đều có những phong tục riêng nhưng vẫn mang tính phổ quát. Tính phổ quát thể hiện trước hết ở cách ăn, mặc: Về mặc: đặc điểm chung là váy, khố, trang phục thường có phục trang và trang sức với vòng đeo tay, cổ, khuyên tai… Về ăn: tục ăn uống của người Lào với cơm là chính, rau, cá, hoa quả, thịt là phụ.
Nhân dân các dân tộc Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền thống. Không chỉ trong những ngày lễ hội, vui chơi hợp quần… người Lào còn hay ca hát trong sản xuất ngoài ruộng nương, đi hái lượm trong rừng, xuôi ngược trên các dòng sông. Dân ca Lào rất phong phú, giàu âm điệu, mang đậm bản sắc dân tộc được phổ biến rộng rãi trong nhân dân từ nông thôn đến thành thị. Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn nẳng-xử… Mỗi loại lại mang sắc thái riêng
của từng miền, từng dân tộc, từng địa phương. “Lăm” sử dụng nhiều thể loại thơ nhất được quần chúng ưa thích nhất và phổ biến trong cả nước. Văn hóa nghệ thuật độc đáo của Lào còn thể hiện trong các điệu múa phổ biến rộng rãi, từ thành thị đến nông thôn. Trong những ngày lễ hội lớn nhỏ ở Lào đều tổ chức vui chơi hợp quần trong đó không thể thiếu tiết mục múa. Có điệu múa một người, hai người hoặc tập thể vài chục người (lăm-vông). Những đêm hội, già trẻ, gái trai đều tham gia múa ca một cách tự nhiên thoải mái. Các điệu múa của Lào thường uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhịp trống, động tác khá tự do, mang đậm màu sắc dân tộc.
Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân có khả năng tự túc được các loại chăn, vải. Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng. Các cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình. Thanh niên Lào thường cắt tóc ngắn, mặc áo cổ tròn tay ngắn, quần đùi, bên ngoài quấn chiếc khăn gọi là “phạ-xà-rông” màu, kẻ ô vuông. Khi đi lao động ngoài ruộng rẫy, nam giới mặc quần đùi hoặc quần dài nhuộm chàm. Văn hóa trang phục độc đáo của người Lào còn được thể hiện trong những ngày lễ hội trang trọng, nam giới mặc y phục dân tộc. Đó là chiếc áo sơ mi cổ tròn, khuy vải, cài về phía tay trái. Bên ngoài chiếc quần đùi giản dị, các chàng trai Lào quấn chiếc khăn dài rộng gọi là “phạ nhạo nếp tiêu” màu sắc sặc sỡ (rộng hơn phạ-xạ- rông, khi mặc cuốn qua háng rồi nhét vào cạp sau). Lúc còn nhỏ, phụ nữ Lào để tóc hoặc hớt tóc. Trên mười tuổi thường búi tóc, một số địa phương như ở Luổng-pha-bang có tục búi tóc lệch hoặc thẳng để phân biệt giữa các cô gái có chồng và chưa có chồng.
“Buộc chỉ cổ tay” - người Lào gọi là Xu Khoan là một phong tục rất đẹp của người Lào. Tục này vốn bắt nguồn từ một nghi lễ truyền thống gắn với quan niệm về hai thực thể của con người là tinh thần và thể chất. Người ta làm lễ cúng một Xu Khoan để linh hồn gắn với cơ thể và giữ được điều tốt lành. Về sau, phong tục này được áp dụng rộng rãi, định kì và bất thường mang ý nghĩa “chúc phúc”. Trong buổi lễ, người ta chuẩn bị những mâm bồng, xếp đầy hoa rượu, trứng, bánh và sợi chỉ. Sau những bài tụng, cầu, do một vị sư hay trưởng lão đọc, mà mọi người ngồi chắp tay nghe một cách kính cẩn, người ta buộc sợi chỉ trắng cho cô dâu, chú rể nếu cưới, cho khách quý đến thăm, cho bạn bè hay chiến sĩ sắp lên đường. Lễ nghi ngày càng đơn giản, nhưng ý nghĩa ngày càng rộng rãi. Lễ nghi mang nội dung tín ngưỡng nhạt đi, trở thành một thuần phong mỹ tục biểu lộ tình cảm với khách và người than sắp đi xa. Xu
Khoan là một tục lệ độc đáo, đẹp đẽ và hiếm có.
