ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ chính khóa ngoài giờ chính khóa
Biện pháp quản lý HĐNGCK của sinh viên đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phải đảm bảo tính khoa học, dựa trên cơ sở khoa học và tuân thủ qui định về
QLSV. Bên cạnh đó việc xây dựng biện pháp quản lý HĐNGCK của sinh viên phải phù hợp với mục tiêu giáo dục, kế hoạch và phù hợp với điều kiện của nhà trường
cũng như nhu cầu phát triển của xã hội. Các biện pháp được đề xuất phải giúp nâng cao chất lượng HĐNGCK của sinh viên Trường Đại học Hà Nội và phải đảm bảo không mâu thuẫn trong quá trình triển khai hỗ trợ, bổ sung cho nhau góp phần nâng cao chất lượng quản lý HĐNGCK. Các biện pháp phải dựa trên phân tích đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐNGCK của sinh viên trường Đại học Hà Nội, nêu rõ
điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội thách thức để lựa chọn biện pháp phù hợp, cũng như phù hợp với khả năng thực hiện của CBQL,GV, chuyên viên…, các
biện pháp cũng có những đề xuất dự báo những biến động và khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục. Để đạt được điều này, các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khoa học trong qui trình, cũng như các bước tiến hành cụ thể và phát huy tính tích cực, nhu cầu hứng thú của sinh viên; nâng cao ý thức trách nhiệm của CBQL,
GV, tác động vào các khâu của quá trình giáo dục: Nhận thức; hình thành thái độ, tình cảm và niềm tin; hình thành thói quen hành vi. Ba khâu này không thể tách rời mà có quan hệ biện chứng với nhau.
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh viên trường Đại học Hà Nội của sinh viên trường Đại học Hà Nội
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên về hoạt động ngoài giờ chính khóa
3.2.1.1. Mục tiêu và nội dung của biện pháp
- Mục tiêu: Tăng cường nhận thức là vấn đề quan trọng khi tiến hành bất cứ
hoạt động giáo dục nào. Nhận thức được nâng cao sẽ tạo động lực cho các cá nhân tham gia hoạt động và phát huy được tối đa hiệu quả của công việc. Do vậy, nhận
thức là vấn đề đầu tiên cần được chú ý trong các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý HĐNGCK.
Mục tiêu của biện pháp chính là làm cho các lực lượng giáo dục và sinh viên hiểu rõ và ý thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, ý nghĩa của HĐNGCK đối với mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường để từ đó trong công tác tổ chức, quản lý và
tham gia HĐNGCK làm việc với tinh thần tích cực, hiệu quảhơn.
- Nội dung: Cần tuyên truyền cho cán bộ giáo viên, sinh viên nhận thức rõ
hơn về vai trò, ý nghĩa của HĐNGCK đối với việc hoàn thiện kiến thức đã học trên lớp, bồi dưỡng kỹ năng sống, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp, giáo dục lối sống lành mạnh cho sinh viên, rèn luyện thân thể, tạo sự hứng thú trong học tập cũng như sự tự tin trong cuộc sống.
Đầu mỗi năm học, sau khi xây dựng bản kế hoạch năm học lãnh đạo nhà
trường tổ chức quán triệt cho toàn bộ CBQL và giảng viên trong nhà trường về
nhiệm vụ năm học trong đó có nội dung về HĐNGCK. Trong các cuộc họp giao
ban hàng tháng, lãnh đạo cần phổ biến mục đích yêu cầu, nội dung chủ điểm hoạt
động trong tháng cho các cá nhân, bộ phận cụ thể. Như vậy CBQL và GV sẽ hiểu rõ mục đích yêu cầu trách nhiệm trong hoạt động này.
