Tình hình sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng. (Trang 41 - 44)

Thực hiện nghị quyết kỳ họp lần thứ V HĐND xã khóa XVIII ngày 29 tháng 12 năm 2012 và chương trình công tác trọng tâm năm 2013, thực hiện

đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế thị trường theo

định hướng xã hội chủ nghĩa, xã Hưng Đạo đã khai thác những lợi thế về vị

trí địa lý, tiềm năng đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn, nguồn nhân lực để

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Trong năm 2013 mặc dù chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, rét đạm, rét hại, dịch bệnh, thị trường bất ổn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và sản xuất của nhân dân, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự

nỗ lực của toàn thể nhân dân, tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân tiếp tục được phát triển và cải thiện.Kết quả cụ thể như sau:

Lĩnh vực trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng là 763,5 ha. Năm 2013 tổng diện tích gieo trồng tăng lên 45 ha so với năm 2012. Qua bảng dưới đây có thể thấy cây lúa vẫn là cây lương thực chính của xã. Diện tích trồng lúa năm 2013 bị thu hẹp(6 ha) so với năm 2012 nhưng năng suất đạt cao hơn. Có được điều này là nhờ

sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền xã đến công tác áp dụng KHKT, chọn giống lúa mới năng suất cao phù hợp với điều kiện của địa phương đưa vào sản xuất. Công tác bảo vệ thực vật, tập huấn cho người dân cũng được chú trọng.

Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2013

I.Tng sn lượng lương thc Tấn 3.649,9

II.Tng din tích gieo trng Ha 763,5 1.Lúa Diện tích Ha 530 Năng suất Tạ/ha 60,0 Sản lượng Tấn 3.180 2.Ngô Diện tích Ha 128 Năng suất Tạ/ha 63,0 Sản lượng Tấn 806,4 3.Thuc lá Diện tích Ha 10 Năng suất Tạ/ha 22,0 Sản lượng Tấn 22,0 4.Rau màu Diện tích Ha 4,0 Năng suất Tạ/ha 7,5 Sản lượng Tấn 30,0

(Nguồn: Ban thống kê xã Hưng Đạo năm 2014)

Lĩnh vực chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi gia súc lớn của xã trong năm 2013 có xu hướng giảm dần về số lượng và cả chất lượng so với năm 2012.Năm 2012 tổng đàn trâu bò là 429 con, trong đó trâu 412 con,bò 17 con.Nhưng đến năm 2013 tổng đàn trâu bò còn 315 con, trong đó có 309 con trâu và 6 con bò. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh và thời tiết khắc nghiệt kéo dài làm cho trâu bò chết, gây thiệt hại cho người dân và do các hộ chuyển đổi cơ giới hóa vào nông nghiệp.

Công tác thú y được quan tâm chỉ đạo, công tác tiêm phòng chống dịch bệnh cho gia súc,gia cầm được thực hiện tốt. Trong 5 tháng đầu năm 2013, các xóm phun khử trùng để ngăn chặn dịch bệnh, cấp phát thuốc khử trùng cho các xóm được 30 lít, thuốc phòng dịch tả lợn được 1.200 liều, thuốc Lasota và Niucason cho gà được 6.000 liều, tiêm phòng tụ huyết trùng cho trâu bò được 209 con/315 con, cho lợn được 70 liều.[9]

Đến cuối năm đã tiêm phòng tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò được 290 con/315 con, cho lợn được 70 liều, cấp phát thuốc khử trùng cho các xóm. Chỉđạo các xóm phun khử trùng ngăn chặn dịch bệnh.

Trong tháng 8,2013 xuất hiện dịch tai xanh ở lợn. UBND xã đã chỉ đạo cán bộ Thú y nhận và cấp phát thuốc khử trùng tiêu độc và tổ chức tiêm cho 19 xóm, phố, có 10/19 xóm phát hiện dịch bệnh.[9]

Phối kết hợp với cán bộ thú y các xã, phường tổ chức tiêm được 4.806 con/6.769 con lợn. Số con không tiêm là 1.963 con.Tổng số lợn chết từ ngày 01/8- 07/11/ 2013 là 520 con, có 335 con được lập biên bản. Trong đó có:26 con nái, 207 con lợn sữa, 32 con theo mẹ.

Trong tháng 8 năm 2013 đã xuất hiện dịch bệnh lớn nhất đó là dịch tai xanh ở lợn gây thiệt hại cho nhân dân trong xã.[9]

Lĩnh vực lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã năm 2013 là 261,5 ha chiếm 25,79% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp đã được quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất

Rừng phòng hộ và rừng sản xuất chủ yếu là rừng trồng, trữ lượng rừng thấp, có những loài cây như keo,thông, sa mộc …Từ năm 1993 hoạt động sản xuất lâm nghiệp được thực hiện theo dự án 32 đã đầu tư vào việc trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng. Đối với sản xuất nghề rừng thu nhập của người lao

động chưa cao nhưng có vai trò rất quan trọng về tác dụng phòng hộ bảo vệ

môi trường sinh thái.

Những năm gần đây, công tác phát triển nghề rừng đang là nhiệm vụ

rừng. Tuy nhiên việc phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã vẫn còn một số tồn tại khó khăn như: Nguồn kinh phí đầu tư còn thấp, công tác quản lý, bảo vệ mới mang tính hình thức chưa có sựđầu tưđúng mức.

Sự phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã mới ở chủ yếu là tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. Chưa chú trọng phát triển kinh tế

nghề rừng, mặc dù diện tích đất lâm nghiệp chiếm khá lớn.

Trong năm 2013 vận động nhân dân chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng tái sinh và diện tích rừng trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ - thương mại

Ngành dịch vụ, thương mại trên địa bàn xã tương đối phát triển, các cửa hàng dịch vụ đã được đầu tư nâng cấp, hàng hóa khá phong phú, nhiều chủng loại, mặt hàng đảm bảo đáp ứng và cung cầu cho thị trường tiêu dùng, giá cảổn

định. Hoạt động buôn bán, kinh doanh chấp hành tốt nội quy, quy chế của địa phương và luật định của Nhà nước.

Tổng số hộ đăng lý kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn toàn xã là 80 hộ chiếm 6,4 % tổng số hộ trong toàn xã.

- Hoạt động kinh doanh vận tải, máy móc phục vụ sản xuất không ngừng phát triển

- Dịch vụ bưu chính viễn thông đang được khai thác và phát triển nhanh với 6 cột thu phát sóng của 3 mạng điện thoại di động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng. (Trang 41 - 44)