2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát nhằm đánh giá đúng thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công tác quản lý HĐNGCK của sinh viên trường Đại học Hà Nội. Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất và khảo sát tính cấp thiết và khả thi các biện pháp hiệu quả
cho công tác quản lý HĐNGCK của sinh viên trường Đại học Hà Nội.
2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng
Tác giả tiến hành khảo sát các nội dung sau đây:
(1) Khảo sát thực trạng HĐNGCK của sinh viên trường Đại học Hà Nội qua các hoạt động như: mục tiêu giáo dục; nội dung, phương pháp và hình thức HĐNGCK.
(2) Khảo sát quản lý HĐNGCK của sinh viên trường Đại học Hà Nội với các nội dung cụ thể là: quản lý lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục cho sinh viên Đại học Hà Nội.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: nhằm khảo sát ý kiến đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên về thực trạng HĐNGCK và quản lý HĐNGCK của
sinh viên trường Đại học Hà Nội cũng như các yếu tốảnh hưởng tới thực trạng này. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý và giảng viên của nhà trường. Kết quả của phỏng vấn sâu sẽ là những minh chứng để phân tích sâu hơn về công tác quản lý HĐNGCK tại trường Đại học Hà Nội.
2.2.4. Đối tượng khảo sát
Đánh giá thực trạng HĐNGCK của sinh viên và thực trạng quản lý
HĐNGCK của sinh viên trường Đại học Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên các nhóm khách thể khảo sát sau:
- Nhóm khách thể khảo sát là Cán bộ quản lý (Ban Giám hiệu, Trưởng/ Phó phòng, ban chức năng như: Phòng CTSV & QHDN, Phòng QLĐT, P. TC-KT và các Khoa, bộ môn), giảng viên: 115 người.
- Sinh viên năm thứ 1 đến năm thứ 4 của các khoa chuyên ngành: 428 người.
2.3. Thực trạng hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh viên Trường Đại học Hà Nộitrong bối cảnh đổi mới giáo dục