Về vấn đề tiếp cận đất đai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng. (Trang 26 - 31)

Đối với người dân Việt Nam, nhà cửa, đất đai bao giờ cũng có giá trị

lớn và có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, điều này là đặc biệt quan trọng, khi mà gần 80% dân cư

sống ở nông thôn, chủ yếu làm nông nghiệp và đất đai là tư liệu sản xuất chính của họ. Việc xem xét người đứng tên giấy tờ sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cần thiết để có thể phân biệt rõ về người tiếp cận và quản lý nguồn lực trong hộ gia đình hay nói cách khác đi là quyền của mỗi người nam và nữ trong gia đình. Về mặt pháp luật, ở Việt Nam, phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng về tài sản, điều đó thể hiện qua Hiến pháp và những bộ luật liên quan đến quyền sở hữu như Luật đất đai (1993, 2003), Bộ

luật dân sự (1995), Luật hôn nhân và gia đình (2000). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có lúc, có nơi chưa đảm bảo theo đúng quy định. Ví dụ: việc thực hiện quyền sử dụng đất đã được quy định trong Luật đất đai; Luật này quy định hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của cả vợ và chồng. Nhưng trong thực tế, hầu như các giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ ghi tên một người (chủ yếu là người chồng). Vì thế từ vị trí đồng sử dụng với người chồng, người vợ đã rơi xuống vị trí người thừa hành, không có quyền quyết

định. Người chủ hộ (nam giới) có quyền lực pháp lý và kinh tế hơn các thành viên khác trong gia đình. Việc không đứng tên giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất đã hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng và một số quyền hạn khác của người phụ nữ như chuyển nhượng, thừa kế. Việc không có quyền tương

đương với nam giới đối với đất đai- một tài sản chủ chốt, một tư liệu sản xuất quan trọng của hộ gia đình nông thôn, ảnh hưởng rất lớn đến địa vị kinh tế và xã hội của phụ nữ so với nam giới. Cho dù pháp luật quy định về quyền thừa kế như nhau của con trai và con gái, nhưng theo truyền thống thì chủ yếu người con trai trong gia đình có quyền thừa kế về nhà cửa, đất đai. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ chỉ có quyền sử dụng đất trong mối liên hệ với

mẹ đẻ, khi lấy chồng, hầu như không thể mang theo quyền sử dụng đất phần

đất, trừ khi họ lấy chồng cùng làng. Sau khi kết hôn, người vợ về cư trú bên bố mẹ chồng và khi ra ở riêng có thể được gia đình bố mẹ chồng chia sẻ một phần đất canh tác. Song, nếu như cuộc hôn nhân này bịđổ vỡ thì hầu như khó

đảm bảo quyền sử dụng đất đai của người phụ nữ sau khi li dị. Người phụ nữ

goá cũng không gặp không ít rắc rối về việc được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì nếu trong gia đình có người con trai lớn thì nhiều khả năng tên của người con trai sẽ được ghi vào giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất chứ không phải tên của người phụ nữ.[10]

2.1.4.7 Về vấn đề ra quyết định

Tìm hiểu vấn đề ai là người có tiếng nói quyết định đối với những vấn

đề quan trọng của gia đình như mua sắm tài sản đắt tiền, xây dựng nhà cửa, những khoản chi lớn liên quan đến thành quả lao động của gia đình ta thấy có nhiều bất cập. Phụ nữ được tham gia ý kiến và bàn bạc chung với tư cách là người giữ tiền của gia đình “tay hòm chìa khoá” trong những quyết định quan trọng nhưng trên thực tế họ không có quyền quyết định việc chi tiêu.

2.1.4.8 Vấn đề tham gia các hoạt động cộng đồng

Phụ nữ ít có thời gian giành cho các hoạt động xã hội, hoặc cho việc học tập kinh nghiệm từ người khác. Đặc biệt phụ nữ các dân tộc thiểu số rất ít có cơ hội tham gia các lớp học văn hoá buổi tối thậm chí các lớp học đó đã có sẵn và thích hợp với họ. Đó là những yếu tố hạn chế khả năng tham gia của phụ nữ vào việc ra quyết định trong cộng đồng và ở cấp quốc gia.

2.1.5. Các ch trương chính sách ca đảng

Chăm lo quyền lợi của phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ là quan

điểm xuyên suốt lịch sử 80 năm hoạt động của đảng và 65 năm hoạt động của nhà nước và suốt cả cuộc đời Bác Hồ.Luận cương chính trị năm 1930 của

đảng đã khẳng định: “ Vấn đề giải phóng phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ

nữ là một trong 10 nhiệm vụ quan trọng của Đảng”. Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, tại điều 9 có ghi

rõ. “Phụ nữ bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện và được hưởng mọi quyền tự do của công dân”. Để phát huy tiềm năng lao động nữ thông qua

đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng phụ nữ, góp phần phát triển kinh tế. Nghi quyết 4/NQ-TW ra đời 12/7/1993 của bộ chính trị về “ Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”,càng thể hiện rõ quan điểm và

đường lối của đảng ta.

