Các đồ uống tiêu biểu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa ẩm thực dân tộc lào ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 54)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.5. Các đồ uống tiêu biểu

Nói tới văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia, bên cạnh các món ăn tiêu biểu, chúng ta phải kể đến những loại đồ uống mang đặc trưng của các quốc gia, các vùng miền khác nhau.

Các loại đồ uống thông dụng nhất mà người Lào sử dụng trong cả ngày thường và cả ngày lễ tết, có thể kể tới như LauLao, Fanthong (gần giống với rượu cần), NamSa (trà pha nhạt), cà phê, nước dừa, beer Lao…

Laulao là một loại rượu nhẹ làm từ cơm nếp lên men, uống với chút chanh và

nước ngọt. Còn Fanthong là loại đồ uống tương tự như rượu cần của người Việt. Rượu Lào dễ uống, khó say, nhưng khi say không gây nhức đầu. Theo tập quán, trong các bữa tiệc lễ hội, vài người ngồi uống Laulao cùng một lúc bằng những cái ống dài hút rượu từ một bình sứ.

Cà phê Lào thì tuyệt vời, đa số được trồng từ cao nguyên Bolovens màu mỡ ở Nam Lào. Người Lào thích uống cà phê đậm và ngọt, vì thế người ta hay cho thêm đường và sữa đặc vào cà phê. Cà phê thường được pha từng ly, uống kèm với một cốc Nam Sa - một thứ trà Tàu pha nhạt. Nam Sa là loại đồ uống được sử dụng rộng rãi, dùng mọi lúc, mọi nơi ở Lào.

Tuy nhiên, loại đồ uống nổi tiếng nhất phải kể khi nhắc tới ẩm thực Lào, đó

chính là món dừa nướng. Dừa để nguyên trái, nướng vừa phải, sau đó lột vỏ rồi ướp

lạnh. Khi thưởng thức nước dừa có vị ngọt và thơm rất lạ, cơm dừa dẻo tạo nên hương vị khá đặc biệt, mà không loại đồ uống nào có thể sánh được. Ngoài ra nước dừa còn được tìm thấy hầu hết trong các loại thức uống, người Lào có thói quen hay pha trộn nước dừa với các loại thức uống khác để tạo nên vị thanh ngọt cho đồ uống.

Lào cũng có thương hiệu bia riêng, cũng như ở Việt Nam bia Lào dễ uống và có thể dễ dàng tìm thấy ở hầu hết quán ăn hay nhà hàng nào trên khắp đất nước.

2.2.3. Ẩm thực Lào- nét tƣơng đồng và khác biệt với Việt Nam

Lào có diện tích biên giới giáp với Việt Nam khá dài nên việc giao lưu văn hóa giữa Lào và Việt Nam diễn ra khá mạnh mẽ. Nền ẩm thực của Lào cũng mang những phong cách tương tự như văn hóa ẩm thực Việt Nam đặc biệt là người Thái ở Tây Bắc. Điều này thể hiện ở việc dùng gia vị. Hầu hết các món ăn đều có sự tổng hòa giữa vị cay của ớt, ngọt của đường và chua của các loại trái cây. Khi chế biến, bằng bàn tay khéo léo của mình, họ đã biết pha trộn tỉ lệ, dung hòa các loại gia vị để mõi món ăn mang một đặc trưng riêng.

Tuy nhiên, ẩm thực Lào lại có những nét đặc trưng rất riêng. Ngoài cá nước ngọt thì thịt heo, gà, trâu và vịt là những thành phần quan trọng để nấu nướng nhiều món ăn thông thường. Người Lào ăn gạo là chính, các món ăn có đặc điểm là dùng các gia vị như gừng, me, lá chanh và đặc biệt là nhiều loại ớt khô rất cay. Ớt là một phần không thể thiếu trong ẩm thực của người Lào và vị cay của nó đã trở thành một nét văn hóa. Người Lào cũng thích ăn nhiều rau, đó là những thứ bổ sung cho bữa ăn hằng ngày của họ và họ thường trồng rau ngay trong vườn.

