Phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng. (Trang 31)

và hot động xã hi

Trong lịch sử dân tộc người phụ nữ Việt Nam đã phải gánh chịu nhiều hy sinh, mất mát, nhưng vẫn luôn chịu thương chịu khó, thủy chung son sắt, anh dũng, kiên trung, bất khuất, sánh vai cùng cánh mày râu ngang dọc trên chiến trường. ở hậu phương, phụ nữ cũng luôn đi đầu mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình và quê hương xứ sở.

Từ thời bà Trưng bà Triệu - những người phụ nữ đã cùng toàn dân vùng lên đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc. Về sau là những nữ anh hùng trong lịch sử đấu tranh chống đế quốc xâm lược như Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị

Minh Khai… Họ đãkhông tiếc máu xương hy sinh cho Tổ quốc với mong muốn giản đơn: đất nước có ngày độc lập, thống nhất, nhà nhà đoàn tụ hạnh phúc. Trải qua bao thăng trầm, biến động của cuộc chiến chính nghĩa, rất nhiều tên tuổi và chiến công của phụ nữ Việt Nam đã làm ngời sáng trang sử

vẻ vang của dân tộc, góp phần tô điểm thêm nét đẹp phụ nữ, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ dành tặng: “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm

đang”.

Ở thời hiện đại, vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội tiếp tục

được nâng cao với những đóng góp to lớn đối với sự phát triển chung của đất nước. Ngoài việc thực hiện tốt thiên chức làm mẹ, làm vợ, làm con hiếu thảo, luôn vun vén giữ gìn hạnh phúc gia đình, người phụ nữ Việt Nam còn rất năng động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong công việc chung của xã hội: làm kinh tế, chính trị, nâng cao đời văn hóa, góp phần khẳng định giá trị nền tảng gia đình.

Có thể thấy, dù ở phương diện nào, người phụ nữ cũng hoàn thành xuất sắc vai trò của mình, cùng góp sức xây dựng một xã hội văn minh, văn hóa, nghĩa tình. Chính sự khéo léo, duyên dáng, tài năng và sức chịu đựng dẻo dai là yếu tốđặc trưng riêng biệt giúp phái nữ có thể thắng lợi và thành công trên nhiều mặt trận, không hề thua kém nam giới.

Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào sự phát triển của

đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ

nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Ngoài ra trong sản xuất người phụ nữ cũng là người tạo ra phần lớn lương thực trong gia đình. Mọi việc đồng áng gần như dồn hết lên đôi vai gầy của người phụ nữ. Người phụ nữ Việt Nam góp phần xây dựng nền văn minh dân tộc bằng lao động sáng tạo và trí tuệ thông minh, bằng tình thương và đạo

đức trong sáng của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ ràng “ Non sông và gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già ra sức dệt thêu và thêm tốt đẹp rực rỡ”. Do vậy phụ nữ Việt Nam phải luôn khẳng định vai trò và vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội để không phụ sự kỳ vọng của Bác Hồ vĩđại.[14]

PHẦN 3:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phụ nữ trong các hộ gia đình trên

địa bàn xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu được triển khai từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2014.

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phạm vi hộ gia đình trên địa bàn xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng.

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca địa bàn nghiên cu

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

3.3.2 Thc trng vai trò ca ph n trên địa bàn xã Hưng Đạo

- Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Hưng

Đạo

- Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình

3.3.3 Thun li, khó khăn trong vic phát huy vai trò ca ph n trong phát trin kinh tế h gia đình phát trin kinh tế h gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên nhân hạn chế việc phát huy vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế hộ tại địa phương.

3.3.4 Nhng phương hướng cơ bn và gii pháp ch yếuđẩy mnh vai trò ca ph n trong vic phát trin kinh tế h gia đình. ca ph n trong vic phát trin kinh tế h gia đình.