Hiệu trưởng cũng chỉđạo các bộ phận chức năng, nắm vững các văn bản qui
định liên quan đến HĐNGCK để truyền đạt rõ hơn cho các lực lượng tham gia về
quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia cũng như tuyên truyền để họ thấy được sự quan tâm của các cấp đối với HĐNGCK từ đó nâng cao hơn nữa nhận thức về tính quan trọng của hoạt động. Bên cạnh đó nhà trường cũng phố biến tới các đơn vị trong trường, Khoa, Bộ môn những nội dung liên quan đến HĐNGCK của sinh viên theo chương trình và cơ chế phối hợp giữa các phòng ban chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ. Các bộ phận chức năng liên quan đến quản lý HĐNGCK thường xuyên tập hợp thông tin báo cáo lãnh đạo nhà trường, thông qua việc nắm bắt thông tin thường xuyên, sẽ kịp thời ban hành những quyết định quản lý HĐNGCK hoạt động hiệu quả.
3.2.1.2. Cách thực hiện biện pháp
Để đạt được mục tiêu trên, trước tiên lãnh đạo nhà trường phải nhận thức
đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác quản lý HĐNGCK; Quá trình thay đổi nhận thức của con người vô cùng khó khăn, phức tạp. Muốn thực hiện thành công quá trình biến đổi nhận thức của con người cần có sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm; sự tác
hộ, phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong và ngoài nhà
trường cả về chủtrương lẫn đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí.
3.2.2. Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy quản lý hoạt động ngoài giờ chính khóa
3.2.2.1. Mục tiêu và nội dung của biện pháp
- Mục tiêu: Mục đích giúp lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tốt kế hoạch HĐNGCK,
kiểm tra, đánh giá được chất lượng hoạt động của kế hoạch, có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các phòng ban chức năng trong nhà trường, tránh các hoạt động chồng chéo. - Nội dung: Trước tiên nhà trường cần phải thành lập ban chỉ đạo HĐNGCK. Ban
chỉ đạo phải tổ chức các hoạt động theo văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào
tạo và Trung ương Đoàn: “Mỗi trường thành lập ban chỉđạo các HĐNGCK dưới sự
chủ trì của Hiệu trưởng hay Phó Hiệu trưởng với sự tham gia của Bí thư Đoàn TN và một số giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phụ trách các hoạt động”. Nhiệm vụcơ bản của Ban chỉ đạo giúp Hiệu trưởng quản lý HĐNGCK cụ thể là:
-Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động hàng năm và chỉđạo thực hiện kế hoạch đó.
-Tổ chức thực hiện các quy mô hoạt động lớn, quy mô trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn, các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường trong các hoạt động.
-Tổ chức hướng dẫn giáo viên phụ trách và các cán bộĐoàn, lớp tiến hành các hoạt
động đơn vị mình có hiệu quả.
-Giúp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả giáo dục của hoạt động. Với yêu cầu của thực tiễn giáo dục hiện nay chúng tôi đề xuất ban chỉ đạo
HĐNGCK như sau:
Thành phần bao gồm: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng
Các thành viên: Phòng CTSV & QHDN, Bí thư Đoàn trường, chủ tịch Hội sinh
viên, Lãnh đạo khoa, Phòng ban trong nhà trường, đại diện BCH Công đoàn, một số giáo viên có năng lực trong các lĩnh vực hoạt động.
Ban chỉđạo sẽ trực tiếp chỉđạo 6 tiểu ban với 6 nội dung hoạt động: -Tiểu ban tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng
-Tiểu ban tổ chức hoạt động học tập ngoài giờ chính khóa -Tiểu ban tổ chức hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao -Tiểu ban tổ chức hoạt động chính trị - xã hội
-Tiểu ban tổ chức hoạt động bồi dưỡng kiến thức chuyên môn -Tiểu ban tổ chức hoạt động lao động công ích
Đây là mô hình đề xuất, số lượng tiểu ban có thể điều chỉnh theo từng kế hoạch hoạt động năm học chung của nhà trường quyết định. Điều quan trọng là chọn được
các trưởng tiểu bản có năng lực có tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thích các hoạt
động tổ chức cho sinh viên. Sau khi thành lập ban chỉ đạo và các tiểu ban thành
viên, điều quan trọng là phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tiểu ban, phối hợp hoạt
động chặt chẽ giữa các tiểu ban và duy trì hoạt động bàn giao kế hoạch tháng và tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, mỗi học kỳ hoặc năm học.
