Văn hóa sinh kế

Một phần của tài liệu Luận văn văn hóa người hà nhì đen (nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở y tý, bát xát, lào cai, việt nam và nhóm ở má ga tý, kim bình, vân nam, trung quốc)​ (Trang 41 - 45)

Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên), giáo sư Trần Quốc Vượng đã đề cập đến văn hóa sản xuất trong cấu trúc của văn hóa rằng lao động sản xuất là nền tảng sự sống của cộng đồng. Trong văn hóa sản xuất không những gồm việc trồng trọt truyền thống với nền kinh tế tự cung tự cấp mà còn liên quan đến các nghề thủ công trong làng. Theo người viết, điểm quan trọng của văn hóa sản xuất là thể hiện tận nơi trí thức của người lao động, rút được kinh nghiệm từ lao động sản xuất. Người viết cho rằng dù văn hóa sinh kế không phải giống hệt nhau với văn hóa sản xuất, lại không phải tất cả thành tố trong đó đều thuộc vào văn hóa vật thể, nhưng những thành tố liên quan đến hệ thống lao động sản xuất và phương tiện đi thuộc vào văn hóa vật thể, đó chính là hai thành tố quan trọng mà người viết lựa chọn để nghiên cứu so sánh trong bài luận văn này.

Cuốn sách Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai) của tác giả Dương Tuấn Nghĩa cho biết, công cụ săn bắt thời kỳ đầu của người Hà Nhì Đen chủ yếu có cung tên, nỏ, giáo mác, gậy, chó...nhưng tương đối thô sơ, nỏ “kha tư” chủ yếu làm bằng gỗ và dây cây cọ. Về nông cụ sản xuất, người Hà Nhì Đen

thường sử dụng cuốc loại dày, cuốc bướm, cào, búa bổ củi, liềm gặt lúa, cày, bừa, thùng đập lúa và gùi để có thể cày đất canh tác trên cả ruộng bậc thang trồng trọt lúa nước và nương trồng các loại hoa màu khác, gặt lúa, đập lúa. Trong đó, cuốc to bản, cày “mè gu” (một thứ nông cụ không thể thiếu trong canh tác ruộng bậc thang, thường trao đổi với các tộc người thiểu số khác mà giỏi về rèn đúc), bừa “me gu sề” với chiều ngang 1- 1,2m, và cả bộ công cụ này cùng với con trâu là nguồn lao động chính canh tác ruộng.

Để đáp ứng nhu cầu chứa đựng hàng hóa, nghề đan lát của người Hà Nhì Đen tương đối phát triển hơn, đặc biệt là sản phẩm từ nghề mây tre đan rất nổi tiếng. Các sản phẩm điển hình nhất là mâm, gùi, rổ, rá, dần, sàng, nong, chiếu, ghế, nơm... Trong đó không thể bỏ qua được mâm ăn cơm của người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê, một sản phẩm đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của người Hà Nhì. Mâm được đan lát hình tròn bằng mây tre, vầu tre (dùng để đan mặt mâm, xung quanh làng bản người Hà Nhì Đen có trồng nhiều cây tre), cao trên dưới 30cm, đường kính 65-70cm (to hay nhỏ tùy từng nhà, nhưng nhà nào cũng không thể thiếu mâm này), chậu mâm loe rộng. Ở Mò Phú Chải còn có bàn mâm uống trà, đan hình vuông với chiều dài 78cm, chiều cao 23cm, chiều ngang 42cm, cũng là đan bằng mây tre, nhưng mặt mâm cũng đan bằng nguyên liệu vầu tre, rất bền chắc. Các loại sản phẩm đan lát của người Hà Nhì Đen vừa bền chắc vừa mang tính thẩm mỹ cao. Nhưng số lượng nghệ nhân đan lát còn rất hạn chế, cái cũng là một điều bức bách về phát triển

nghề truyền thống đan lát của người Hà Nhì Đen.

