Tranh cử tại đại hộ

Một phần của tài liệu Bau cu trong Dang (Trang 66 - 67)

III- MỘT SỐ GỢI MỞ TRONG CÔNG TÁC BẦU CỬ THỜI GIAN TỚ

4.Tranh cử tại đại hộ

Tranh cử là phạm trù (thuật ngữ) phổ biến, phản ánh tính cạnh tranh dân chủ, bình đẳng trong các cuộc bầu cử trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng ta đang tiếp cận khái niệm như: Quy định về “vận động bầu cử” trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp Quy định về chất vấn ứng cử viên tại đại hội được ghi trong Điều lệ Đảng. Đồng thời, Đảng ta đã có chủ trương: “Người được bầu vào các chức vụ cấp trưởng phải đề xuất được đề án, chương trình công tác trong nhiệm kỳ, cam kết hoàn thành nhiệm vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức”67.

Trong bầu cử tại đại hội Đảng, tranh cử là việc ứng cử viên trình bày dự kiến chương trình hành động (theo quy định chung, chặt chẽ) nếu được bầu vào chức

danh tương ứng, trao đổi với đại biểu về những vấn đề cùng quan tâm, trả lời các

câu hỏi của đại biểu tại đại hội trước khi bỏ phiếu. Với vai trò quan trọng của

người đứng đầu đảng ủy, việc tranh cử trước hết thực hiện với các ứng cử viên

chức danh bí thư đảng ủy.

Quá trình tranh cử sẽ tạo nên sự tương tác, đối thoại trực tiếp giữa các ứng cử viên với đại biểu. Trong đó, chương trình hành động thể hiện tư duy, trình độ chuyên môn, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin cũng như các vấn đề đang đặt ra; đồng thời khả năng tổng hợp, phân tích, sự ứng biến, sức thuyết phục trong

đối thoại,... phản ánh trí tuệ, trình độ, năng lực, bản lĩnh, thậm chí là cả phẩm chất, phong cách của từng ứng cử viên. Đây là cơ sở, kênh thông tin quan trọng để đại biểu đánh giá đầy đủ, toàn diện và trực tiếp về ứng cử viên, từ đó quyết định đến việc bỏ phiếu tại đại hội.

Trước “áp lực” đó đòi hỏi các ứng cử viên phải trau dồi, rèn luyện, nắm bắt tình hình nhiệm vụ đảng bộ, nguyện vọng chính đáng của đảng viên, đồng thời thể hiện được trách nhiệm và năng lực trong thực hiện trọng trách đó. Tại đại hội, mỗi ứng cử viên phải chứng tỏ với các đại biểu và rộng ra là với nhân dân họ có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, đơn vị, bảo đảm tốt nhất lợi ích của đại biểu, nhân dân. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ứng cử viên thực hiện hành vi giả tạo trong việc chứng tỏ năng lực, phẩm chất của mình,... đòi hỏi đại biểu phải có cách nhìn sáng suất, đúng đắn. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất là dựa vào tai mắt của nhân dân để phát hiện và đấu tranh loại bỏ những đối tượng này.

Bên cạnh đó, để bảo đảm tính dân chủ, công khai, công bằng để ứng cử viên nào có phẩm chất, năng lực và uy tín cao hơn sẽ được lựa chọn, cho dù người đó có phải do đảng ủy giới thiệu hay không, mỗi đảng bộ phải thường xuyên chăm lo, xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ khi được bầu. Như vậy, tranh cử không phải là đối đầu, loại bỏ lẫn nhau mà là động lực, là cơ chế để so sánh, đánh giá, sàng lọc giữa các ứng cử viên tiêu biểu để lựa chọn được đại diện ưu tú nhất đảm nhiệm chức danh quan trọng của đảng bộ. Từng ứng cử viên phải chứng tỏ được năng lực, bản lĩnh của mình, phải giành được sự tín nhiệm của các đảng viên thì mới có cơ hội trúng cử.

Một phần của tài liệu Bau cu trong Dang (Trang 66 - 67)