Thực trạng công tác quản lý hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh viên trường đại học hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 53 - 65)

tại Trường Đại học Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục

2.4.1. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh viên tại Trường Đại học Hà Nội

Lập kế hoạch quản lý HĐNGCK là những phương án hành động được vạch ra một cách hệ thống những công việc dự định sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định, theo một trình tự, một thời hạn nhất định nhằm thực hiện mục tiêu

giáo dục của nhà trường. Xây dựng kế hoạch quản lý HĐNGCK là một khâu quan trọng trong công tác quản lý sinh viên và quản lý HĐNGCK của sinh viên. Kết quả

khảo sát trên 115 cán bộ quản lý, giảng viên về công tác quản lý xây dựng kế hoạch

HĐNGCK được thể hiện ở bảng số 2.7:

Bảng 2.7: Xây dựng kế hoạch các hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh viên

Nội dung Mức độđánh giá

Tốt Khá TB Yếu ĐTB ĐLC

Phân công nhiệm vụ cho các Khoa, các đơn

vị chức năng và tổ chức Đoàn Thanh niên,

Công Đoàn, Hội Sinh viên trong việc xây

dựng kế hoạch tổ chức HĐNGCK cho sinh

viên theo từng năm học

39 62 11 3 3,19 0,71

Xây dựng kế hoạch khảo sát nhu cầu hoạt

động ngoài giờ chính khóa của sinh viên

3 55 37 20 2,35 0,75

Xây dựng bản kế hoạch tổng quát

HĐNGCK theo kỳ, năm học của nhà trường

gồm mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, nhân sự tham gia, dự trù kinh phí, phương

tiện kỹ thuật và cơ sở vật chất 18 61 30 6 2,79 0,76 Xây dựng kế hoạch tập huấn HĐNGCK 9 38 62 6 2,43 0,70 Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức HĐNGCK 19 54 36 6 2,75 0,79 Xây dựng kế hoạch dự giờHĐNGCK 11 48 30 26 2,38 0,94 Xây dựng kế hoạch thao giảng, tổ chức tiết mẫu 16 48 31 20 2,52 0,94

Điểm trung bình chung 2,63 0,79

Nhìn chung, công tác quản lý xây dựng kế hoạch cho các HĐNGCK được

đánh giá ở mức “Khá” với ĐTB: 2,63, ĐLC: 0,79. Chúng tôi đưa ra 7 nội dung của quản lý xây dựng kế hoạch. Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ đánh giá cho 7 nội

dung này không đồng đều.

Cụ thể là “Phân công nhiệm vụ cho các Khoa, các đơn vị chức năng và tổ

chức HĐNGCK cho sinh viên theo từng năm học” được đánh giá thực hiện tốt nhất trong 7 nội dung đưa ra với ĐTB: 3,19; ĐLC: 0,71. Công việc này được Ban Giám hiệu nhà trường triển khai ngay từ đầu năm học, kế hoạch HĐNGCK là một nội dung không thể thiếu và nằm trong kế hoạch tổng thể của nhà trường. Nội dung

“Xây dựng bản kế hoạch tổng quát HĐNGCK theo kỳ, năm học của nhà trường gồm mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, nhân sự tham gia, dự trù kinh phí,

phương tiện kỹ thuật và cơ sở vật chất” là nội dung được đánh giá cao thứ hai với

ĐTB: 2,79; ĐLC: 0,76. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc biệt, các nội dung: Xây dựng kế hoạch khảo sát nhu cầu HĐNGCK của sinh viên; Xây dựng kế hoạch tập huấn HĐNGCK; Xây dựng kế hoạch dự giờ HĐNGCK được đánh giá ở mức độ“Trung bình” với ĐTB lần lượt là 2,35; 2,43 và 2,38. Cô N.T.Q. Hoa - Phó trưởng Phòng QLĐT cho biết: “Trong công tác xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động NGCK, nhà trường chưa chú trọng đến công tác khảo sát nhu cầu của sinh viên. Bên cạnh đó, các kế hoạch tập huấn cũng

như dự giờ là việc của Khoa chuyên ngành và các tổ chức. Đây cũng là một phần

hạn chế trong công tác quản lý và chúng tôi sẽ thay đổi, bổ sung trong năm học mới”. Điều này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc một số hình thức và nội dung HĐNGCK tại nhà trường chưa thực sựthu hút sinh viên và chưa mang lại hiệu quả cao.

Những nội dung còn lại: Xây dựng kế hoạch thao giảng, tổ chức tiết mẫu; Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức HĐNGCK cũng đều được đánh giá thực hiện ở mức “Khá”.