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp chn mu nghiên cu

Địa điểm nghiên cứu phải đại diện về các điều kiện tự nhiên, KTXH, văn hóa, môi trường… để làm rõ được vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Nên tôi chọn 3 xóm đại diện để nghiên cứu: Xóm 6-Hồng Quang, xóm Đà Quận và xóm Bó Mạ.

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp phân tầng: Dựa theo danh sách hộ tiến hành phân nhóm thành 3 nhóm hộ khá, trung bình và nghèo. Sau đó chọn ngẫu nhiên theo danh sách phân nhóm và đảm bảo đủ

các hộ thuộc 3 nhóm khá, trung bình, nghèo. Kết quả chọn mẫu: Tên xã Tổng số hộ điều tra Phân theo mức sống Khá Trung bình Nghèo Hưng Đạo 45 15 25 5 3.4.2 Phương pháp thu thp s liu 3.4.2.1 Số liệu thứ cấp * Nguồn số liệu

- Báo cáo tổng kết của UBND xã, Báo cáo tổng kết các hoạt động của Hội Liên Hiệp phụ nữ, Báo cáo thống kê của ban Địa chính ... của xã Hưng

Đạo.

- Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

* Phương pháp thu thập: Qua việc ghi chép, thống kê các dữ liệu cần thiết cho đề tài với một số chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn.

3.4.2.2 Số liệu sơ cấp

* Nguồn số liệu: Trên cơ sở các mẫu điều tra 45 hộ đã chọn, thu thập thông tin bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi: Thu thập các số liệu bằng hệ thống các câu hỏi đã được soạn thảo trước.

3.4.3 Phương pháp x lý s liu

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Số liệu được tổng hợp và xử lí trên bảng tính Excel, sau đó được thống kê và phân tích theo phương pháp so sánh.

- Phương pháp so sánh: các số liệu được so sánh qua các năm, các nhóm hộ giàu, khá, trung bình, nghèo để thấy được sự khác nhau về thực trạng vai trò của người phụ nữ qua các năm cũng như trong từng nhóm hộ. Từ đó có thểđưa ra những nhận xét.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Hưng Đạo là một xã vùng đồng nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng 10 km về phía đông Nam theo đường Quốc lộ 3, tổng diện tích đất nhiên là 1.013,93 ha, (theo số liệu kiểm kê năm 2013), có 1.267 hộ với 5.333 nhân khẩu, gồm 3 dân tộcchủ yếu đó là Tày, Nùng, Kinh cùng sinh sống.Đồng bào theo đạo công giáo tập trung chủ yếu ở phố Cao Bình.Xã được chia thành 19 đơn vị hành chính (18 xóm và 01 khu phố),trong đó 75% dân số

sống bằng nghề nông nghiệp, 25 % dân số sống bằng nghề buôn bán nhỏ và dịch vụ thương mại.

Xã có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía bắc: Giáp xã Bế Triều, Huyện Hòa An và xã Vĩnh Quang - Phía Nam: Giáp xã Bạch Đằng - Huyện Hòa An.

- Phía Đông: Giáp xã Đề Thám - Thành phố Cao Bằng - Phía Tây: Giáp xã Hoàng Tung - Huyện Hòa An

Trên địa bàn xã có các trục đường giao thông lớn như: Đường Hồ Chí Minh, đường quốc lộ 3, quốc lộ 34 và tỉnh lộ 203 chạy qua,vì vậy việc giao lưu đi lại giữa xã với Thành Phố Cao Bằng và các xã lân cận đều thuận lợi.

4.1.1.2 Điều kiện địa hình địa mạo

Hưng Đạo là một xã vùng đồng của thành phố Cao Bằng. Địa hình chia thành hai vùng rõ rệt. Phía bắc là vùng đồng tương đối bằng phẳng chiếm 2/3 diện tích của xã có độ cao trung bình 200m so với mực nước biển. Phía nam của xã là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 250-300m so với mực nước biển. Loại địa hình này chỉ chiếm 1/3 diện tích tự nhiên của xã.

