Nâng cao năng lực, trách nhiệm của ban tổ chức điều hành, giúp việc bầu cử

Một phần của tài liệu Bau cu trong Dang (Trang 61 - 63)

II- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC BẦU CỬ CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CƠ SỞ THỜI GIAN TỚ

5. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của ban tổ chức điều hành, giúp việc bầu cử

cho công tác bầu cử diễn ra khoa học, nghiêm túc hơn, một mặt đại biểu phải tự học tập, tìm hiểu những kiến thức lý luận về xây dựng Đảng, về đại hội và nhất là quy chế bầu cử; mặt khác các đại biểu phối hợp với ban tổ chức đại hội thông tin tuyên truyền rộng rãi đến đảng viên: nội dung, quy trình, nguyên tắc bầu cử,... nhất là thông tin đúng đắn về những người được giới thiệu bầu vào cơ cấu nhân sự của đại hội.

Tóm lại, mỗi đại biểu đại hội phải là những người có trí tuệ có tâm, có tầm, có trách nhiệm, khách quan, trung thực; biết phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các ứng cử viên; vì sự phát triển, lợi ích chung của đảng bộ, của địa phương, đơn vị; biết được giá trị lá phiếu bầu của mình có ý nghĩa như thế nào đối với sự lựa chọn bầu ra cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội và các chức danh quan trọng trong cơ quan đó.

5. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của ban tổ chức điều hành, giúp việc bầu cử cử

Tại đại hội, hai bộ phận trực tiếp điều hành, giúp việc bầu cử là đoàn chủ tịch và ban kiểm phiếu. Trong điều kiện dân chủ ở nhiều nơi chưa được phát huy tốt; nhận thức của cán bộ, đảng viên, đại biểu đại hội về thẩm quyền, trách nhiệm của bản thân trong công tác bầu cử, về nội dung, quy trình, nguyên tắc bầu cử còn hạn chế,... việc điều hành của hai tổ chức này có thể làm cho diễn biến và kết quả bầu cử đi theo những chiều hướng khác nhau. Do đó, nâng cao năng lực công tác trách nhiệm cho đoàn chủ tịch và ban kiểm phiếu có vai trò rất quan trọng trong công tác bầu cử của đại hội. Một số biện pháp cần thực hiện như:

Một là, xây dựng đoàn chủ tịch, ban kiểm phiếu có năng lực, uy tín tốt.

Trước hết, đảng ủy triệu tập đại hội tham mưu, giới thiệu những người nắm vững nghiệp vụ và nhiều kinh nghiệm trong tổ chức điều hành đại hội nói chung và công tác bầu cử nói riêng tham gia đoàn chủ tịch và ban kiểm phiếu. Yêu cầu chung đối với các thành viên trong hai tổ chức này là phải nắm vững và sử dụng thuần thục các nguyên tắc, hướng dẫn, nội dung, quy trình công tác bầu cử, nhất là những điểm mới của quy chế bầu cử; có khả năng xử lý linh hoạt các tình huống công tác đảng phát sinh trong công tác bầu cử. Kinh nghiệm tổ chức đại hội các đảng bộ cơ sở cho thấy, cần cơ cấu đoàn chủ tịch đại hội hợp lý từ 3 đến 5 người, gồm những người có năng lực điều hành, có uy tín cao đối với đảng bộ, chủ yếu là những người đang tham gia hay dự kiến tham gia những chức danh chủ chốt của bộ máy đảng ủy, chính quyền, đoàn thể.

Về ban kiểm phiếu, do tính chất công việc đòi hỏi phải kịp thời, nhanh chóng, chính xác, nên thành viên phải là những người cẩn thận, có kỹ năng làm việc nhóm, có phương pháp và khả năng tính toán nhanh, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xác định và công bố kết quả kiểm phiếu; cơ cấu thường từ 5 đến 11 người (với những nơi sử dụng máy tính và phần mềm kiểm phiếu sẽ ít người hơn). Mặt khác, đảng ủy cần có kế hoạch, chương trình tập huấn, bồi dưỡng riêng cho những người dự định cơ cấu vào đoàn chủ tịch và ban kiểm

phiếu về quy chế bầu cử và các văn bản hướng dẫn bầu cử trong đại hội; về xử lý các tình huống có thể phát sinh trong quá trình bầu cử, nhất là những điểm mới trong công tác bầu cử nói chung.

Hai là, xây dựng kịch bản bầu cử khoa học, phù hợp thực tiễn từng đảng bộ.

Kịch bản điều hành là bản chương trình chi tiết được lập ra một cách có hệ thống và cụ thể về những nội dung, trình tự việc bầu cử tại đại hội. Thực tế cho thấy, kịch bản càng cụ thể, chi tiết, sát với thực tế bao nhiêu thì công tác bầu cử trong đại hội càng thành công bấy nhiêu. Đảng ủy cơ sở căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên và tình hình cụ thể của đảng bộ để xây dựng kịch bản bầu cử thích hợp. Kịch bản phải thực sự rõ ràng và khoa học; vạch rõ được từng nội dung trong quá trình bầu cử; phải có nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên. Do đặc điểm của cán bộ ở đảng bộ cơ sở, nhất là các đảng bộ xã có trình độ chuyên môn còn hạn chế, hay làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm... nên kịch bản bầu cử cần chi tiết, dễ hiểu, phù hợp với văn hóa địa phương, với phong cách người thực hiện. Vì vậy, kịch bản cần có sự tham gia xây dựng của người thực hiện trước khi ban hành chính thức.