2.4.2. Tổ chức triển khai các hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh viên tại Trường Đại học Hà Nội

Tổ chức triển khai hoạt động là một nội dung cốt lõi trong việc thực hiện chức năng

quản lý HĐNGCK. Kết quả thực hiện các hoạt động này giúp nhà quản lý đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu, những hạn chế tồn tại trong quản lý hoạt động của mình từđó điều chỉnh các biện pháp, hoạt động của mình hiệu quảhơn. Kết quả khảo sát thực trạng việc tổ chức triển khai HĐNGCK được thể hiện chi tiết tại bảng 2.8

Bảng 2.8: Tổ chức triển khai các hoạt động ngoại giờ chính khóa cho sinh viên Hoạt động Mức độđánh giá

Tốt Khá TB Yếu ĐTB ĐLC

Thông báo kế hoạch chung của nhà trường về nội dung HĐNGCK, hướng dẫn các đơn

vị và tổ chức trong quá trình triển khai

HĐNGCK

29 54 25 7 2,93 0,82

Phân công nhiệm vụcho các đơn vị tổ chức

trong việc triển khai HĐNGCK 30 57 22 6 2,96 0,81

Phân bổ quyền hạn cho cấp dưới trong việc

quản lý HĐNGCK 32 58 25 0 3,06 0,77 Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho HĐNGCK 39 56 20 0 3,18 0,69 Tổ chức tập huấn cho các đơn vị và tổ chức tham gia HĐNGCK 16 51 42 6 2,67 0,78 Dự giờ một sốchương trình HĐNGCK do các đơn vị và tổ chức trong nhà

trường triển khai

16 39 39 21

2,45 0,94

Lựa chọn một số chương trình HĐNGCK

hiệu quả làm mẫu cho các đơn vị và tổ

chức trong trường

11 46 51 7 2,54 0,74

Quản lý việc phân bổ kinh phí cho các

HĐNGCK 23 50 27 15 2,70 0,94

Điểm trung bình chung 2,81 0,60

Nhìn chung, công tác tổ chức triển khai các HĐNGCK cho sinh viên tại trường

ĐHHN được đánh giá thực hiện ở mức “Khá” với ĐTB: 2,81; ĐLC: 0,60 cho cả 8 nội dung. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, đánh giá có sự khác nhau ở 8 nội dung trong công tác tổ chức triển khai thực hiện HĐNGCK. Trong đó nội dung “Phân bổ

quyền hạn cho cấp dưới trong việc quản lý HĐNGCK” và “Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động NGCK” là hai nội dung được đánh giá thực hiện ở mức tốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trách nhiệm cho cấp dưới, nhìn đúng người, giao đúng việc, cán bộ quản lý không chuyên quyền, tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các khoa, tổ chức... là việc làm

có ý nghĩa quyết định hiệu quả của hoạt động. Để làm tốt công tác này, người Hiệu

trưởng cần có đủnăng lực lãnh đạo, có sự bao quát công việc và có tâm. Vấn đềcơ

sở vật chất phục vụcho các HĐNGCK cũng được xem là điều kiện tạo nên chất lượng và hiệu quả của hoạt động. Nội dung này được cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá cao (ĐTB: 3,18; ĐLC: 0,69). Điều này cho thấy Lãnh đạo nhà trường đã có sự quan

tâm và đầu tư vật chất đúng mức cho các HĐNGCK. Hệ thống phòng học, phòng họp, hội trường đáp ứng đầy đủ âm thanh, ánh sáng; sân thi đấu thể thao bóng đã, bóng

chuyền, bóng rổ... luôn sẵn sàng cho các hoạt động từvăn hóa, thểthao, đến các câu lạc bộ học tập, giáo dục chính trị, lối sống...

Những nội dung: Thông báo kế hoạch chung của nhà trường về nội dung

HĐNGCK, hướng dẫn các đơn vị và tổ chức trong quá trình triển khai HĐNGCK;

Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị tổ chức trong việc triển khai HĐNGCK;Tổ

chức tập huấn cho các đơn vị và tổ chức tham gia HĐNGCK; Lựa chọn một số chương trình HĐNGCK hiệu quả làm mẫu cho các đơn vị và tổ chức trong

trường; Quản lý việc phân bổ kinh phí cho các HĐNGCK đều được đánh giá ở

mức “Khá”. Bàn về một trong những nội dung quản lý này, Thầy N.V.V Phó

trưởng khoa Tiếng Anh cho rằng: “Việc lựa chọn những chương trình mẫu, điển hình về mặt giá trị nội dung cũng như hình thức tổ chức, sẽ giúp cho sinh viên chú ý

hơn đối với HĐNGCK, việc này có thể triển khai như thông báo trên các kênh

truyền thông của trường Đại học Hà Nội, hoặc các kênh riêng đặc thù của sinh viên

Hanu. Làm sao để sinh viên thấy được vai trò ý nghĩa thật sự của các chương trình

và sinh viên sẽ tự nguyện tham gia theo nhu cầu cá nhân chứ không chỉ mang tính

chất điểm danh”.