3.2.2.2. Cách thực hiện biện pháp
Đểđảm bảo hiệu quả trong việc thực hiện biện pháp này cần phải:
-Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL và giảng viên và ban chỉđạo HĐNGCK
-Nhà trường hết sức chú ý tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ về kinh phí và thời gian
để các ban này có điều kiện hoạt động.
3.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ chính khóa
3.2.3.1. Mục tiêu và nội dung của biện pháp
- Mục tiêu: Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức HĐNGCK rất đa dạng và phong phú do vậy để tạo sự hứng thú và phát huy tính hiệu quả của HĐNGCK thì
trong công tác tổ chức cần chú ý đến việc đầu tư đổi mới đồng bộ hoặc từng phần về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức HĐNGCK đểđạt hiệu quả cao. Mục tiêu của việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức chính là tạo tính hấp dẫn, lôi cuốn cho hoạt động, làm cho hoạt động đạt hiệu quả cao về các mặt giáo dục, chính trị xã hội...
- Nội dung:
Với nội dung tổ chức: Trên cơ sở mục tiêu đào tạo của nhà trường kết hợp với
chương trình đào tạo cụ thể từng năm học của mỗi đơn vị lớp học, khóa học mà Ban Giám hiệu chỉ đạo cho các bộ môn khoa phòng, trong đó cần chú trọng đến tính riêng biệt của từng chuyên ngành và khóa học để có sựđiều chỉnh cụ thể trong việc xây dựng nội dung cho từng mức độ tổ chức cụ thể.
Với hình thức tổ chức: Hình thức tổ chức là một trong những yếu tố đầu tiên tác
động đến sinh viên để quyết định việc tham gia hay không tham gia các HĐNGCK.
Hình thức tổ chức HĐNGCK trong các trường đại học rất đa dạng và phong phú. Có thể kểđến một số hình thức tổ chức cơ bản như:
- Giao lưu văn hóa văn nghệ thể dục thể thao với các tổ chức trong và ngoài trường. - Kết hợp tổ chức hoặc tham gia cùng các đơn vịtrong và ngoài trường các cuộc thi cho sinh viên.
- Tổ chức các câu lạc bộ về văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao, học tập trong nhà
trường như: câu lạc bộkhiêu vũ, câu lạc bộ kỹnăng, câu lạc bộ võ thuật, câu lạc bộ
ngoại ngữ tin học...
- Tổ chức các giải thi đấu truyền thống về thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ nhằm kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
- Tổ chức hoạt động lao động vệ sinh trong khu vực trường và xung quanh trường hàng ngày, hàng tuần và hoạt động lao động công ích hàng năm nhằm tạo môi
trường xanh sạch đẹp.
- Tổ chức các cuộc thi sinh viên giỏi môn học, viết chuyên đề khoa học, sinh viên nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức các hoạt động, hội thảo báo cáo các mảng chuyên đề về môn học, các vấn
đề chính trị xã hội, khoa học và giáo dục nhằm giáo dục nhận thức và nâng cao kiến thức cho sinh viên.
Bên cạnh đó phương pháp tổ chức phải chú ý đến việc tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với trình độ của sinh viên nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của sinh viên, để sinh viên đóng vai trò chủ thể trong hoạt động. Cần đa
dạng hóa các phương pháp nhằm tránh tình trạng lặp đi lặp lại một vài phương pháp
quen thuộc dễ gây sựnhàm chán đối với sinh viên. Phải lựa chọn các phương pháp
phù hợp với các hình thức hoạt động để kế hoạch tổ chức hoạt động đạt hiệu suất cao. Mỗi hình thức, nội dung hoạt động có thể có nhiều phương pháp tổ chức khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu giáo dục của hoạt động đó.