Sau nghị quyết bộ chính trị, ban bí thư trung ương Đảng 04/NQ-TW đã ban hành chỉ thị số 28/CT-TW ngày 19/9/1993 về “Thực hiện nghị quyết bộ

chính trị, đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”. Chỉ thị có đoạn ghi rõ phải làm cho toàn đảng toàn dân thấy rõ vị trí vai trò của phụ nữ Việt Nam, sự cần thiết đổi mới và tăng cường công tác vận

động phụ nữ , quyết tâm thực hiện tốt nghị quyết của Bộ Chính Trị.

Ngày 25/12/2001, quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010, với mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ.

Ngày 24/12/2010chính phủ ra quyết định 2351/QĐ -TTg “ phê duyệt chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020”.

Năm 2013 có quyết định số 2275 về ban hành quy chế hoạt động của ban vì sự tiến bộ của phụ nữ

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả quản lý của các quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương đới với công tác phụ

nữ,thực hiện bình đẳng giới nhằm phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụđáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hoa, tinh thần, tham gia ngày càng nhiều vào công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực. Phấn đấu

để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực. [12]

Đặc biệt trong chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam

đến năm 2020 với các nhiệm vụ, giải pháp được nêu rõ:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị về bình đẳng giới, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác bình đẳng giới và phối hợp liên ngành thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ.

2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

3. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, chính sách, chương trình, dự án về

bình đẳng giới phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới nhằm tạo điều kiện phát triển cho phụ nữ.

a) Rà soát, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm phápluật liên quan trong các lĩnh vực của đời sống xã hội xây dựng chính sách khuyến khích phát triển gia đình điển hình gương mẫu theo tiêu chí gia đình văn hóa.

b) Xây dựng hệ thống các mục tiêu quốc gia, chỉ tiêu về bình đẳng giới, công cụ theo dõi, đánh giá vấn đề lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

4. Nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống thông qua tăng cường, sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữ, thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam và nữ,lồng ghép các chính sách cụ thể về độ tuổi trong quy hoạch , đào tạo ,bổ nhiệm đới với cán bộ, công chức nữ.

a) Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục và đào tạo, y tế pháp luật cho phụ nữ và trẻ em gái

b) Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ nữ

c) Xây dựng và thực hiện chính sách đặc thù đối với lao động nữ làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và là người dân tộc thiểu số.

d) Xây dựng cơ chế đảm bảo thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ

nữ vào quá trình ra quyết định và tăng tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc Hội, hội

đồng nhân dân các cấp.

5. Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước ở trung

ương và địa phương trong việc đảm bảo cho cán bộ nữ, công chức trong việc tham gia quản lý nhà nước.

a) Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện nghị định số19/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2003 của chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan

hành chính nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước.

b) Xây dựng nghị định thay thế nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 07/3/2003 của chính phủ để xác định rõ trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc đảm bảo cho nữ cán bộ, công chức chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình dự án có liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

c) Xây dựng và ban hành quy chế về mối quan hệ công tác giữa chính phủ với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

6. Huy động nguồn lực cho các hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

7. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bình đẳng giới nối chung và sụ phát triển của phụ nữ nói riêng.[13]

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1 Tình hình thay đổi ca ph n trên thế gii

Địa vị của phụ nữ ở các nước đang phát triển trên tất cả các khía cạnh

đã được cải thiện đáng kể trong những năm trở lại đây. Do có sự đầu tư mạnh hơn vào phụ nữ và các bé gái, cải thiện mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động và do

đó đã thu hẹp khoảng cách về giới trong các vấn đề việc làm và trong tiền lương. Trình độ học vấn của phụ nữ cũng đã có sự cải thiện đáng kể, tỷ lệ đi học của bé gái đã được tăng lên nhiều. Điều đó cho thấy đã có sự thu hẹp khoảng cách về giới trong giáo. Tuy đã có sự tiến bộ rõ rệt như vậy nhưng sự

bất bình đẳng giới về năng lực, quyền hạn, tiếng nói vẫn còn tồn tại dáng kể ở

các nước đang phát triển.

Châu Á được xác định là trung tâm kinh tế lớn trong tương lai, nhưng vẫn còn nhiều nước trong tình trạng nghèo đói đe dọa và tỷ lệ người mù chữ

còn cao như Băngladesh gần 80%, ấn độ 30%, ở một số nước Đông Nam á như Philippin, Thái lan mỗi năm có trên 600.000 người đi lao động nước ngoài.

Một vấn đề nóng bỏng trong xã hội hiện nay đó là bạo lực gia đình ở

Châu Mỹ La tinh, nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em.Tại Mỹ

cứ 15 giây lại có một phụ nữ bị đánh đập, ở Ai Cập phụ nữ bị thương tích

được đưa đến cơ sở chữa trị chủ yếu do bị hành hung. Thực tế cho thấy chúng ta phải nỗ lực hành động hơn nữa “ Vì sự tiến bộ của phụ nữ” trên phạm vi toàn cầu vì hòa bình ổn định và phát triển của nhân loại.[15]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng. (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)