Nhận định văn hóa ẩm thực Lào

Ẩm thực Lào tuy gần gũi với các nước láng giềng Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Campuchia… nhưng vẫn có những nét đặc sắc riêng. Hầu hết các món ăn của Lào thường nấu tái hơn là chín, với các vị phổ biến là chua, cay, ngọt. Điều này

giúp mọi người hiểu nhiều hơn về văn hóa Lào - một nền văn hóa có tính chất “hoang dã” mà thực phẩm chủ yếu đến từ săn bắn.

Ở Lào có đặc điểm là nhiều rừng núi nên người ta hay tổ chức những cuộc săn bắn và sau mỗi cuộc đi săn đó họ lại tổ chức những bữa tiệc có thịt - đồ uống. Những thú rừng hoang dã như hươu, nai sẽ được dùng ngay vì dân làng không có tủ lạnh để giữ thịt tươi. Người Lào ăn gạo là chính. Món ăn Lào có chung đặc điểm là các gia vị như gừng, me, lá chanh và nhiều loại ớt khô rất cay.

Nhìn vào nền ẩm thực Lào với các món ăn thức uống tiêu biểu trên có thể nhận thấy văn hóa ẩm thực Lào có những đặc trưng sau:

Tính hòa đồng đa dạng: Người Lào dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực Lào.

Tính ít mỡ: Các món ăn Lào chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.

Tính đậm đà hương vị: Khi chế biến thức ăn người Lào thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác …nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.

Tính tổng hòa nhiều chất, nhiều vị: Các món ăn Lào thường bao gồm nhiều loại thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, ngọt, bùi béo… mà đặc biệt là vị cay trong ẩm thực Lào.

Tính cay trong ẩm thực Lào: Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc… Cụm từ ngon lành đã gói ghém được tinh thần ăn của người Lào. Ẩm thực Lào là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng.

Tính cộng đồng: Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Lào. Không giống như Phương Tây, người Lào không ăn quanh bàn ăn cao mà người Lào ngồi xổm trên nền nhà, người Lào mang lên bàn cùng một lúc các món ăn.

Tính hiếu khách: Trước mỗi bữa ăn người Lào thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác… Khách đến nhà sẽ tuân theo những quy tắc bắt buộc được xem là nét văn hóa rất riêng của mình, khách không được ngồi ăn trong khi những người khác đã đứng dậy. Tập quán của người

Lào là luôn chừa lại thức ăn trong đĩa khi đã ăn xong, nếu khách không chừa lại thức ăn, người ta sẽ cho là khách ăn không đủ no. chủ nhà sẽ bị mất thể diện.

Đặc biệt trong bữa ăn, người Lào ngồi quanh mâm cơm đặt dưới sàn nhà, đàn ông ngồi xếp bằng, đàn bà ngồi gập gối đưa bàn chân về phía sau. người Lào mang các món ăn lên bàn cùng một lúc. Quan niệm Piep – là cha mẹ, là bề trên luôn ăn miếng đầu tiên để khai mạc bàn ăn, theo thứ tự tuổi tác sẽ ăn các món sau tiếp theo.

Mọi thành viên đều dùng tay để nhón xôi trong "típ khậu" (bát) của mình. Mỗi người có một cái muỗng riêng để lấy thức ăn hoặc canh trong mâm. Họ ăn chậm chạp, vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ, đặc biệt khi nhón xôi họ không làm rơi vãi một hạt cơm nào.

Khách đến nhà sẽ tuân theo những quy tắc bắt buộc được xem là nét văn hóa rất riêng của mình, khách không được ngồi ăn trong khi những người khác đã đứng dậy. Tập quán của người Lào là luôn chừa lại thức ăn trong đĩa khi đã ăn xong, nếu khách không chừa lại thức ăn, người ta sẽ cho là khách ăn không đủ no, chủ nhà sẽ bị mất thể diện. Người Lào rất sạch sẽ đến mức kỹ tính, họ có thói quen rửa tay không chỉ trước mà cả sau bữa ăn.

