Khách quan, hiện đại hóa hoạt động ghi phiếu, bỏ phiếu, kiểm phiếu

Một phần của tài liệu Bau cu trong Dang (Trang 67 - 68)

III- MỘT SỐ GỢI MỞ TRONG CÔNG TÁC BẦU CỬ THỜI GIAN TỚ

5. Khách quan, hiện đại hóa hoạt động ghi phiếu, bỏ phiếu, kiểm phiếu

Bầu cử không chỉ là thước đo dân chủ mà còn phản ánh trình độ phát triển của xã hội. "Công nghệ bầu cử", “công nghệ kiểm phiếu”,... là những thuật ngữ thể hiện sự phát triển đó trong xã hội hiện nay. Do đó, khách quan, hiện đại hóa trong ghi phiếu, bỏ phiếu, kiểm phiếu vừa là động lực, vừa là giải pháp giúp cho hoạt động bầu cử diễn ra nhanh chóng, chính xác, đặc biệt là hạn chế sự hoài nghi về kết quả bầu cử.

Một là, đảm bảo nguyên tắc bỏ phiếu kín và không gian khách quan trong bầu cử. Theo đó, đại biểu bầu ai, không bầu ai cần được bảo đảm bí mật, tôn trọng quyền riêng tư; tránh tình trạng "kèm", “soi”, “giám sát” nhau khi ghi phiếu, bỏ phiếu... để đại biểu được "tự do", "thoải mái" thể hiện ý chí cá nhân trong việc lựa chọn phương án nhân sự của mình mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Do đó, có thể sử dụng “phòng”, “bàn” và những điều kiện, phương tiện khách quan khác để ghi phiếu và bỏ phiếu.

Hai là, thiết kế mẫu phiếu bầu dạng trắc nghiệm: đồng ý bầu cho ứng cử viên nào thì đánh dấu vào ô dành cho ứng cử viên đó, vừa thể hiện sự trân trọng các ứng cử viên, vừa lô gích với việc "chọn" ứng cử viên tiêu b`iểu; đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình kiểm phiếu, nhất là khi ứng dụng các thiết bị và phần mềm công nghệ để "chấm" - kiểm phiếu.

Ba là, công khai hóa hoạt động kiểm phiếu tại đại hội. Hiện nay, sau khi nhận xong phiếu bầu của đại biểu, ban kiểm phiếu “xin phép đi kiểm phiếu”. Thông thường mất 20 - 40 phút để kiểm khoảng 100 phiếu, tối đa 200 phiếu, thời gian

này đại hội thảo luận, nghe phát biểu của cấp trên hay văn nghệ,... nhưng cơ bản là không tập trung, thậm chí nhiều đại biểu còn bàn luận trái chiều chuyện nhân sự, gây chia rẽ trong đại hội. Do đó, nên kiểm phiếu tại đại hội vì: một mặt vừa thu hút và đáp ứng sự quan tâm của đại biểu, vừa tăng trách nhiệm ghi phiếu của đại biểu và hoạt động của ban kiểm phiếu; mặt khác tạo sự khách quan, minh bạch, hạn chế tiêu cực có thể có trong khi kiểm phiếu, nhất là với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, việc kiểm phiếu sẽ diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn, tạo sự tin tưởng hơn vào kết quả bầu cử.

Bốn là, ứng dụng công nghệ trong kiểm phiếu. Với sự phát triển của công nghệ

như hiện nay và xu hướng trong tương lai, việc ứng dụng công nghệ trong bầu cử nói chung và kiểm phiếu nói riêng có thể thực hiện một cách thuận lợi theo quy trình:

Theo đó, phiếu bầu sẽ được scan và tự nhập thông tin vào máy tính. Máy tính đồng thời chạy phần mềm kiểm phiếu và hiển thị quá trình nhập thông tin, cũng như kết quả trên màn hình. Trước sự chứng kiến, giám sát của đại biểu, quy trình này chỉ cần 1 - 2 người thực hiện, tốn ít thời gian, kết quả khách quan và chính xác.

Yêu cầu là việc sử dụng phiếu bầu dạng trắc nghiệm trong bầu cử và chuyển giao, tập huấn sử dụng phần mềm kiểm phiếu cho ban kiểm phiếu; đồng thời chuẩn bị máy scan, máy tính, máy in, máy chiếu có kết nối.

Một phần của tài liệu Bau cu trong Dang (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)