Một trong những phong tục của người Lào còn được thể hiện trong cách ở, họ ở trên những ngôi nhà sàn vì nhà sàn phù hợp với điều kiện, địa hình, khí hậu nước Lào. Bên cạnh đó, tín ngưỡng bản địa của người Lào hết sức đa dạng, tín ngưỡng đó gồm tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng người đã mất, tín ngưỡng thờ thần.
Cuộc sống gắn liền với tự nhiên của người Lào khiến ta thật khó tách biệt phong tục và lễ hội. Thực tế cho thấy, các tập tục đều mang những yếu tố lễ nghi, mặt khác lễ hội có thể bắt nguồn từ một tín ngưỡng, nhưng nói chung cũng trở thành tập tục mang tính chất quần chúng rộng rãi, chứa đựng những ý nghĩa đạo đức và trở thành những tập tục tốt đẹp. Chính vì thế ở Lào có nhiều lễ hội và có lễ hội được duy trì lâu dài trong cuộc sống.
Biết bao nhiêu lễ đã được định hình thành nếp trong đời sống xã hội. Có những lễ mang tính nghi thức rõ hơn như lễ sinh, lễ cưới, lễ tang, có những lễ trở thành lễ hội cộng đồng. Lễ hội ở Lào hay còn được gọi là Bun, nghĩa là phước, làm Bun nghĩa là làm phước để được phước. Cũng giống như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm hai phần: phần lễ là phần nghi thức do chính con người đặt ra để giao cảm với thần linh và phần hội chủ yếu là vui chơi, giải trí.
Các lễ hội lớn của Lào gồm Bun Pha Vet (Phật hóa thân) vào tháng 1; Bun Visakha
Puya (lễ Phật đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun
Khao PhanSa – (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ những người
đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10. Lễ hội tại Lào luôn
gắn liền với chùa.
Với tất cả người dân đất nước Lào họ đều mong chờ ngày tết cổ truyền của dân tộc với tên gọi Bunpimay hay còn gọi là Tết té nước. Giữa tháng 4, khi gió mùa tây- nam thổi, mưa mùa sắp rơi, bắt đầu năm mới ở nhiều nước trong khu vực Ðông – Nam Á, Tết cổ truyền Bun Pi May của Lào (lễ hội năm mới) hay Lễ hội Hốt Nậm (Té nước), cầu mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc. Mỗi quốc gia trên thế giới đón năm mới theo phong tục và truyền thống riêng. Ðể chào đón năm mới, mỗi nước lại có những lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Năm mới của nhân dân các bộ tộc Lào bắt đầu từ ngày 13 đến ngày 15/4 dương lịch. Theo truyền thống cách đây hàng nghìn năm, mỗi khi Tết đến xuân
về, người Lào lại tổ chức lễ hội té nước. Trong lễ hội này, người dân Lào và cả khách du lịch nước ngoài, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo đều cùng hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc của một ngày hội thực thụ. Người Lào sống hiền lành và thiên về điều thiện. Trong ngày Tết, vui nhất là ở các chùa chiền. Người ta cho nước thơm (nước ngâm từ các loài hoa thơm) vào lọ, vào bình, vào xô, chậu… để tắm cho Phật, cho các nhà sư. Cầu mong trong năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, đất nước an bình thịnh vượng. Tục té nước ngày Tết cổ truyền Bun Pi May của Lào còn có nét đặc trưng là trong những ngày này không kể dù lạ hay quen, dù có hay không có địa vị trong xã hội cũng đều được gia chủ tiếp đón ân cần như nhau và được thể hiện sự quý trọng bằng những “gầu” nước dội lên khắp người khi đến thăm. Những người không ra xem hội đua thuyền, lại có thú đón Tết bằng trò vui khác cũng từ sông nước. Họ rủ nhau ra bờ sông, xúc những xe cát đầy chở về đắp thành những núi cát nhỏ quanh các gốc cây cổ thụ nơi sân chùa. Ðỉnh núi cát, có cờ đuôi nheo, cờ phướn bằng những dải lụa mầu sắc. Có người chăng trên đỉnh và sườn núi cát những chỉ ngũ sắc. Trẻ em chạy vòng quanh các núi cát, người lớn ngắm nhìn và trò chuyện vui vẻ bên những công trình nghệ thuật và cầu nguyện sang năm mới có nhiều điều phúc như hạt cát trên núi sẽ đến với mọi người. Nhiều gia đình trong những ngày này lại ra sông thả cá, kiểu như lễ hội phóng sinh ở cố đô Huế của ta. Ngày hội thả cá trên sông cũng tấp nập không kém các trò vui khác. Dân Lào coi việc phóng sinh cá trong ngày Tết, để ước vọng quê hương mình trù phú, trên cánh đồng lúa thơm, dưới sông nước đầy cá.