Theo tài liệu phân loại đất huyện Hòa An năm 2001,(trước đây xã hưng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đạo thuộc về Hòa An, từ tháng 11/2010 chuyển địa giới hành chính về thị xã Cao Bằng theo nghị quyết số 42 của thủ tướng chính phủ) đất đai xã Hưng

- Độ dốc cấp I( từ 00- 30): 563,0 ha chiếm 55,52% diện tích tự nhiên - Độ dốc cấp II (từ 30 - 80): 131,0 ha chiếm 12,92 % diện tích tự nhiên - Độ dốc cấp III ( từ 80- 150): 16,0 ha chiếm 1,58 %diện tích tự nhiên - Độ dốc cấp V ( từ 200 - 250): 203,0 ha chiếm 20,02 % diện tích tự

nhiên

- Độ dốc cấp VI (trên 250): 100,93 ha chiếm 9,96% diện tích tự nhiên.

4.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Xã Hưng Đạo nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm là ít mưa nhiệt độ thấp, có gió mùa đông bắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Thời tiết nóng ẩm mưa nhiều.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20,50C. Nhiệt độ trung bình mùa hè là 24,30 C, nhiệt độ trung bình mùa đông là 16,70 C, nhiệt độ cao nhất mùa hè 380 C, nhiệt độ thấp nhất mùa đông là 00 C.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.737mm, lượng mưa bình quân năm cao nhất đạt 2.044mm, lượng mưa bình quân năm thấp nhất là 1.252mm. Lượng mưa lớn nhất trong ngày là 160mm. Số ngày mưa bình quân trong năm khoảng 160 ngày.

- Độ ẩm không khí: Trung bình trong năm là 85%, thường có độ ẩm cao nhất (tháng 2,3,4) từ 88 - 90% , thường có độ ẩm thấp nhất ( tháng 7)

81%.

Lượng bốc hơi bình quân trong năm là 831,6mm. Trong đó có 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 4) lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa do đó trong những tháng này thường xảy ra khô hạn gây ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp.

- Chếđộ gió:

+ Gió mùa đông bắc: Đặc biệt nguy hiểm, vì khi gió tràn về có thể làm hư hại nhà cửa, cây cối, các công trình đang thi công… Đặc biệt những đợt mạnh còn gây ra mưa to, gió lớn, thậm chí giông, tố lốc, có khi cả mưa đá. Vào những tháng chính đông ( tháng 12, tháng 1), đêm về trời quang mây,

gây ra sương muối, băng giá, nếu kéo dài còn gây rét đậm, rét hại không những đối với cây trồng, gia súc mà cả con người. Gió thường xuyên xuất hiện vào tháng 9- 10 đến tháng 5-6 năm sau, nhưng mạnh nhất vào các tháng chính đông.

+ Bão, lũ và áp thấp nhiệt đới: Mùa bão, áp thấp nhiệt đới hàng năm vào tháng 6-11, nhiều nhất vào tháng 7 -10, trung bình 2 cơn/ năm, nhưng cấp

độ gió thường đạt cấp 8, cấp 9 mang theo mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng.

+ Dông, tố và lốc: Trung bình 99,5 ngày/ năm, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân khi có cường độ mạnh.

- Chế độ nắng: Số giờ nắng cả năm 1.668,0 giờ, trung bình là 139 giờ/

tháng.

* Thủy văn

Xã Hưng Đạo có sông Bằng Giang chảy qua giữa xã, đây là nguồn nước quan trọng đáp ứng cơ bản về lượng nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số khe suối nhỏ chảy qua như: Khuổi Mắng, Khuổi Mùa, Khuổi Lái…

Hệ thống sông suối trên địa bàn xã nhìn chung đều có nước quanh năm nhưng lượng nước phụ thuộc theo mùa, về mùa mưa thường gây ứng lụt, xói lở đất đai ven bờ. Vì vậy cần có những biện pháp trị thủy và xây dựng đê, kè bảo vệ đất đai.