Để bổ trợ cho kịch bản, đảng ủy triệu tập đại hội cẩn chuẩn bị quy chế bầu cử riêng gồm những vấn đề mang tính nguyên tắc trong quá trình bầu cử; về ứng cử, đề cử, lập danh sách bầu cử; hình thức và cách thức bầu củ; nhiệm vụ của các đại biểu, nhiệm vụ của đoàn chủ tịch và ban kiểm phiếu; về cách xác định kết quả trúng cử,... Quy chế càng cụ thể, càng bao quát được các vấn đề thì việc điều hành theo kịch bản càng thuận lợi.

Ba là, công tác điều hành, tổ chức bầu cử phải chắc chắn, linh hoạt.

Bám sát kịch bản điều hành vừa là biện pháp, vừa là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với những người làm công tác tổ chức nói chung, đoàn chủ tịch và ban kiểm phiếu nói riêng. Do kịch bản là sản phẩm trí tuệ của đảng ủy, thậm chí được cấp ủy cấp trên xem xét, góp ý nên có độ chính xác đến "tuyệt đối" trong thực hiện các quy định, hướng dẫn của Đảng về bầu cử; khi bám sát kịch bản vừa bảo đảm sự “an toàn” cho người điều hành, vừa giúp cho quá trình điều hành đúng định hướng; hạn chế sự lúng túng, sai sót có thể xảy ra.

Để thực hiện tốt kịch bản, các thành viên trong đoàn chủ tịch và ban kiểm phiếu phải dành thời gian nghiên cứu tập dượt trước; phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung cao vào nội dung được phân công; chú ý theo dõi, quan sát, đôn đốc, hỗ trợ nhau thực hiện một cách bài bản; từng thành viên tự tin, điều hành rõ ràng, dứt khoát những nội dung được chuẩn bị trong kịch bản.

Linh hoạt xử lý tình huống: Mặc dù đã được chuẩn bị kỹ, nhưng kịch bản không

phải là "cẩm nang bất biến”. Trong bầu cử, có những tình huống mà kịch bản không thể chuẩn bị hết được, đòi hỏi đoàn chủ tịch và ban kiểm phiếu trên cơ sở kịch bản và những quy định về bầu cử, kiến thức về xây dựng Đảng,... phải xử lý một cách linh hoạt. Tức là, đoàn chủ tịch, ban kiểm phiếu phải huy động và áp dụng tối đa các quy định, hướng dẫn của Đảng, ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cấp trên; sử dụng các thông tin về tình hình đảng bộ, về địa phương, về cán bộ,... để tham mưu, định hướng, đưa ra quyết định thích hợp, có lý, có tình. Song, không lợi dụng “vị thế” điều hành của mình để áp đặt hay hướng đại hội thực hiện theo

ý chí chủ quan. Bên cạnh việc bảo đảm sự trang trọng, nghiêm túc, bài bản trong tổ chức, điều hành; hoạt động của đoàn chủ tịch và ban kiểm phiếu không nên cứng nhắc, nặng nề; cần có thái độ hòa nhã, cởi mở tạo không khí vui tươi, phấn khởi, dân chủ và trách nhiệm cho đại biểu.

Một trong những biểu hiện cụ thể của sự linh hoạt đó là đoàn chủ tịch cần dành thời gian để gợi mở, khích lệ tinh thần trách nhiệm, làm cho đại biểu đại hội nhận thức rõ nhiệm vụ chính trị cao cả trong ứng cử hoặc đề cử những đảng viên tài đức tham gia cấp ủy để gánh vác công việc của Đảng, của dân. Sự linh hoạt này là cần thiết, góp phần quan trọng cho mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ, trách nhiệm của đại biểu trong lựa chọn đội ngữ cán bộ cho đảng bộ và hệ thống chính trị cơ sở.

Bốn là, kịp thời xin ý kiến đoàn công tác của cấp ủy cấp trên về những tình huống khó khăn, phức tạp.

Trong bầu cử, một mặt có thể phát sinh những tình huống ngoài kịch bản, mặt khác do không phải đoàn chủ tịch, ban kiểm phiếu nào cũng nắm chắc các quy định, hướng dẫn của Đảng, có kinh nghiệm trong tổ chức, điều hành, nhất là trước những tình huống khó khăn, phức tạp. Giải pháp là đoàn chủ tịch phải kịp thời xin ý kiến đoàn công tác cấp ủy cấp trên, cần thiết nên tham khảo ý kiến những đại biểu có uy tín cao như lão thành cách mạng, nguyên cán bộ chủ chết, người có nhiều uy tín, kinh nghiệm tại đại hội,... để có cách làm tốt nhất.

Năm là, nâng cao trình độ sử dụng các thiết bị và ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác bầu cử.

Hiện nay, đầu tư và khai thác ứng dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới như máy tính, máy in, máy chiếu và các phần mềm dữ liệu, phần mềm kiểm phiếu,... đang là đòi hỏi, yếu tố kỹ thuật quan trọng trong các cuộc bầu cử. Tuy nhiên, những sai sót trong vận hành sẽ ảnh hưởng đến diễn biến và kết quả bầu cử. Vì vậy, ban tổ chức đại hội cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực sử dụng các phương tiện kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng trong bầu cử cho thành viên đoàn chủ tịch, ban kiểm phiếu; cần thiết có thể trưng dụng những cán bộ kỹ thuật nắm vững công nghệ tham gia hỗ trợ đoàn chủ tịch và ban kiểm phiếu trong việc bầu cử và kiểm phiếu theo quy định.

Một phần của tài liệu Bau cu trong Dang (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)