1.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên
- Nhận thức của cán bộ quản lý: trong vai trò của cán bộ quản lý giữ vai trò quyết định, có duy trì được đều đặn, có đạt được kết quả như mong muốn hay không là phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo của cán bộ quản lý, qua việc kiểm tra
đánh giá, nhắc nhở thường xuyên, cũng như nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác ngoại khóa trong nhà trường.Có được điều này mới thấy được tính cấp thiết của việc cần tổ chức các buổi ngoại khóa cho sinh viên.
Khi hiểu được vị trí, vai trò và tác dụng, họ sẽ lên kế hoạch năm học và trong đó đưa và kế hoạch hoạt động năm học, cũng như chỉ đạo cho các tổ nhóm, chuyên môn tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó họ còn chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra, đánh
giá tính hiệu quả của nó, tiến hành rút kinh nghiệm để hoạt động này đi vào nề nếp thành sinh hoạt trường kỳtrong nhà trường.
- Nhận thức của giảng viên: giảng viên có một vai trò không nhỏ, trước hết họ là người giúp sinh viên nắm được ý nghĩa, tác dụng của nó, tạo cho các em cơ
hội để bầy tỏ, những hiểu biết của mình với chính lĩnh vực mà mình yêu thích trong quá trình học tập. Giảng viên là người hướng dẫn cho sinh viên chủđộng chiếm lĩnh
tri thức, tư vấn cho các em, tham gia những hoạt động phù hợp với khả năng và năng lực của bản thân. Và giảng viên cũng là người chỉ đạo, là người đánh giá kết quả, uốn nắn những sai lệch, động viên, khích lệ những sáng tạo và hình thành cho các em khả năng tự nghiên cứu, say mê khoa học.Cũng là cơ hội để giáo viên phụ
trách ngoại khóa có dịp mở rộng, cập nhật kiến thức cần thiết, củng cố phát triển những kỹ năng thực hành của sinh viên. Hệ thống kiến thức của sinh viên từ đó sẽ được ghi nhớ chặt chẽ, sâu sắc hơn. Hơn nữa giáo viên ngoại khóa còn giáo dục cho các em phát triển tốt về mặt nhân cách, khơi dậy tình yêu thương, sống có trách nhiệm với cuộc sống xung quanh.
- Nhận thức của sinh viên: Yếu tố quyết định trực tiếp, ảnh hưởng đến việc sinh viên có tham gia tích cực hay không bắt nguồn từ chính bản thân sinh viên.
Trước hết sinh viên phải nhận thức được tính cần thiết của việc tham gia các hoạt
động, như vậy sinh viên mới tích cực hơn khi tham gia, sự đóng góp của họ vào công tác tổ chức, tuyên truyền cho hiệu quảhơn, giúp sinh viên vượt qua những trở
1.3.2. Những yếu tố kinh tế xã hội
- Môi trường kinh tế - xã hội
Việt Nam ngày nay là một đất nước đang phát triển, kinh tế ngày một tăng trưởng cùng với sự phát triển xã hội. Sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước tạo ra nhiều điều kiện cho sinh viên nghiên cứu, học tập nhưng đồng thời cũng tạo ra
tác động tiêu cực đối với sinh viên, nếu sinh viên không làm chủđược bản thân.
Môi trường kinh tế- xã hội, trong đó sinh viên sinh ra và trưởng thành đang có
những đổi mới sâu sắc với sự xuất hiện của cơ chế thị trường, là cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường theo những quy luật như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ.
Môi trường kinh tế- xã hội nước ta đang có những biến đổi sâu sắc, cơ bản.
Cơ chế thị trường có những mặt tích cực là: phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo của con người, giúp con người thích nghi nhanh chóng với những biến đổi trong
điều kiện kinh tế- xã hội; Tạo điều kiện cho những sinh viên, thanh niên năng động, sáng tạo, tích cực học tập, vừa học vừa làm, có năng lực tự tìm việc làm, năng lực hoàn thiện nhân cách để duy trì những vị trí làm việc tốt.
Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng bộc lộ những mặt tiêu cực. Đó là: Nó tạo ra sự phân hóa giàu nghèo, sự bất công xã hội; làm cho con người chạy theo lợi ích
cá nhân, không quan tâm đến lợi ích của người khác, lợi ích chung, chạy theo sự sùng bái đồng tiền, không quan tâm đến các giá trị cao quý. Từ đó làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội (cờ bạc, mại dâm, ma túy... với các biểu hiện của lối sống xa hoa, trụy lạc).
Những chuyển biến của môi trường kinh tế-xã hội nói chung và cơ chế thị trường nói riêng tác động đến vấn đề quản lý HĐNGCK ở trường đại học dưới nhiều khía cạnh:
Một là, nó đưa ra những yêu cầu khách quan với nhân cách sinh viên trong
giai đoạn phát triển mới của xã hội, giúp cho họ có thể thích ứng được, phát huy tác dụng được trong cuộc sống hiện đại, cũng như trong tương lai khi họ vào đời với những vị trí xã hội nhất định.
Hai là, nó tạo cho sinh viên những điều kiện thuận lợi để nhân cách của họ có thể được hình thành và phát triển theo những yêu cầu khách quan đã được xác định.
Ba là, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, nó cũng tạo ra những mặt trái gây
ảnh hưởng tiêu cực đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở một số
khía cạnh, thời điểm và không gian nhất định...
Vấn đề đặt ra là, để nhân cách sinh viên được hình thành và phát triển đúng hướng và có hiệu quả, cần phải:
- Khai thác, tận dụng những yếu tố tích cực phục vụ cho việc giáo dục sinh viên. - Ngăn ngừa, hạn chế và cải tạo những yếu tố tiêu cực, giúp họ khai thác, tận dụng có phê phán những yếu tố tích cực, đồng thời giúp họ dần dần có khả năng
"miễn dịch” đối với những yếu tố tiêu cực.
- Nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa quan trọng của quá trình tự giáo dục, tự quản đối với từng sinh viên và tập thể sinh viên; Từđó trường đại học có những
tác động phù hợp để khuyến khích sinh viên tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐNGCK; Từđó tự quản trong quá trình học tập và rèn luyện.
- Môi trường giáo dục
Môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình, bạn bè và những người xung quanh) có tầm quan trọng đặc biệt. Nó không chỉ tạo ra động cơ và nhu cầu hoạt
động, mà còn tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường giáo dục tới việc quản lý các HĐNGCK của sinh viên còn tuỳ thuộc vào lập trường, quan điểm,
thái độ, xu hướng, năng lực của cảngười quản lý lẫn đối tượng bị quản lý. K.Mark
đã chỉ ra rằng: "Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con
người đã sáng tạo ra hoàn cảnh”. Điều đó được hiểu là giữa môi trường và con
người sống trong môi trường có mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ với nhau. Chính vì thế con người phải đấu tranh cải tạo môi trường xã hội, môi trường tự nhiên và thông qua đó tự biến đổi chính mình. Đây cũng chính là mối quan hệ biện chứng giữa con người với môi trường. Con người muốn sống trong môi trường tốt
đẹp hơn thì phải đấu tranh xoá bỏ những hiện tượng bất hợp lý tồn tại trong môi
trường, cải tạo môi trường. Môi trường giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý HĐNGCK của sinh viên có thểđược phân thành hai loại:
- Môi trường sư phạm bao gồm toàn bộcác điều kiện thực tế về tình hình học tập, rèn luyện, sinh hoạt, vui chơi giải trí,... của tập thể lớp, chi đoàn, khoa, trường. Thực tế
cho thấy ở những trường có phong trào Đoàn TN, Hội SV phát triển mạnh, hoạt động tự
quản của sinh viên được quan tâm thì các quản lý HĐNGCK của sinh viên đạt hiệu quả
giáo dục cao hơn rất nhiều so với những nơi có phong trào kém phát triển.