Nhưng có một lễ hội được đông đảo người Lào tham gia trong ngày Tết là rước nữ chúa xuân. Tập tục này có từ thời xa xưa. Nữ chúa xuân, là nàng Xẳng Khản, một trong bảy người con gái của Thần bốn mặt – vị thần có công đem những điều tốt lành cho dân Lào. Theo đó, mỗi năm trước lễ hội, người ta thi hoa hậu để tuyển bảy cô gái đẹp người, đẹp nết, làm ăn chăm chỉ và giỏi giang trong cuộc sống. Ðến giờ hoàng đạo, đoàn rước nữ chúa xuân thật tưng bừng. Một cô gái đóng chúa xuân một tay gươm, một tay cầm vòng lửa cùng sáu người em gái xiêm y rực rỡ ngồi trên xe mui trần trang hoàng lộng lẫy. Trong đoàn diễu hành, người ta mang mặt nạ Pu Nhơ và Nha Nhơ, theo truyền thuyết là người đàn ông và đàn bà đầu tiên sinh ra dân tộc Lào. Ði theo đoàn rước là một dòng người nối tiếp nhau vừa đi, vừa múa hát trong tiếng trống vang lừng. Người bên đường tươi cười té nước mát cho đoàn hội, chúc nhau những lời đẹp nhất của năm mới.
Những năm gần đây, Bun Pi May đã mang những nội dung mới. Ðó là dịp các cơ quan, công sở họp mặt tổng kết công tác năm vừa qua và phát động đợt thi đua mới để năm tiếp theo có thêm nhiều thành tích mới. Tiếp đó, là các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn phù hợp đặc điểm dân cư, tập quán của từng vùng. Ðối với người Lào, vui là chính, ăn uống là phụ. Ở đâu có tiếng trống nổi lên và điệu múa lăm vông làm xốn xang lòng người thi ở đó vui thâu đêm suốt sáng. Vui từ trong nhà ra ngoài ngõ, vui làm cho đêm lăm vông như ngắn lại, nhưng dù vui đến mấy người Lào vẫn giữ được bản chất hiền hòa, lối ứng xử mềm mại và luôn coi trọng giá trị nhân bản. Chính vì vậy mà ở tất cả các cuộc vui chơi không hề xảy ra chuyện to tiếng, cãi vã hoặc ẩu đả nhau làm ảnh hưởng sự bình yên vốn có của bản làng.
Tuy nhiên người Lào cũng rất có ý thức trong việc tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố từ bên ngoài. Với các đặc điểm của vị trí địa lí nên người Lào luôn sẵn sang tiếp thu văn hóa từ các dân tộc cả phương Đông và phương Tây như Thái Lan, Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp, Mỹ…Chính sự hòa quyện giữa yếu tố mở tiếp thu bên ngoài và yếu tố văn hóa bản địa đã làm cho văn hóa Lào ngày càng đa dạng, nhiều màu sắc trong đời sống hiện nay.
Ngoài ra, một đặc điểm khác là hiện nay Lào lưu giữ nhiều nét văn hóa gắn liền với nông thôn: nền móng nông nghiệp lúa nước gắn với tổ chức làng xã, tổ chức làng xã có tính tự quản.
