HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂNTHẺ CỦA NH ĐÔNG Á THẺ CỦA NH ĐÔNG Á
3.1.1. Phương hướng hoạt động
EAB là một trong những NH TMCP được thành lập sớm nhất Việt Nam và hiện đang hoạt động rất hiệu quả với phương châm “Thành công của khách hàng cũng là thành công của NH”. Với chiến lược “Phát triển mạnh mẽ” từ năm 2002 đến năm 2011 EAB phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam.
3.1.2 Quan điểm phát triển thẻ
3.1.2.1. Quan điểm phát triển thẻ
EAB xác định việc “ Đáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu hợp lý của khách hàng về sản phẩm dịch vụ tài chính NH là chính sách cạnh tranh đưa NH đạt mục tiêu trên.
EAB bước vào lĩnh vực thẻ đang thời kỳ phát triển mạnh mẽ của thẻ với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NH trong việc nghiên cứu đưa ra các loại thẻ không chỉ đẹp về hình thức mà còn có ngày càng nhiều tiện ích, mở rộng quy mô chấp nhận và thanh toán thẻ. Trong tình hình đó, EAB đã và đang có những bước chuẩn bị khá tốt cho tương lai phát triển thẻ của mình.Việc cho ra đời trung tâm điện toán cùng đội ngũ nhân sự hùng hậu và thiết bị hiện đại cho thấy EAB rất quan tâm đến dịch vụ thẻ và coi sản phẩm thẻ của mình như là sản phẩm chiến lược để duy trì lượng khách hàng hiện có thu hút khách hàng mới tạo uy tín trên thị trường , đồng thời đưa EAB trở thành NH đứng đầu trong lĩnh vực thẻ.
Ông Trần Phương Bình nói:” Mục tiêu của EAB là làm sao để khách hàng có thể giao dịch ngoài giờ, làm sao để NH hoạt động 24/24”-EAB đang trên con đường biến các máy ATM thành các điểm giao dịch tự động bằng cách trang bị thêm các dịch vụ cho nó. Tương lai EAB sẽ tung ra sản phẩm thẻ quốc tế tăng số lượng máy ATM và gia tăng tiện ích thẻ, phù hợp với thị hiếu và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
3.1.2.2. Cơ sở và tính khả thi của quan điểm
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta được đánh giá là khá ổn định và ngày càng phát triển hơn. Chính sách tài chính tiền tệ đã đóng góp có hiệu quả vào việc khắc phục tình trạng khủng hoảng suy thoái của nền kinh tế, kiềm chế và kiểm soát lạm phát, giảm bội chi ngân sách, bước đầu ổn định thanh toán, ổn định tiền tệ. GDP tăng trung bình 6-8% , đạt mức bình quân đầu người gần 500$ và phấn đấu đạt 700-800$ trong năm tới.
Bước sang thiên nhiên kỷ mới, nền kinh tế nước ta ngày càng có những tiến bộ vượt bậc, các lĩnh vực liên quan đến khoa học và công nghệ viễn thông phát triển rất mạnh mẽ. Rất nhiều ứng dụng tiến bộ của công nghệ thế giới đã
được chuyển giao vào nước ta. Lực lượng cán bộ khoa học Việt Nam đã đủ sức tiếp quản công nghệ mới, cũng như phát huy sáng tạo ứng dụng những thành tựu đó trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nhất là ngành NH và bưu chính viễn thông đã và đang ứng dụng và phát triển công nghệ tới các cấp ngành, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các hình thức thanh toán thẻ phát triển. Công nghệ tin học viễn thông đang rất được chú trọng có điều kiện phát triển và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam là một cơ sở có tính then chốt tạo ra sự phát triển của dịch vụ thẻ NH của các NH thương mại Việt Nam.
Nằm trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế, trong tiến trình hội nhập, ngành NH được xác định là một trong những mũi nhọn đảm bảo theo kịp tiến trình phát triển nhanh chóng không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán thẻ nói riêng là đòi hỏi tất yếu đối với nước ta để đáp ứng nhu cầu giao lưu hội nhập quốc tế.
Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao và sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển của thanh toán thẻ Việt Nam.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch đối với lượng khách quốc tế vào nước ta cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thanh toán thẻ.
“ Thị trường thẻ NH sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong năm nay và các năm tới “ đó là nhận định của bà Nguyễn Thu Hà- Chủ tịch hội thẻ Ngân hàng Việt Nam. Các NH đang có cơ hội rất lớn từ dịch vụ này bởi thị trường này đang quá tải tại các thành phố lớn. Mặc dù thẻ nội địa ra đời sau hàng chục năm nhưng số thẻ nội địa hiện nay đã vượt gấp sáu lần thẻ thanh toán quốc tế, ước tính 760000 thẻ trong khi thẻ thanh toán quốc tế mới chỉ khoảng 125000 thẻ.
Cùng với xu thế phát triển của đất nước, nhận thức và trình độ dân trí sẽ cao hơn, đời sống người dân cao hơn, các “ khu chợ nhỏ” sẽ dân biến mất và thay vào đó là cac siêu thị lớn và các trung tâm thương mại, dân chúng bắt đầu nhận thấy rằng việc mang tiền mằt trở nên bất tiện, không an toàn và sẽ chuyển sang các dạng thanh toán khác như thẻ, séc tín dụng. Hiện nay có khoảng 15 NH ở Việt nam phát hành thẻ nội địa (cả NH lớn nhu VCB, Agribank, BIDV…và các NH TMCP như ACB, EAB,..
Theo dự báo của hai tổ chức thẻ quốc tế Master và Visa năm 2005 Châu Á Thái Bình Dương sẽ là thị trường lớn thứ 3 trên thể giới với tổng doanh số thanh toán trên 14.000 tỷ USD và cũng theo tổ chứ này nếu giữ vững được tỷ lệ tăng trưởng bình quân 200% thời kỳ 1991-1996 năm 2005 thị trường thẻ Việt Nam sẽ đạt con số 500triệu USD về doanh số thanh toán. Vì nền kinh tế Việt nam trong những năm tới sẽ tiếp tục phát triển nhanh với tốc độ 8-9%. Mức GDP/người tăng. Điều đó cho thấy doanh số thanh toán ở nước ta sẽ phát triển rất mạnh mẽ, doanh số phát hành và thanh toán thẻ sẽ đạt ở mức cao, chủng loại thẻ được phát hành và thanh toán sẽ được mở rộng. Đến khi đó chủ thẻ có thể mang bất cứ loại thẻ nào được chấp nhận trên thế giới vào Việt nam đều có thể sử dụng được.
Ngoài ra, việc Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia đi vào hoạt động dưới sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước mà các NHPH là các thành viên đã gia tăng phạm vi thanh toán của thẻ kể cả thanh toán nội địa thông qua mạng thanh toán bù trừ giữa các NHTM và kết nối với các tổ chức quốc tế như Visa card, Master card, Amex…làm tăng rất nhiều tiện ích cho NH trong việc sử dụng thẻ và lôi cuốn khách hàng sử dụng thẻ. Đó là:
Các NH tránh lãng phí về mặt tổ chức vì sự đầu tư trùng lặp vào cơ sở hạ tầng trong khi mục đích kinh doanh lại giống nhau
Tránh lãng phí trong việc lắp đặt máy POS và ATM tại các CSCNT Các NH có điều kiện huy động một lực lượng vốn lớn để đầu tư vào
công nghệ hiện đại nhất.
Vì thế có thể nói rằng thị trường thẻ Việt nam có một tương lai đầy hứa hẹn trở thành một môi trường kinh doanh hết sức hấp dẫn đối với các Ngân hàng nói chung và NH Đông Á nói riêng.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THANH TOÁNTHẺ TẠI NH ĐÔNG Á THẺ TẠI NH ĐÔNG Á
3.2.1. Phân công lao động và chuyên môn hóa công việc thích hợp
Đây là một việc làm hết sức cần thiết vì hiện nay trách nhiệm và việc thực hiện một số công việc giữa phòng khách hàng và Trung tâm thẻ còn chưa rõ ràng nên không tạo áp lực về trách nhiệm công việc cho từng bộ phận. Khối lượng công việc của các bộ phận khá nhiều nên phát triển chủ thẻ chưa được quan tâm đúng. Phân công trung tâm thẻ sẽ chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến phát hành, giao dịch thẻ, phát triển đại lý. Còn phòng quan hệ khách hàng ngoài các công việc trước đây sẽ đảm nhiệm thêm việc Marketing về thẻ.
