Quyền ra quyết định chính trong các hoạt động trong gia đình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng. (Trang 65 - 71)

Tuy phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và nội trợ nhưng trong kiểm soát các nguồn lực của hộ vai trò của họđược đánh giá thấp hơn nam giới. Còn quyền ra quyết định trong các công việc trong gia đình như quyết định mua sắm tài sản lớn, số

lượng con cái, định hướng nghề nghiệp cho con hay quan hệ họ tộc thôn, xã thì quyền ra quyết định chính có thuộc về nữ giới?

Bảng 4.14: Quyền ra quyết định chính trong một số hoạt động trong gia đình

ĐVT: %

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Nội dung

Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo

Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai

1.Mua sắm tài sản lớn 6,67 6,67 86,67 16 28 56 20 60 20

2.Cất giữ tài chính 60 0 40 80 0 20 80 0 20

3.Số lượng con cái 6,67 0 93,33 12 4 44 20 40 40

4.Định hướng nghề nghiệp cho con cái 30 16,67 53,33 28 4 68 60 0 40

5.Tham gia việc thôn, xã 26,67 26,67 46,67 16 52 32 20 80 0

6.Phân công lao động trong sản xuất 13,33 46,67 40 18 46 36 40 60 0

Qua bảng 4.14 ta có thể thấy sự khác nhau giữa ba nhóm hộ.Người phụ nữ

luôn được đánh giá cao hơn trong quản lý tài chính của gia đình với trách nhiệm chi tiêu nhỏ lẻ hàng ngày nhưng việc quyết định mua sắm, làm công việc lớn lại do người chồng quyết định. Qua số liệu điều tra, số phụ nữ nắm giữ tài chính trong gia đình ở nhóm hộ khá là 60%, nhóm hộ trung bình và hộ nghèo là 80%. Riêng ở nhóm hộ khá cả hai cùng cất giữ tài chính là cao nhất 40%, còn ở hai hộ

còn lại chỉ 20%.

Kết quảđiều tra tại các hộ cho thấy trong quá trình ra quyết định định mua sắm tài sản lớn ở cả ba nhóm hộ khác nhau. Ở nhóm hộ khá có sự cùng bàn bạc giữa hai vợ chồng ( chiếm 86,67%), nhóm hộ trung bình là 56%, ở nhóm hộ

nghèo 20% chủ yếu vẫn là người chồng quyết định ( chiếm 60%).

Người vợ trực tiếp quản lý tài chính như thủ quỹ của gia đình, người vợ được ví như “tay hòm chìa khóa” vì đức tính cẩn thận, tỷ mỉ và chu đáo.Phụ nữ

thường quyết định những việc liên quan đến nội trợ, chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình hay việc học hành của con, định hướng nghề nghiệp cho con là do phụ nữ quyết định.

Quyền phân công lao động trong sản xuất cũng chủ yếu là người chồng quyết định, ở nhóm hộ khá là 46,67 %, hộ trung bình 46%, rõ nhất ở nhóm hộ

nghèo chiếm 60%, trong khi người vợ chỉ chiếm 40%.Như vậy, vai trò người chủ

trong gia đình của người nam giới rất lớn và cũng chứng tỏ phụ nữ thường nhường nhịn và chấp nhận hy sinh, chưa thật sự ý thức được quyền của mình trong việc quyết định các vấn đề cho gia đình.

Tỷ lệ nam giới tham gia công việc thôn xã ở nhóm hộ khá ở người vợ và chồng là ngang nhau 26,67%, cả hai chiếm 46,67%. Nhóm hộ trung bình quyền quyết định vẫn là người chồng chiếm 52%, ở nhóm hộ nghèo chiếm tới 80%.Trong việc tham gia họp thôn xã, nam giới thường giành quyền đi họp nhiều hơn phụ nữ vì quan niệm người chồng là chủ hộ và họ có vai trò quan trọng hơn trong việc đại diện gia đình bàn bạc, tham gia ra quyết định công việc thôn như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, sửa chữa đình, chùa. Trong

quan hệ dòng tộc như họp dòng họ, xây mồ mả, nhà thờ họ, giỗ chạp vai trò và sự tham gia của phụ nữ thấp hơn nam giới v< những quan niệm trọng nam khinh nữ c@n khá phổ biến.

Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là điều không thể

phủ nhận, tuy nhiên điều này không phải cả xã hội đã có cái nhìn đúng. Không chỉ vậy mà chính một bộ phận không nhỏ phụ nữ còn hạn chế trong nhận thức về

vấn đề này. Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội hiện nay.

4.2.3 Nhng thành tu và hn chế trong vic khai thác, phát huy vai trò ca ph n

4.2.3.1 Mặt thành tựu

- Hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới được hoàn thiện. Nhờ đó phụ nữnói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số đã và đang đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của của địa phương cũng như đất nước.

- Phụ nữ đã chủ động tham gia vào hoạt động chính trị ở các cấp, các ngành và cộng đồng,tích cực thực hiện các quyền công dân, tham gia vào các hình thức dân chủ trực tiếp ởđịa phương. Phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạotăng nhiều hơn ở cấp huyện và cấp cơ sở, ngày càng nâng cao về chất lượng.

- Phụ nữngày càng được nâng cao nhận thức, kiến thức về luật pháp, chính sách, về xã hội, gia đình,phát huy vai trò quan trọng trong tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, các giá trị đạo

đức của dân tộc, truyền thống của gia đình.

- Tổ chức hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở thường xuyên được kiện toàn và hoạt động có chiều sâu, trở thành chỗ dựa vững chắc cho chị em trong hoạt động kinh tế, xây dựng gia định hạnh phúc, ấm no, hạnh phúc và bình đẳng.