Tiểu kết chƣơng 2

Văn hóa Lào là một nền văn hóa đặc trưng của đất nước Triệu Voi không thể lẫn với một quốc gia, một dân tộc khác. Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào chính là tìm hiểu về con người, về một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Để tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Lào chúng tôi phải tiến hành quan sát những món ăn hàng ngày và món ăn trong ngày lễ, tết để tìm ra những món ăn phổ biến nhất, tiêu biểu nhất. Trên cơ sở đó chúng tôi còn tiến hành tìm hiểu qua các bạn sinh viên Lào tại lớp và trong khu vực kí túc xá K3, K4, K5 của trường Đại học Tây Bắc. Qua việc tìm hiểu, quan sát chúng tôi đã tìm ra một số món ăn hàng ngày như: Xôi, Xúc xích, nộm đu đủ, Or Lam…. Và món ăn tiêu biểu ngày tết như: Bánh chưng, xôi nếp, lạp.

Qua tìm hiểu, quan sát, phân tích chúng tôi biết được những món ăn tiêu biểu và cách chế biến của một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Từ đó, chúng tôi biết thêm nhiều hơn về đất nước “hoa Chăm Pa” về một nền văn hóa, về con người với những vẻ đẹp riêng mà không xứ sở nào khác có được.

KẾT LUẬN

Những nét đẹp của văn hóa ẩm thực bắt nguồn từ chính cuộc sống, bởi cuộc sống là mạch nguồn trong trẻo nhất cho văn hóa tồn tại và phát triển. Ẩm thực, bản thân nó đã là văn hóa bởi đó là sản phẩm của con người, thông qua nét đẹp của quá trình chọn, chế biến, cách làm ra những món ăn và thưởng thức đã làm cho nó trở thành một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của đất nước Lào.

Văn hóa ẩm thực Lào rất đa dạng và còn chứa đựng trong nó những đặc trưng riêng. Những đặc trưng ấy có thể là cách dùng gia vị, cách chế biến, cách trình bày cho đến cách thưởng thức các món ăn, từ những món ăn đơn giản, thường ngày tới những món ăn sử dụng trong các dịp lễ Tết. Và chính những đặc trưng ấy đã trở thành yếu tố tạo nên nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Lào. Cùng với sự tiếp thu những yếu tố văn hóa mới để tạo nên một nền văn hóa hiện đại, tiến bộ hơn, văn hóa Lào, bao gồm cả văn hóa ẩm thực vẫn lưu giữ trong mình những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha để lại từ bao đời.

Thông qua quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn hóa các nước, văn hóa ẩm thực Lào đã có sự thay đổi đáng kể, bên cạnh những món ăn truyền thống của dân tộc, những món ăn mới, mang phong vị khác đã xuất hiện, góp phần làm đa dạng hơn cho nền văn hóa ẩm thực Lào.

Để giữ gìn nền văn hóa Lào nói chung và văn hóa ẩm thực Lào nói riêng các bạn sinh viên Lào dù đang sinh sống ở đâu cũng phải luôn ghi nhớ và phát huy những nét bản sắc của nền văn hóa nước mình. Việt Nam – Lào là hai nước láng giềng thân thiết để có thể dễ dàng giao lưu hội nhập với nhau hơn nhân dân cả hai nước phải tích cực tìm hiểu về những nét đẹp của nhau, cùng nhau phát triển. Đặc biệt, trường Đại học Tây Bắc là một trường đang thu hút đông đảo các bạn sinh viên Lào sang du học và sinh sống trên địa bàn nên đòi hỏi các bạn sinh viên Lào phải chủ động trong việc giữ gìn nét riêng của mình không bị hòa tan với nền văn hóa khác. Ngoài ra, Nhà trường và toàn thể người dân địa phương, sinh viên khác tại trường phải tìm hiểu, hết sức tạo điều kiện để sinh viên Lào có thể giữ gìn được nền văn hóa đa dạng, đặc sắc ngay trên đất nước Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vi Thị Bình (2011), Luận văn Những nét đồng nhất và khác biệt về văn hóa giữa

người Thái ở Lào và người Thái ở Việt Nam, Sơn La.