Riêng nội dung Dự giờ một sốchươngtrình HĐNGCK do các đơn vị và tổ chức

trong nhà trường triển khai được đánh giá ở mức “Trung bình” với ĐTB: 2,45; ĐLC: 0,94. Đây cũng là nhìn nhận thẳng thắn từ phía lãnh đạo nhà trường và đội

ngũ cán bộ và giảng viên của các Khoa, các tổ chức đoàn thể. Cô N.T.T.Nga – Trưởng Khoa Tiếng Trung nhận xét rằng: “Các hoạt động NGCK cần lãnh đạo nhà trường tham dự nhiều hơn nữa. Tính chất dự giờ đây chỉ dừng lại là sự lồng ghép

chương trình biểu diễn, hội thảo, tọa đàm mang tính chất thời sự. Sự dự giờ của lãnh đạo nhà trường vừa mang tính chất kiểm tra, đánh giá vừa tạo động lực cho

các đơn vị tổ chức và sinh viên”.

2.4.3. Ch đạo thc hin hoạt động ngoài gi chính khóa ca sinh viên ti Trường Đại hc Hà Ni

Công tác chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả HĐNGCK của sinh viên. Thông qua quá trình các nhà quản lý, giáo viên tác động, ảnh hưởng tới hành

vi, thái độ của sinh viên sẽ đảm bảo cho các mặt HĐNGCK đi đúng hướng và đạt

được mục tiêu, đạt được hiệu quả quản lý HĐNGCK và hoạt động GD&ĐT. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý đối với nội dung chỉ đạo thực hiện HĐ NGCK được thể hiện ở bảng số 2.9:

Bảng 2.9: Chỉ đạo thực hiện các hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh viên tại trường Đại học Hà Nội

Nội dung/ Tiêu chí Mức độđánh giá

Tốt Khá TB Yếu ĐTB ĐLC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đưa ra các nguyên tắc HĐNGCK 13 62 34 6 2,72 0,73

Quán triệt mục đích, yêu cầu của

HĐNGCK 19 66 24 6 2,84 0,74 Giám sát và điều chỉnh HĐNGCK về mặt nội dung, hình thức, phương pháp nhằm đạt mục tiêu nhà trường đề ra 29 55 26 5 2,98 0,77

Đưa ra cơ chế phối hợp giữa các đơn vị và

tổ chức trong quá trình tổ chức HĐNGCK 26 58 25 6

2,89 0,80

Động viên, khích lệ và hỗ trợ kịp thời cho

các đơn vị và tổ chức khi triển khai các

HĐNGCK

31 63 17 4

3,07 0,72

Điểm trung bình chung 2,90 0,75

Kết quả khảo sát cho thấy việc chỉ đạo thực hiện các HĐNGCK của sinh viên tại

trường Đại học Hà Nội được đánh giá đạt mức “Khá” với ĐTB: 2,9; ĐLC: 0,75.

Trong 5 nội dung thuộc về công tác chỉ đạo thì nội dung được đánh giá ở mức độ

trường chưa dành nhiều thời gian trong việc dự giờ trực tiếp các HĐNGCK, nhưng

sẵn sàng lắng nghe đề xuất, kiến nghị từ các Khoa, các đơn vị, các tổ chức trong việc xây dựng kế hoạch, các phương án triển khai hoạt động này. Đây cũng là yếu tố từ nhà quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các HĐNGCK được triển khai một cách có hiệu quả.

Công tác chỉđạo thực hiện HĐNGCK tuy đã đạt được tỉ lệở mức khá, song bên cạnh

đó vẫn còn tồn tại một số nội dung chưa được đánh giá cao. Trong đó nội dung “Đưa ra

nguyên tắc HĐNGCK” được đánh giá ở mức thấp nhất với ĐTB: 2,72, ĐLC: 0,73. Một số ý kiến của cán bộ cho rằng: “Nhà trường chưa thành lập Ban chỉđạo chung cho việc quản lý HĐNGCK. Chính điều này đã dẫn đến sự chồng chéo trong việc tổ chức và quản lý trong một số hoạt động cho sinh viên” (N.T.D Trưởng phòng QLĐT). Hay như cô

H.L Phó trưởng khoa Tiếng Nhật cho rằng: “Cấp nhà trường cần xây dựng và giao chỉ

tiêu sốlượng cho từng môn học số tiết thực hành, hoạt động ngoài giờ trong xây dựng

chương trình đào tạo; Đoàn TN cần đưa ra nhiều mô hình sinh hoạt CLB phù hợp để tạo

sân chơi cho sinh viên; Phòng CTSV & QHDN cần có một kế hoạch hoạt động đa dạng,

phong phú hơn, với nhiều nội dung phù hợp với sinh viên”.