- Môi trường cộng đồng dân cư bao gồm toàn bộcác điều kiện, hoàn cảnh về
kinh tế, an ninh, chính trị, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán... của địa phương nơi
sinh viên xuất thân, thường trú hoặc tạm trú. Sựtác động của môi trường cộng đồng
dân cư đến việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên luôn có 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Trong bối cảnh kinh tế thịtrường hiện nay, môi trường này tạo cho sinh
1.3.3. Các yếu tố pháp lý
Trong công tác quản lý giáo dục- đào tạo nói chung và quản lý HĐNGCK
của sinh viên nói riêng, để vận hành được phải dựa trên một hành lang pháp lý hoàn thiện. Đó là hệ thống các văn bản pháp quy do Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục-
đào tạo và các ngành, đoàn thể liên quan đến công tác quản lý sinh viên ban hành
như: Nghị quyết, Nghị định, Luật, thông tư, quyết định, quy chế, quy định,... về
quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục- đào tạo đại học có liên
quan để hướng dẫn tổ chức, điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động quản lý của nhà
trường đi đúng vào quỹ đạo. Nó bao gồm hệ thống tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền, quy trình thực hiện công tác quản lý giáo dục-đào tạo, quản lý sinh viên,...
được quán triệt qua các Nghị quyết của Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước để ban
hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý giáo dục-đào tạo, tuỳ trường hợp trong công tác quản lý vĩ mô, vi mô.
Hiện nay, Bộ Giáo dục-đào tạo đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy
định về chủ trương, định hướng HĐNGCK tại các trường đại học. Ngoài ra Ban chấp
hành Đoàn TN; Trung ương Hội SV Việt Nam cũng có những văn bản quy định liên
quan đến quản lý sinh viên ngoài giờ chính khóa và công tác tổ chức các HĐNGCK
của sinh viên.
Nhiều trường đại học cũng đã ban hành những văn bản quy phạm nội bộ cụ
thể hóa văn bản quy định của cấp trên, của BộGD&ĐT về quản lý sinh viên, quản lý HĐNGCK. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà
nước, ngành GD-ĐT và các Ngành, đoàn thể cũng như văn bản quy phạm nội bộ
của các trường đại học chưa có những quy định cụ thể về chủ trương, định hướng thực hiện quản lý HĐNGCK của sinh viên; chưa quy định cơ chế, chính sách để có thể phát huy hiệu quả vai trò của sinh viên. Những văn bản quy phạm nội bộ của
các trường đại học cũng chưa quy định rõ vềcơ cấu tổ chức quản lý HĐNGCK, về
tổ chức tự quản của sinh viên; chưa quy định chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên viên và sinh viên tham gia vào công tác quản lý HĐNGCK.
1.3.4. Yếu tố về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất phục vụ sinh viên gồm toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng (ký túc
xá, thư viện, nơi tập thể thao, phòng chức năng), các trang thiết bị, dụng cụ, phương
tiện (mạng internet; các chương trình phần mềm hỗ trợ việc học tập, tư vấn cho sinh viên), kinh phí dành cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hoạt động của
Đoàn, Hội sinh viên,...của nhà trường được khai thác, sử dụng để thu hút sinh viên tham gia vào các HĐNGCK.
Cơ sở vật chất có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các HĐNGCK và ý thức tự quản của sinh viên. Nhu cầu HĐNGCK của sinh viên luôn rất cao, nếu điều kiện vềcơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ và hiện đại thì không chỉ hấp dẫn, thu
hút được đông đảo sinh viên tham gia các HĐNGCK, mà còn tác động trực tiếp đến ý thức, hành vi và thái độ của họ, tạo sự tự giác, chủđộng tham gia các HĐNGCK;
Ngược lại, nếu cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu sẽ tạo cho họ cảm giác chán nản, khiến họ phải đi tìm những thú vui, những dịch vụ bên ngoài nhà trường; dễ sa vào vòng xoáy của tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.