Bên cạnh đó NH cần có chính sách nguồn nhân lực hợp lý: tuyển người và bố trí phù hợp với các vị trí, đúng người, đúng việc. Quan tâm đến hiệu quả làm việc của họ thay vì quan tâm đến bằng cấp. NH nên xây dựng chính sách tiền lương và các chế độ khen thưởng để thu hút nhân tài.
3.2.2. Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại
Trước một thị trường thẻ còn đang bỏ ngỏ như hiện nay, EAB nên giành một nguồn vốn thích đáng cho việc trang bị các thiết bị phục vụ cho quy trình thanh toán thẻ, lắp đặt thêm các máy ATM, đặc biệt là các máy đọc thẻ và nghiên cứu đặt máy tại các nơi có điều kiện giao dịch thuận lợi an toàn.
Để thực hiện giải pháp này thì cần phải có một nguồn vốn lớn để tràn trải các loại chi phí. Có thể sử dụng nguồn vốn tự có hoặc phát hành trái phiếu hoặc vay từ các nguồn tài trợ có lãi suất ưu đãi khác hoặc liên kết với các NH khác hoặc vay vốn NHNN, kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoàiChChi
3.2.3. Giải pháp về đẩy mạnh chiến lược Marketing
Nên tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tái trợ cho một hoạt động xã hội hoặc một chương trình hoặc dự án nào đó để
quảng bá thương hiệu rộng rãi...Bên cạnh đó EAB phải xây dựng chiến lược Marketing dài hạn cho NH như:
- Chiến lược thâm nhập thị trường: mục đìch là để mở rộng đối tượng
khách hàng nên có thể sử dụng các biện pháp như: tổ chức các buổi mở thẻ ở các siêu thị nhất là mở thẻ lấy ngay rất thu hút khách hàng, tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm tại các khu thương mại khu công cộng, và cả các khu dân cư để trực tiếp đưa sản phẩm đến với người dân, miễn giảm phí thường niên trong 1,2 năm đầu cho đối tượng sử dụng thẻ để chi lương, miễn giảm phí chi lương qua thẻ đối với các công ty có nhu cầu chi lương qua thẻ…
- Chiến lược liên minh với các NH khác: chủ yếu là lựa chọn NH mạnh có
công nghệ tương thích để liên minh nhằm giảm thiểu chi phí cho cả 2 bên mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ, tăng uy tín, từ đó tăng lượng thẻ phát hành.
- Chiến lược đầu tư phát triển: Mở rộng mạng lưới chi nhánh, tăng
CSCNT, tăng số lượng máy ATM, đầu tư vào công nghệ phục vụ cho chiến lược phát triển thẻ.
- Chiến lược tăng vốn: như đã trình bày ở trên
Ngoài ra NH nên có chính sách ưu đãi cho CSCNT và khách hàng tạo điều kiện cho người tiêu dùng quan tâm sâu sắc đến dịch vụ NH, khen thưởng động viên những đại lý hoạt động tốt.
3.2.4. Gia tăng tính năng công dụng thẻ Đông Á và mở rộng thị trường
EAB phải đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa hệ thống tin học NH, nhanh chóng nối mạng trực tuyến toàn hệ thống, xây dựng hệ thống phone banking, internetbanking, mobile banking ..nhằm gia tăng tiện ích thẻ đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách tốt nhất…NH cần phát triển thẻ theo cả chiều sâu và chiều rộng để mở rộng mạng lưới hoạt động thẻ không chỉ trong nước mà còn ra cả nước ngoài.