Các nội dung: Quán triệt mục đích, yêu cầu của HĐNGCK; Giám sát và điều chỉnh HĐNGCK về mặt nội dung, hình thức, phương pháp nhằm đạt mục tiêu nhà

trường đề ra; Đưa ra cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình tổ chức

HĐNGCK đều được đánh giá thực hiện ở mức khá cao với ĐTB từ 2,84 đến 2,98.

2.4.4. Kim tra đánh giá hoạt động ngoài gi chính khóa ca sinh viên ti Trường Đại hc Hà Ni

Công tác kiểm tra đánh giá có vai trò quan trọng trong việc quản lý hiệu quả HĐNGCK, việc này giúp cho nhà quản lý đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện đạt kết quả cao, nguồn lực tổ chức, mức độ thực hiện kế hoạch và đặc biệt giúp nhà quản lý kịp thời ra các quyết định cần thiết đểđảm bảo quyền quản lý và hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.10: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.10: Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh viên tại trường Đại học Hà Nội

Nội dung/ Tiêu chí Mức độđánh giá

Tốt Khá TB Yếu ĐTB ĐLC

Kiểm tra việc triển khai HĐNGCK của

các đơn vị và tổ chức có diễn ra theo

đúng kế hoạch đề ra

27 62 22 4 2,99 0,73

Kiểm tra việc đảm bảo các nguyên tắc, mục tiêu, nội dung HĐNGCK trong quá

trình triển khai

22 70 20 3 2.96 0,69

Kiểm tra việc sử dụng kinh phí cũng

như cơ sở vật chất phục vụ cho

HĐNGCK 25 65 19 6 2,95

0,77

Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực

lượng giáo dục trong việc triển khai

HĐNGCK 27 64 21 3

3,01 0,72

Đềra được tiêu chuẩn đánh giá mức độ

hoàn thành mục tiêu trong HĐNGCK

của các đơn vị và tổ chức

30 60 16 9 2,97

0,84

Đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu

và phát hiện những lệch chuẩn trong quá

trình triển khai HĐNGCK 23 72 13 7 2,98

0,72

Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực

hiện theo đúng quy trình 19 73 17 6 2,91 0,72

Điều chỉnh những sai lệch trong quá trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực hiện HĐNGCK 24 78 8 5 3,08 0,62

Điều chỉnh tiêu chuẩn nếu cần thiết 25 65 19 6 2,95 0,77

Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm đảm bảo tính thường xuyên, liên

tục 30 59 21 5 3,03

0,75

Công tác kiểm tra đảm bảo tính minh

bạch và chính xác 31 70 7 7 3,11 0,73

Điểm trung bình chung 2,99 0,71

Kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung: Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực

lượng giáo dục trong việc triển khai HĐNGCK (ĐTB: 3,01; ĐLC: 0,72); Điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện HĐNGCK (ĐTB: 3,08; ĐLC: 0,62; Công

tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm đảm bảo tính thường xuyên, liên tục (ĐTB: 3,03; ĐLC: 0,75) là những nội dung được đánh giá cao. Cô N.T.H khoa tiếng Hàn cho rằng: “Nhà trường tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động NGCK thường xuyên sau mỗi kỳ học. Kết quả kiểm tra, đánh giá là căn cứ để sửa đổi kế hoạch hoạt động được hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của các bên tham gia”.

tác kiểm tra đảm bảo tính minh bạch và chính xác” được thực hiện tốt nhất với ĐTB: 3,11; ĐLC: 0,73. Nhiều giảng viên ở các Khoa chuyên ngành cho biết: Không có thiên vị, kiểm tra đánh giá hoạt động NGCK ở các Khoa, tổ chức rất công bằng,

minh bạch. Điều này tạo được sự hài lòng của mọi người. Đặc biệt, một số hoạt động NGCK đề ra trong chủ trương với những tiêu chuẩn, tiêu chí chưa phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh viên trường đại học hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 53 - 65)