2.2. Đặc trƣng văn hóa ẩm thực Lào
Ẩm thực Lào gây ấn tượng bởi sự tươi ngon của các loại thực phẩm cùng sự kết hợp nhiều loại gia vị tự nhiên trong mỗi món ăn. Cách chế biến không cầu kì nhưng tạo nên những món ăn thanh đạm với hương vị khác biệt và độc đáo. Phong cách ẩm thực Lào mang ba hương vị đặc trưng: ngọt, chua và cay. Các món ăn thường xử dụng các gia vị chung là gừng, chanh, sả và các loại ớt khác nhau. Người Lào thường ăn các món ăn kèm với rau sống và chế biến các món ăn ằng hơi nước hoặc nướng trên than hồng. Từ món ăn trong đời sống hằng ngày tới dịp lễ Tết đều có khá nhiều món ngon có thể kể các món như: gà nướng, lạp, lạp xườn, thịt heo hấp măng (hoặc cá hấp lá chuối), gà (cá) nấu me, rau luộc, cơm (xôi). Ngoài ra còn có các món khác như như: ếch, mực chiên tỏi, sườn nướng, nem chua cá thịt… Ẩm thực Lào, ngoài các món này, còn có những món được xem là đặc sản như: Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm đu đủ gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị
ăn rất lạ. Ngoài Tam Maak Hung còn có các món như Thoót mú đẹt điêu , tôm dâm cung, cá nướng… Mỗi món đều có các nguyên liệu khác như Lạp được làm bằng thịt heo, băm nhỏ, trộn gia vị Lào, ăn với xôi hoặc cơm, trộn chung với ớt cay, cá nướng được ướp muối ngoài da, khi nướng chín, da cá không cháy nhưng phủ trắng lớp muối, thịt cá không dính vào da, mùi thơm, chấm với nước “chẻo”.
2.2.1. Các món ăn hàng ngày
2.2.1.1. Cơm (xôi)
Ở Lào người ta ít trồng cấy gạo tẻ mà chủ yếu là gạo nếp, vì thế hơn 90% người Lào chủ yếu ăn xôi. Người Lào ăn xôi nhiều hơn ăn cơm và gạo nếp là cây lương thực hàng ngày của họ. Xôi nếp là món ăn truyền thống của người Lào. Nhà nào cũng có chõ hong xôi được sử dụng mỗi ngày. Ở Lào, cơm nếp thường được dát lên những bức tượng Phật hoặc những tường nhà ở gia đình, để cúng các vị thần cư ngụ tại đó. Phụ nữ thường được liên tưởng mạnh mẽ với lúa gạo. Truyền thuyết kể rằng, nữ thần lúa đã hiến dâng mình cho ngọn lửa, và tro của nữ thần đã giúp cho dân làng được một mùa bội thu. Ở một số làng bản, hài cốt của những người phụ nữ tổ tiên được lưu giữ trong ngôi tháp nhỏ xây giữa ruộng lúa của gia đình.
Cái ngon đặc trưng của hạt nếp Lào là dẻo và thơm. Xôi sẽ được ăn kèm với gà nướng, cá suối kho lạt, thịt rừng nướng, lạp hoặc đọt bầu, đọt bí luộc sơ hoặc chấm nước chấm tùy theo sở thích của mỗi người. Những người ăn chay thì có thể dùng với muối đậu, vừng hoặc đường cát trắng. Theo tập tục, khi ăn xôi nếp kiểu Lào, người ăn phải ngồi xếp bằng trên sàn gỗ, chắp tay trước ngực rồi mới được ăn.
Nguyên liệu:
-Gạo nếp Lào
-Chõ hấp xôi, nước lạnh;
Các bước thực hiện:
Cho gạo nếp vào trong thố lớn, đổ ngập nước, lóng bỏ phần trấu nổi lên trên, vo sạch nếp trở lại thố, đổ ngập nước, ngâm nếp trong khoảng 3-4 tiếng cho nếp nở mềm, trắng là được.
Đổ khoảng 2/3 nước vào chõ hấp bằng nhôm, đặt lên bếp, đun sôi. Cho nếp vào chõ hấp bằng nan tre, để thật ráo nước, đặt lên chõ hấp nhôm. Đậy kín nắp, đun cho nước sôi trong khoảng 10-15 phút cho hơi nước bốc lên làm xôi chín nở, mềm. Gỡ chõ tre ra khỏi nồi hấp, xóc nhẹ cho phần xôi lật úp trở xuống để phần nếp được chín đều.
Cho xôi trở lại nồi hấp, đồ tiếp trong khoảng 5-10 phút nữa.
Xôi chín, dùng đũa xới nhẹ cho xôi ráo, tơi. Cho xôi vào trong chõ bằng nan tre, dùng kèm với lạp. Hoặc có thể dùng kèm xôi với thịt nướng, cá kho, rau, muối, đậu hay vừng tùy thích.
Nếp Lào dùng để gói bánh chưng cũng rất ngon. Cái bánh chưng dẻo, mềm, ăn