Kể cả văn hóa vật thể của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê nhiều phần phụ thuộc vào môi trường tự nhiên họ sinh sống, triền núi, 800-1200m so với mực nước biển, vùng núi cao, đa số ở rẻo cao, gần suối nước chạy từ núi trên cao, đường đi không bằng phẳng còn thêm ngoằn ngoèo, quanh co. Dù môi trường tự nhiên nghiêm khắc như vậy, nhưng họ còn sáng tạo ra cảnh quan văn hóa đẹp đẽ, chính là ruộng bậc thang qua sự cần cù của chính bản thân mình bằng trí tuệ khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên xung quanh. Người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê cùng chung đặc điểm này, trong làng bản của người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý và người Hà Nhì Lô Mê ở xã Má Ga Tý, cảnh quan ruộng bậc thang ấn tượng nhất. Chính vì văn hóa loại hình nông nghiệp, nên về văn hóa sinh kế của Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê mang tính tương tự rất cao, gồm cả nông cụ, hệ thống thủy lợi của ruộng bậc thang, con trâu được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp v.v... Đương nhiên, văn hóa sinh kế nổi tiếng của người Hà Nhì nói chung và Hà Nhì Đen nói riêng cũng chính là nông nghiệp trồng trọt trên ruộng bậc thang. Mặc dù ruộng bậc thang không phải chỉ có người Hà Nhì có thể tạo ra, nhưng không thể không thừa nhận rằng kỹ thuật đào mương, dẫn nước, tận dụng ruộng bậc thang thì người Hà Nhì giỏi hơn. Cuốn sách Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai) của tác giả Dương Tuấn Nghĩa cho biết, do người

Hà Nhì Đen trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, nên kể cả lúc đầu chọn vị trí để tạo ruộng bậc thang cũng rất quan trọng, thường nằm phía dưới của mỗi thôn bản, phải đảm bảo nguồn nước (có dòng suối), nếu chưa có quỹ đất xung quanh thôn bản thì tìm triền ruộng ở các thung lũng. Ruộng bậc thang của người Hà Nhì được hình thành rất sớm, phát triển khá ổn định. Thôn bản lưng dựa vào đồi, nhìn ra thung lũng, người dân Hà Nhì Đen đắp ruộng bậc thang theo chiều dốc của thung lũng, tạo máng chảy ra những dòng nước thiên nhiên từ rừng già để tưới tiêu. Mỗi bậc ruộng bậc thang chỉ có chiều ngang 10cm cho người đi qua với dòng nước chảy xen giữa triền ruộng bậc thang. Vị trí rừng thiêng thường nằm ở trên làng bản, cho nên dòng nước chảy xuống manh theo chất mùn của rừng già, lại vì người dân chăn thả gia súc ở trong rừng, còn nước mưa chảy xuôi phân và nước thải của người, gia súc vào nguồn nước, vậy thì bón phân thêm phần dinh dưỡng cho hoa màu ở dưới ruộng bậc thang bằng nước chảy. Người dân còn đào mương dẫn nước nếu gặp tình huống khu ruộng bậc thang được mở ra ở lưng chừng núi, những con mương này đón nhận cả dòng nước chảy từ rừng và nước mưa, cuối cùng trôi chảy vào ruộng bậc thang. Mỗi tầng thửa ruộng bậc thang được đào một con mương bé để dẫn nước chảy từ trên xuống tận chân núi và chảy ra các con sông, suối, như là các thửa ruộng bậc thang chính là mương dẫn nước.

Về phương tiện đi lại, giờ đây nhiều hộ dân Hà Nhì Đen đều có xe máy xăng để dễ di chuyển trên triền núi, xe máy điện thì không lái được khi gặp

đường dốc. Trưởng thôn Lao Chải khu 1 Chu Che Xá cho biết, ngày xưa trong nhà anh ấy còn nuôi ngựa để thồ hàng, đi lại. Xưa thì người Hà Nhì Đen toàn sử dụng con ngựa để làm phương tiện di chuyển hàng hóa, sau đó mức sống được nâng cao, bây giờ toàn sử dụng xây máy xăng. Đặc điểm này, theo người viết khảo sát, người Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cũng vậy, bởi vì đó nhiều phần phụ thuộc vào môi trường tự nhiên mà họ sinh sống và mức độ phát triển của từng vùng. Cùng với sự phát triển kinh tế, phương tiện đi lại đã có sự thay đổi khác hẳn xưa và nay. Từ các nội dung trên có thể thấy được, bất cứ là những yếu tố phụ thuộc nhiều phần vào môi trường tự nhiên mà họ sinh sống, hình thành địa - văn hóa trong không gian văn hóa như các loại nông cụ lao động truyền thống, nghề thủ công, hệ thống ruộng bậc thang và phương tiện đi lại xưa và nay của cả người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê này, một phần lớn quyết định sự tương đồng về các yếu tố trong văn hóa sinh kế này.

Một phần của tài liệu Luận văn văn hóa người hà nhì đen (nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở y tý, bát xát, lào cai, việt nam và nhóm ở má ga tý, kim bình, vân nam, trung quốc)​ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)