Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng. (Trang 55 - 59)

Để tìm hiểu phân công lao động theo giới trên địa bàn xã Hưng Đạo, trước tiên cần hiểu phân công lao động theo giới là gì? Phân công lao động trên cơ sở giới là sự phân công việc và trách nhiệm khác nhau giữa nữ và nam giới.

Ngày nay, tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập kinh tế cho gia đình không còn chỉ riêng trách nhiệm của nam giới, trách nhiệm này đã có thêm vai trò của phụ nữ. Đặc biệt tại các vùng nông thôn, người phụ nữ ngoài công việc nội trợ trong gia đình còn cùng người chồng, nam giới tham gia vào công việc

Bảng 4.10 cho thấy phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp tại các hộ nghiên cứu trên địa bàn xã Hưng Đạo như sau: Qua điều tra ba nhóm hộ thì nhóm hộ khá có sự tham gia lao động của cả hai vợ chồng, chia sẻ việc

đồng áng cao nhất. Các công việc trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tỷ

lệ người được điều tra trả lời rằng đó là công việc của cả hai là rất cao, tức là họ đã có sự bàn bạc trong việc quyết định các hoạt động sản xuất, chăn nuôi của gia đình mình.

Ở nhóm hộ khá cũng có những khâu trong hoạt động sản xuất mà người phụ nữ làm nhiều hơn nam giới như khâu chọn giống, 26,67% người phụ nữ

quyết định, 20% người chồng quyết định còn lại 53,33% cả hai cùng bàn bạc. Tỷ lệ này thấp dần ở hộ trung bình và thấp nhất ở nhóm hộ nghèo sự bàn bạc của cả hai vợ chồng còn chưa cao chỉ chiếm 20%.Trong một số công việc thì người chồng vẫn đảm nhiệm chính như: Làm đất, làm chuồng, vợ chỉ tham gia với tỷ lệ nhỏ. Đặc biệt ở nhóm hộ nghèo thì sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động trên so với đàn ông tuy thấp nhưng so với hai nhóm hộ kia thì tỷ lệ

này cao hơn, có sự tham gia của phụ nữ vào công việc nặng nhọc nhiều hơn. Trong công việc này thì ở nhóm hộ khá đã có sự thuê ngoài nhiều hơn cả do các nhóm hộ này có điều kiện kinh tế tốt hơn. Quyết định nuôi con gì , trồng cây gì, quyết định thời điểm bán, tìm thị trường, mua vật tư vẫn là công việc chính của phụ nữ.

Còn ở nhóm hộ nghèo thì các công việc quyết định nuôi con gì, thời

điểm bán, bán sản phẩm thì ngược lại do người đàn ông quyết định, sự chia sẻ công việc vẫn chưa có.

Qua bảng phân công lao động 4.10 có thể thấy, sự tham gia của người phụ nữ vào các hoạt động sản xuất chiếm tỷ lệ rất cao, họ đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập. Và sự san sẻ công việc đồng áng được thể hiện rõ ở nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình. Nhóm hộ nghèo hầu hết các công việc nặng vẫn đặt lên vai người phụ

nữ. Họ phải đảm đương quá nhiều mà ít có sự chia sẻ từ phía người đàn ông trong gia đình.

Bảng 4.10: Phân công lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 2014 ĐVT: % Hoạt dộng Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Vợ Chồng Cả hai Thuê Vợ Chồng Cả hai Thuê Vợ Chồng Cả hai Thuê 1.Trồng trọt -Chọn giống (quyết định trồng cây gi…) 26,67 20 53,33 0 32 36 32 0 40 40 20 0 -Làm đất ( cày, bừa…) 13,33 20 26,67 40 12 36 20 32 20 60 20 0 -Trồng cây 26,67 13,33 20 40 32 20 36 12 60 0 40 0

-Mua vật tư ( phân bón) 40 26,67 33,33 0 60 12 28 0 80 0 20 0

-Chăm sóc (bón phân. làm cỏ) 33,33 13,33 53,33 0 48 16 36 0 80 0 20 0

-Thu hoạch 13,33 6,67 66,67 13,33 16 12 72 0 20 20 60 0

-Bảo quản sau thu hoạch

(phơi, sấy) 26,67 20 53,33 0 24 12 64 0 60 20 20 0 -Tìm thị trường tiêu thụ 40 20 40 0 48 28 24 0 60 20 20 0 -Bán nông sản (quyết định thời điểm bán) 40 13,33 46,67 0 44 24 28 0 40 60 0 0 2.Chăn nuôi -Chọn giống (quyết định