Tiểu kết chương 1
Hoạt động ngoài giờ chính khóa là một bộ phận quan trọng, gắn kết chặt chẽ
với quá trình dạy học - giáo dục ở trường đại học. Với đặc thù riêng của HĐNGCK ở bậc học đại học, các nội dung giúp sinh viên hình thành, phát triển khả năng làm
việc độc lập, sáng tạo, hình thành những kỹ năng để sinh viên có thể trở thành
người lao động có khảnăng thích nghi với môi trường làm việc và đời sống xã hội.
Các HĐNGCK đa dạng, phong phú cùng với những giờ học tập trên lớp đã góp
phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Hoạt động giáo dục trên lớp và HĐNGCK tạo nên sự giáo dục toàn diện trong trường đại học.
Chương 1 của luận văn bao gồm toàn bộ khung lý thuyết về quản lý
HĐNGCK tại các trường đại học. Trong đó gồm các khái niệm: khái niệm quản lý; khái niệm HĐNGCK; khái niệm quản lý HĐNGCK. Khái niệm công cụ chính của luận văn là khái niệm quản lý HĐNGCK cho sinh viên đại học được trình bầy như
sau: Quản lý các HĐNGCK là hoạt động có ý thức nhằm thực hiện những tác động
hướng đích của chủ thể quản lý tới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp
và các hình thức tổ chức HĐNGCK để sử dụng hiệu quả những nguồn lực (con
người, kinh phí, thời gian, các điều kiện cơ sở vật chất) nhằm làm cho các
HĐNGCK có được chất lượng hoạt động tốt nhất, giúp sinh viên mở rộng kiến thức, trang bị kỹnăng và tự tin tham gia vào thịtrường lao động.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘITRONG BỐI CẢNH
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 2.1. Khái quát chung về Trường Đại học Hà Nội
Trường Đại học Hà Nội được thành lập từ năm 1959 với tên gọi ban đầu
Trường Đại học Ngoại ngữ, trải qua hơn nửa thế kỉ hoạt động, Trường đã từng bước khẳng định vị thếlà trường đại học công lập uy tín trong đào tạo ngoại ngữ ở cả ba cấp độ Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Nhà trường đào tạo 23 ngành, trong đó có 10
ngành ngôn ngữ, 03 ngành ngôn ngữ chất lượng cao, 09 ngành giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài, 01 ngành tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam.
Trường Đại học Hà Nội tự hào là cơ sở giáo dục hàng đầu của cả nước trong đào
tạo, nghiên cứu về ngoại ngữ và chuyên ngành bằng ngoại ngữ.
Với sự nỗ lực cố gắng của cán bộgiáo viên nhà trường trong những năm qua, nhà trường đã có những bước tiến vượt bậc từ phát triển cơ sở vật chất cho đến đội
ngũ cán bộ giáo viên và công nhân viên nhà trường. Vềcơ cấu tổ chức bộ máy Nhà
trường hiện có 50 đơn vị, gồm 17 phòng ban chức năng và đơn vị phục vụ, 19 khoa và bộ môn trực thuộc, 14 trung tâm và văn phòng dự án.Về nhân sự, tính đến hết
tháng 10/2019 Nhà trường có 708 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động,
trong đó có 469 giảng viên và 239 cán bộ phòng/khoa ban và nhân viên. Về quy mô
đào tạo các hệnăm học 2018-2019 có: Hệ chính quy có 9.257 sinh viên, hệ VLVH có 625 sinh viên, hệ đào tạo từ xa có 1.206 học viên, bằng đại học thứ hai có 832 sinh viên, hệ sau đại học có 109 học viên cao học và 09 nghiên cứu sinh [24].
Hàng năm, các đơn vị trong Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ tổ chức nhiều
HĐNGCK đa dạng, phong phú cho sinh viên như: Công tác giáo dục chính trị, tư