3.2.3.2. Cách thực hiện biện pháp
Căn cứ vào mục tiêu đào tạo, chương trình năm học của nhà trường lãnh đạo các bộ môn, khoa phòng liên quan xây dựng chương trình HĐNGCK cho các khóa, lớp theo kế hoạch học tập năm học.
Việc xây dựng nội dung tổ chức cần bám sát yêu cầu thực tiễn của công tác giáo dục sinh viên của nhà trường. Các nội dung tổ chức đảm bảo không bị trùng lặp, cần tập trung vào nhu cầu của sinh viên vềđời sống tinh thần, học tập để xây dựng các nội dung hoạt động một cách hợp lý.
Sau mỗi hoạt động các bên tổ chức cần họp lại để đánh giá xem việc tổ chức đã đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã nêu trong kế hoạch hay chưa, còn thiếu
nội dung nào và các ý kiến đóng góp cho nội dung chương trình để ban tổ chức có
hướng điều chỉnh phù hợp. Tùy vào các nội dung hoạt động mà nhà trường có thể
có nhiều hình thức tổ chức khác nhau như:
- Với công tác giáo dục chính trị tư tưởng ngoài hình thức cơ bản như tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tổ chức tự nghiên cứu còn có thể tổ chức các cuộc thi
như hùng biện, thi viết về các chủđề tự do hoặc cho sẵn, hay tổ chức các hoạt động tham quan về nguồn v.v…
- Với công tác học tập ngoài giờ lên lớp có thể tổ chức các hình thức như đôi bạn cùng tiến, câu lạc bộ học tập, semina ở lớp, khoa, tổ chức các cuộc thi hay các game show theo từng chủđề nhất định v.v…
- Với các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao có rất nhiều hình thức tổ
chức đa dạng như các giải đấu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, các chương trình văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, các hoạt động giao lưu văn nghệ với các đơn
vịtrong và ngoài trường v.v…
- Với hoạt động chính trị xã hội rất phong phú, đa dạng và có tính xã hội cao từ các hoạt động tình nguyện mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, hiến máu cứu người…còn có
thể tổ chức các hoạt động như kết hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền hoạt động phòng chống tội phạm, ma túy, xây dựng qũy đền ơn đáp nghĩa, nhà tình
nghĩa cho các gia đình chính sách, kết nghĩa với các đơn vị bạn v.v…
- Hoạt động bồi dưỡng kiến thức chuyên môn luôn được nhà trường chú trọng cho sinh viên ngoài hoạt động giảng dạy kiến thức chuyên môn trên lớp còn có thể tổ
chức nhiều hoạt động đa dạng khác như tổ chức tham quan thực tếcác đơn vị doanh nghiệp, mời báo cáo viên có kinh nghiệm, giao lưu, trò chuyện vềđịnh hướng nghề
nghiệp trong tương lai..
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý hoạt động ngoài giờ chính khóa cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường
3.2.4.1. Mục tiêu và nội dung của biện pháp
- Mục tiêu: Trong trường đại học có nhiều khoa và mỗi khoa có đặc thù
riêng, do đó nội dung và hình thức HĐNGCK rất phong phú và đa dạng. Các khoa,
Đoàn thanh niên, Hội sinh viên có quyền tự chủ trong việc tổ chức các hoạt động cho sinh viên, nhằm đảm bảo tính phong phú, đa dạng của nội dung hoạt động. Nhà
trường cần tăng cường chỉ đạo cho các bộ phận trong trường, đặc biệt là các phòng ban chức năng tham gia tổ chức HĐNGCK.
- Nội dung: Trên cơ sở kế hoạch HĐNGCK đã được thông qua, đầu năm học
lãnh đạo nhà trường phân công trách nhiệm cho các Khoa, phòng ban tổ chức, Đoàn
thể trong nhà trường tổ chức các HĐNGCK phù hợp với đặc thù của từng năm học và trong kế hoạch chi tiết tại Khoa, phòng, Đoàn TN phải xây dựng kế hoạch thống