nuôi con gi…) 26,67 20 53,33 0 32 36 32 0 40 40 20 0

-Làm chuồng 6,67 66,67 26,67 0 8 60 28 4 20 60 20 0

-Mua vật tư (cám, tăng trọng…) 46,67 13,33 40 0 56 12 32 0 80 20 0 0

-Chăm sóc 26,67 6,67 66,67 0 44 8 48 0 60 20 20 0

-Đi bán (quyết định thời

điểm bán…) 53,33 13,33 33,33 0 44 20 28 0 40 60 0 0

Bảng 4.11: Phân công lao động trong các công việc nhà và hoạt động cộng đồng ĐVT: % Hoạt động Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai 1.Làm việc nhà, nội trợ -Làm việc nhà 26,67 13,33 60 56 12 32 80 20 0 -Chăm sóc con cái 26,67 13,33 60 68 8 24 60 20 20 2.Hội họp, sinh hoạt cộng đồng -Đi tập huấn 40 33,33 26,67 40 44 16 20 60 20 -Đi họp phụ huynh 40 26,67 33,33 48 20 32 60 20 20 -Đi họp thôn 33,33 26,67 40 28 48 24 20 60 20 -Văn nghệ, thể dục thể thao 26,67 0 0 16 0 8 0 0 0 -Đi họp về sản xuất 33,33 26,67 40 28 44 28 20 60 20 3.Lao động xã hội 20 13,33 66,67 20 12 68 80 0 20 4.Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 6,67 73,33 20 8 88 4 20 40 20 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Sự phân cônglao động trong các công việc nhà và hoạt động cộng đồng

được thể hiện qua bảng 4.11.

Sự phân công qua các hoạt động làm việc nhà, nội trợ cũng được thể

hiện rõ rệt qua bảng trên. Tỷ lệ phụ nữ làm việc nhà, chăm sóc con cái khá cao, rõ nét nhất ở nhóm hộ nghèo (60 % và 80%), sau đó đến hộ trung bình. Nhìn chung ở ba nhóm hộ đã có sự chia sẻ của người đàn ông vào các hoạt

động trên nhưng sự chia sẻ nhiều nhất vẫn ở nhóm hộ khá ( 13,33%) và nhóm hộ này cũng coi các công việc đó là công việc của cả nam giới và nữ giới (chiếm 60%). Qua điều tra ở nhóm hộ khá và trung bình số người được điều tra lựa chọn đó là công việc của cả hai cũng rất cao. Điều này cho thấy nhận thức của những người đàn ông trong gia đình ở hai nhóm hộ này khá cao, họ

không còn quá phân biệt công việc đó là của phụ nữ, mà đã coi đó là trách nhiệm của cả hai. Còn trong xây dựng, sửa chữa thì người đàn ông vẫn đảm nhiệm chính, sự phâncông này vẫn còn rất rõ rệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các hoạt động cộng đồng, thôn xóm việc đi tập huấn, họp phụ

huynh, họp thôn thì cũng là việc của cả hai vợ chồng nhưng phụ nữ vẫn đảm nhiệm chính và chiếm tỷ lệ cao hơn không đáng kể ở nhóm hộ khá. Nhóm hộ

trung bình tỷ lệ chia sẻ công việc thấp hơn và thấp nhất ở nhóm hộ nghèo. Các công việc đi tập huấn, họp thôn, họp về sản xuất thì vẫn được coi là việc của đàn ông, việc của phụ nữ chỉ như đi họp phụ huynh, lao động, làm việc nhà…ít được sự chia sẻ của đàn ông. Qua đó thấy được sự phân công công việc trong gia đình là rất rõ thể hiện sự bất bình đẳng trong phân công tham gia hoạt động cộng đồng. Qua sự phân công này, có thể thấy người mẹ, người phụ nữ trong gia đình vẫn là người quan tâm, sát sao hơn với việc học của con, còn chức năng tham gia các hoạt động nâng cao kiến thức phục vụ phát triển kinh tế của gia đình thì vẫn thuộc về người đàn ông.

Ở các hộ điều tra, hoạt động tạo thu nhập rất phong phú và đa dạng. Ngoài sản xuất nông nghiệp thì một số hộ còn tham gia vào các hoạt động dịch vụ. Qua điều tra số hộ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ, ở nhóm hộ khá chiếm 40%, nhóm hộ trung bình chiếm 28%, hộ nghèo 0%.

Trên địa bàn nghiên cứu, hầu hết các hộ tham gia hoạt động dịch vụ có mức sống khá hoặc trung bình, thông thường, các hộ này sẽ có vốn để đầu tư

cho buôn bán, điều này các hộ nghèo không thể thực hiện được, đa số các hộ

này có điều kiện thuận lợi về địa điểm, gần trường học, ủy ban, chợ…và hoạt

động với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như bán hàng tạp hóa, chạy xe ôm, sửa chữa xe, chạy chợ hay mở các quán chơi điện tử…Điều này cho thấy nguồn thu nhập của nhóm hộ khá và trung bình không bị hạn hẹp, phụ thuộc vào nông nghiệp như nhóm hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng. (Trang 55 - 59)