Tóm lại: Đặc điểm khí hậu thời tiết ở địa bàn xã Hưng Đạo nóng ẩm, mưa nhiều nhưng vào mùa khô kéo dài 5 tháng, vị trí địa lý và địa hình tương

đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, địa bàn xã có nhiều loại đất khác nhau, có nhiều ao, hồ sông ngòi, khe suối nhỏ thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi nhiều loại cây, con khác nhau. Tuy nhiên cần bố trí mùa vụ và sử

dụng các giống cây, con cho hợp lý để chống và né tránh thiên tai. Cần sử

dụng đất hợp lý làm tăng độ phì cho đất.

4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên *Tài nguyên nước *Tài nguyên nước

Hưng Đạo là một xã có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, có sông Bằng Giang chảy qua giữa xã theo hướng Tây - Đông. Sông Bằng Giang cung

cấp lượng nước tưới tiêu chủ yếu cho cánh đồng lúa của xã thông qua trạm bơm điện Cao Bình. Ngoài sông Bằng Giang xã Hưng Đạo còn được hưởng nước thủy lợi từ hệ thống kênh Khuổi Lái và suối Khuổi Mùa cung cấp nước tưới cho khu vực phía nam của xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung nguồn nước mặt trên địa vàn xã phong phú cả về số lượng và chất lượng, mặt khác nhu cầu sử dụng nguồn nước ngầm của xã cũng khá dồi dào, nhân dân trong xã đào giếng lấy nước sinh hoạt rất dễ dàng. Tuy nhiên để đảm bảo nguồn nước sạch nhân dân cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường tránh để các nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải, rác thải.

*Tài nguyên rừng

Hưng Đạo là một xã có ít đất đồi núi. Diện tích đất lâm nghiệp của xã năm2013 hiện nay là 261,5 ha chiếm 25,79% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là rừng mới trồng và rừng khoanh nuôi tái sinh. Rừng nguyên sinh hầu như không còn. Thảm thực vật rừng tự nhiên có các loại cây thân gỗ vùng đồi núi thấp như sau sau, xoan, dẻ…Thảm thực vật rừng trồng gồm có Thông, Sa Mộc, Keo Lai, Bạch Đàn…Công tác giao đất giao rừng trên địa bàn xã được thực hiện từ nhiều năm nay và kết hợp với công tác tuyên truyền vì vậy ý thức bảo vệ và phát triển rừng của nhân dân ngày càng

được nâng cao. Hiện nay rừng trên địa bàn xã đang phát triển khá nhanh, độ

che phủđạt 50%.

Điển hình năm 2011 kết hợp với trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên triển khai mô hình trồng rừng được gần 30ha, có 30 hộ tham gia.

*Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn xã hiện nay chưa phát hiện có mỏ khoáng sản nào lớn chỉ

có một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như gạch nung, khai thác cát, sỏi. * Tài nguyên đất

Xã Hưng Đạo có tổng diện tích tự nhiên là 1.013,93 ha ( số liệu kiểm kê năm 2013). Trong đó có: 693,53 ha đất nông nghiệp chiếm 68,4 % tổng diện tích tự nhiên, 320,4 ha đất phi nông nghiệp chiếm 31,6% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 4.1:Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã Hưng Đạo năm 2013

ĐVT: Ha

(Nguồn: Ban Địa chính xã Hưng Đạo)[10]

Qua bảng trên ta thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.013,93 ha trong đó: Chỉ tiêu 2013 SL CC (%) Tồng diện tích tự nhiên 1.013,93 100 I. Đất nông nghiệp 693,53 68,4 1.Đất sản xuất NN 424,99 41,92 -Đất trồng cây hàng năm 411,16 40,55 -Đất trồng cây lâu năm 13,83 1,36 2.Đất lâm nghiệp 261,50 25,79 -Đất rừng sản xuất 24,65 2,43 -Đất có rừng phòng hộ 236,85 23,36 3.Đất nuôi trồng thủy sản 7,04 0,69 II.Đất phi nông nghiệp 320,40 31,60

1.Đất ở 78,97 7,79

2.Đất chuyên dùng 198,4 19,57

-Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,16 0,02

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng. (Trang 31)