3.2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ và chăm sóc đại lý
Để mở rộng đại lý chấp nhận thẻ, NH cần có chính sách chăm sóc đại lý tốt để đại lý thấy được lợi ích cùa việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ. NH tiếp thêm sức mạnh cho các đại lý như kiểm tra máy POS định kỳ, xây dựng đường truyền dữ liệu leased line…để gia tăng thời gian kết nối giao dịch thẻ, đơn giản thao tác trong quá trình giao dịch để việc giao dịch diển ra hiệu quả hơn
3.2.6. Dịch vụ hậu mãi chăm sóc khách hàng
NH cần gửi thông bó cho khách hàng khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ phía đại lý. Việc xử lý những khó khăn kịp thời bất kỳ lúc nào cũng là việc làm cần thiết. Ngoài ra vào những dịp lễ tết, kỷ niệm NH có thể tổ chức các đợt bốc thăm trúng thưởng dựa trên số tài khoản hoặc số thẻ của khách hàng…Có thể công bố cuộc thi từ đầu năm nhưng đến cuối năm mới trao giải ….Những điều này tạo hứng khởi cho khách hàng sử dụng thẻ Đông Á.
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ cần ban hành những văn bản pháp quy để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia trong lĩnh vực thẻ trước tình trạng tội phạm liên quan đến lĩnh vực này ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, chính phủ cần chú ý đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật hiện đại hóa công nghệ NH vì đây không chỉ là vấn đề riêng của ngành NH mà là chiến lược phát triển kinh tế quan trọng của nước ta. Chính phủ không nên tự làm mà cần thiết khuyến khích các NH cùng quan tâm
Một môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển bền vững, chính phủ phải luôn đặt nên hàng đầu. Kinh tế xã hội có ổn định thì đời sống người dân mới được cải thiện, mới có điều kiện tiếp xúc với công nghệ hiện đại, như vậy thì thẻ mới phát triển được. Đồng thời chính phủ cần có chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh thẻ. Sự tác động hai chiều từ phía chính phủ tạo ra những yếu tố tốt thúc đẩy quá trình phát triển thẻ tại Việt nam
Ngoài ra chính phủ có thể quan tâm nhiều hơn tới hệ thống giáo dục tức là đầu tư phát triển nhân tố con người để tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển, tạo ra những thế hệ con người có đủ khả năng ứng dụng những công nghệ mới vào cuộc sống
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
Trước hết Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp quy vể thẻ. Hiện nay mới chỉ có duy nhất một quy chế của Ngân hàng nhà nước về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, cần phải có những chính sách, cơ chế, văn bản về thẻ thanh toán với các điều khoản chặt chẽ, thống nhất. Ngoài ra cũng cần có quy định rõ ràng vấn đề liên quan đến dự phòng quản lý rủi ro cho các chủ thẻ và NH.
Ngân hàng nhà nước cần xúc tiến thành lập trung tâm chuyển mạch thanh toán liên NH về thẻ, xử lý giao dịch các giao dịch thẻ giữa các NH trong nước, các yêu cầu tra soát, cấp phép…tạo điều kiện quản lý tập trung và giảm chi phí.
Bên cạnh đó NH cần có chính sách khuyến khích các NH mạnh dạn đầu tư mở rộng dịch vụ thẻ bằng việc trợ giúp các NH trong nước trong việc phát triển nghiệp vụ tạo điều kiện cạnh tranh với các NH nước ngoài
3.3.3.Kiến nghị với các Ngân hàng thương mại và các ngành hữu quan
Các NH cần chủ động nắm bắt và mạnh dạn đầu tư vào công nghệ NH hiện đại tránh trường hợp máy mới đưa vào sử dụng đã lạc hậu, hoặc không đồng bộ. Trong điều kiện thị trường thẻ vẫn còn khá mới mẻ các NH có thể chủ động liên kết trong một số khâu như marketing,..vừa làm tăng hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí
Các ngành hữu quan như bưu điện, điện lực,…cũng có thể hỗ trợ phối hợp với NH bằng nhiều cách ví dụ như: Bộ bưu chính viễn thông có thể cung ứng đường truyền, tín hiệu truyền, có kế hoạch phát triển vệ tinh trong việc truyền dẫn số liệu của toàn ngành NH bởi thẻ chưa thể cung ứng ở những nơi