2. Mai Ngọc Chừ (1999), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Tuyết Đào (1978), Tìm hiểu lịch sử - Văn hóa Lào, NXB Khoa học Xã hội.

4. Nguyễn Trấn Đắc, Văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã Hội.

5. Trình Huy Hóa (biên dịch), Đối thoại với các nền văn hóa – Thái Lan, NXB trẻ.

6. Hồ Chí Minh toàn tập tập 3 (1985),NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Hồ chí Minh toàn tập tập 4 (1985), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Thạ Na Kít (1998), Sách Văn hóa Thái Lan, NXB Quốc gia.

9. Luận văn tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào (2013), trường Đại học khoa học và

xã hội.

10. Phăn Thạ Lỳ (2011), Báo chí Văn hóa - Xã hội về lịch sử ra đời của tết cổ truyền

Bun Pi May.

11. Nhà sư Sa Lỳ A Nụ Chà Lô (1985), Phật giáo trong đời sống của con người,

NXB Giáo dục Viêng Chăn.

12. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

13. Hoài Nguyên (2008), Lào, Đất nước con người, NXB Chính trị Quốc gia.

14. Lương Ninh - Nghiêm Đình Vỹ - Đinh Ngọc Bảo (1996), Đất nước Lào – Lịch sử

và văn hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Tham Say Nhạ Sít Sê Na (1995), Thát Luổng Viêng Chăn, NXB Giáo dục Viêng

Chăn.

16. Chàn Phơi (2007), Báo Đất nước Lào về tết Bun Pi May

17. Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ Điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

18. Kị Đeng Phon Ka Sơm Súc(2006), Sách văn hóa về lối sống theo Hít síp soong

khoong sịp sí (Các lễ hội trong 12 tháng), NXB Quốc gia.

19. Nụ Nết Phô Thị Sản (2000), Lịch sử Lào, Nxb Quốc gia.

20. Trần Trọng Thêm (2009), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Thường (2008), Giáo trình văn hóa học, Nxb Đại học Sư phạm.

22. Đào Văn Tiến (1981), Đất nước hoa chăm pa, nhà xuất bản thanh niên

23. Chăm Pa Kẹo Mạ Ni Vông (1974), Lịch sử các chùa tháp quan trọng, NXB Giáo

24. Kông Đươn Nết Tạ Vông – Si Sụ Phăn Đuông Mạ Ny (2008), Lễ buộc chỉ tay, Nxb Quốc gia.

25. Nguyễn Thị Hải Yến (2007), Lào-Xứ sở Triệu Voi, Nxb thế giới.

26. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

27. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng

sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

30. Cục phát triển du lịch: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 2006-2020

31. Khóa luận tốt nghiệp của nhóm sinh viên khoa ngữ văn đại học quốc gia Lào khóa

học 2010-2011.

32. Tạp chí Mường Lào (2014).

33. Tạp chí Chăm Pa holiday (2013).

34. Theo những câu truyện thần thoại Phật giáo, Nxb Tôn giáo (2003).

35. Sách Hô La Sát Lào Chảo Phết Sạ Lát Rắt Tạ Nạ Vông Sa dịch và chỉnh sửa bằng

tiếng Lào do nhóm sinh viên chùa trung ương thực hiện vào ngày 28.2.2007.

36. Văn hóa trên đất Lào, Nxb Văn nghệ (2003).

37. Nguồn: www.dulichlao.com

PHỤ LỤC

Một số lễ hội, món ăn và đồ uống đặc trƣng của văn hóa nƣớc CHDCND Lào

Lễ Thạt Luông Lễ hội té nước

Lễ Buộc chỉ cổ tay Đi chùa ngày lễ

Or Lam Phở Lào

Nộm đu đủ (Tăm mark hung) Món ăn côn trùng

Cá nướng Lạp

Khảu Tốm Kha Thí (Bánh chưng)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa ẩm thực dân tộc lào ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)