- Nhận thức xã hội về bình đẳng giới, về vai trò phụ nữ trong sự nghiệp CNH - HĐH có chuyển biến tích cực; phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng có ý thức và nhu cầu cao hơn về các quyền cơ bản, quyền bình đẳng nam - nữ.

4.2.3.2 Mặt hạn chế

- Chất lượng lao động nữ còn thấp

- Một bộ phận chị em phụ nữ có mức độ tiếp cận dịch vụ y tế, nước sạch còn nhiều hạn chế, chị em còn gặp nhiều vấn đề trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, ít có điều kiện thụ hưởng các hoạt động văn hóa, thông tin.

- Tỷ lệ cán bộ nữ, đảng viên nữ vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của họ

- Phụ nữ chịu nhiều sức ép giữa công việc gia đình với trách nhiệm xã hội và nhu cầu học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp bị hạn chế

- Một bộ phận phụ nữ còn có tư tưởng tự ti, an phận, thiếu hiểu biết về luật pháp, chính sách, hạn chế về nhận thức chính trị

- Người phụ nữ còn ít có quyền ra quyết định cho những công việc lớn trong gia đình. Quyền quyết định vẫn chủ yếu là đàn ông.

4.2.4 Nguyên nhân hn chế đến vic phát huy vai trò ca ph n trong phát trin kinh tế h gia đình

4.2.4.1 Quan niệm bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại

Mặc dù không còn những hủ tục lạc hậu hay những quan niệm khắt khe song ở xã Hưng Đạo vấn đề bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong tâm thức của một số bộ phận người dân, đặc biệt là những người cao tuổi. Có nhiều quan niệm cũ cho rằng phụ nữ là phải làm hết các công việc gia đình, phải tuân thủ nghe theo lời chồng. Có nhiều phụ nữ khi điều tra trả lời rằng dọn dẹp nhà cửa, nấu

ăn, giặt giũ là công việc của phụ nữ, phụ nữ phải làm hết, họ cho rằng mình sinh ra làm việc đó. Chính quan niệm sai lệch này đã tước di cơ hội học hỏi vươn lên khẳng định mình, hạn chế sự cống hiến của mình cho gia đình và cho xã hội. Ngoài ra tư tưởng của những người đàn ông luôn áp đặt cho người phụ nữ là phải làm công việc nhà, phải chăm sóc gia đình, tại sao họ không nghĩ rằng đó là công việc của cả hai vợ chồng, người chồng cũng phải có trách nhiệm thực hiện, giúp đỡ người vợ thực hiện những công việc đó? Để có thể xóa bỏ được những

tư tưởng này cần có một quá trình lâu dài và phức tạp, cũng như cách nhìn nhận và cách ứng xử của cả xã hội cần tiến bộ hơn, phát triển hơn và công bằng hơn.

4.2.4.2 Bản thân người phụ nữ

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật là một yếu tố

rất quan trọng ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển gia đình và xã hội. Chỉ khi có trình độ học vấn và chuyên môn thì chị em phụ nữ mới có thể

khẳng định được mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Qua khảo sát chúng tôi thấy trình độ học vấn, chuyên môn của phụ nữ xã Hưng Đạo là khá cao đặc biệt ở nhóm hộ có điều kiện kinh tế khá. Có trình độ, có học vấn thì nhân thức mọi vấn đề cao hơn những người không có trình độ học vấn, cách giải quyết vấn

đề tốt hơn và hiệu quả hơn do vậy bản thân người phụ nữ muốn nâng cao được vị

thế hay phát huy vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội thì trước hết cần phải có trình độ học vấn, chuyên môn nhất định.

Ngoài ra yếu tố cản trở, hạn chế vai trò của phụ nữ có thể kể đến là do tư

tưởng bản thân người phụ nữ, hay những quan niệm sai lệch…Một bộ phận phụ

nữ còn tự ti, cam chịu, an phận, chưa chủ động vượt khó vươn lên, chưa nhận thức được đầy đủ quyền của mình, giữ lối sống khép kín bởi vậy họ luôn hài lòng với vị trí của mình, chú tâm đến nội trợ và chăm sóc con nhiều hơn các công việc khác. Những tư tưởng cách nghĩ đó được thể hiện ngay ra những công việc hàng ngày như phụ nữ chỉ biết ở nhà làm công việc nhà, nhất nhất nghe theo chồng, chưa chủ động và không dám đưa ra ý kiến vào các công việc lớn. Những tư tưởng đó phần nào hạn chế sự phát huy khả năng của phụ nữ, sự an phận này cũng có thể xuất phát từ nhận thức không đúng về vai trò giới trong gia đình và ngoài xã hội.

Bên cạnh đó trong nội bộ phụ nữ còn có tình trạng níu kéo, chưa ủng hộ

nhau. Phụ nữ mù chữ, tái mù chữ và học vấn thấp vẫn còn. Một bộ phận phụ nữ

còn là nạn nhân của các hủ tục, mê tín, dị đoan, cờ bạc… Những khó khăn trên

lực giữa công việc gia đình và công việc ngoài xã hội cũng phần nào làm hạn chế

việc phát huy vai trò của phụ nữ.

Lãnh tụ Hồ Chí Minh hiểu rất rõ sức cản của những thói quen, quan niệm

đã ăn sâu vào tiềm thức con người không dễ gì ngày một ngày hai có thể thay đổi vì vậy người đã dặn dò bản thân người phụ nữ phải vươn lên đó cũng là cuộc cách mạng đem đến quyền bình đẳng cho phụ nữ. Do vậy, bản thân người phụ

nữ cần chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, nâng cao phẩm chất và trình độ mọi mặt, tự khẳng định mình trong công tác, biết kết hợp hài hòa giữa công việc gia đình và công tác xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng. (Trang 65 - 71)