Văn hóa nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn văn hóa người hà nhì đen (nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở y tý, bát xát, lào cai, việt nam và nhóm ở má ga tý, kim bình, vân nam, trung quốc)​ (Trang 90 - 130)

thiếu được của văn hóa là nghệ thuật, bao gồm cả văn học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, nhảy múa v.v...

Về nhạc cụ, người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai thường sử dụng những nhạc cụ đặc trưng như đàn tròn “hót tơ”, sáo dọc, sáo ngang, nhị và tù và. Thực ra, người Hà Nhì Đen rất khéo léo về chế tạo, sử dụng những gì thiên nhiên để làm nhạc cụ, ví dụ tiêu biểu nhất là kèn lá. Ở thôn Lao Chải khu 1, 2 hiện nay thì cũng đang hết sức quan tâm đến văn nghệ Hà Nhì Đen dù nhạc cụ hạn chế, hiện có đàn “ót tơ” (một loại đàn 4 dây, các bộ phận đàn làm bằng gỗ, thùng đàn hình tròn, cùng với cần đàn, đầu đàn dài tới 96,5cm, nhưng chỉ có 1 ở Sín Chải), sáo “phi sư” (một loại sáo có sáo ngắn sáo dài, trong đó, sáo ngắn có 4 lỗ hình vuông, mỗi một lỗ cách khoảng 2,5cm, dài khoảng 17cm, đường kính 0,8cm, hai đầu không bịt), đàn nhị “sư vu” (có hai dây nhị bằng tơ, nilon, dài khoảng 80cm, 89cm, hai trục dây, một cần nhị, một bát nhị, tất cả bộ phần nhị làm bằng gỗ) ở thôn Lao chải khu 1, đương nhiên, chỉ cần biết sự lựa chọn mảnh lá không quá già không quá tươi, người đàn ông Hà Nhì Đen dễ tạo nhạc cụ kèn lá thiên nhiên bằng lá cây. Ở Má Ga Tý, người Hà Nhì Lô Mê, ngoài cũng chung có các nhạc cụ như trên, còn đàn ông Hà Nhì Lô Mê giỏi làm kèn lá bằng lá gừng, cuốn lại lá gừng cho nó thành hình kèn mà thổi. Nhưng có một điều phải đặc biệt lưu ý là người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê thổi hay đánh các loại nhạc cụ trên ngoài trong dịp lễ tết thì luôn tỏ tình đôi lứa bằng chúng. Cho nên, nhạc cụ của

người Hà Nhì Đen còn tượng trưng cho nam nữ thanh niên giao duyên, tình cảm sâu sắc, thắm thiết.

Những nhạc điệu và múa dân tộc Hà Nhì Đen ngoài những bài hát bày tỏ tình cảm đôi lứa, hay là hát ru con, hầu hết là không thể tách ra với lễ hội mình. Theo tiến sĩ Hoàng Lương, ở vùng Ý Tý (Lào Cai) người phụ nữ Hà Nhì tổ chức múa vui mang tính nghi lễ. Những người tham gia múa là các phụ nữ đã có gia đình, vừa đi vừa múa, hát bài hát cầu mùa khi đến Lễ hội Khô Già Già. Nhạc điệu của bài hát cũng chính là nhịp điệu cho vòng múa. Như lời bài “A Đù Lu” đã dịch trong Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam, bài này vừa hát vừa múa để ca ngợi vụ lúa bội thu, cầu mong cho lúa luôn sai bông chắc hạt. Xem lời bài, có thể thấy được bài hát này sử dụng cách liên vần ở cuối câu tạo nên nhịp điệu như bàn tay người đang gặt lúa, tạo lên tính hình tượng và tính nhạc điệu. Bài này chính là bài dân ca cổ truyện của người Hà Nhì Đen “A Đù Lu” cũng được tác giả Dương Tuấn Nghĩa đề cập đến trong cuốn sách Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai) nhấn mạnh rằng bài hát luôn mang mong ước mùa màng to bông chắc hạt của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, trong cuốn Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam này còn ghi lại các loại điệu múa như múa trùm chăn, múa “óoc ga gừ”, khuôn múa “Lu đi múa”, múa “đua tu nú”, múa gọi lúa “A đù lu chế” mang ý nghĩa liên hoan. Theo trưởng thôn Lao Chải khu 1 Chu Che Xá cho biết, bài dân ca

truyền thống của người Hà Nhì Đen được lưu truyền đến nay ngoài bài này thì chỉ có bài “À Phì Bath’la ma”, còn bài này thì là diễn đạt cuộc sống bình thường của người Hà Nhì Đen, và người dân xưng hô mặt trăng là bà “à phì” để bày tỏ tình cảm thân thiết với mặt trăng và ca ngợi mặt trăng, với sự phát triển kinh tế hiện nay, so với ngày xưa mức sống đã nâng cao nhiều, nên múa trùm chăn cũng dần mất đi rồi. Trong cuốn sách Thơ ca dân gian người Hà Nhì ở Lào Cai (2017), tác giả Nguyễn thị Hoa đã có đề cập đến bài hát hát mừng nhà mới do nghệ sĩ ưu tú người Hà Nhì Đen ở Lao Chải, Y Tý ông Ly Seo Chơ hát diễn. Người dân Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cho biết, hai bài này là bái hát cũ và truyền thống của người Hà Nhì, cho nên ở Má Ga Tý cũng có hai bài này, ngoài hai bài này ở Má Ga Tý, người Hà Nhì Lô Mê còn hay hát bài trong dịp ăn cỗ, lời bài hát chủ yếu là mấy câu đơn giản khi uống rượu “zilbaq dol, zilbaq dol, haqniq zilbaq dol”, tạm dịch là “uống rượu, uống rượu, người Hà Nhì uống rượu”. Người dân kể rằng bài này là thể hiện sự nhiệt tình của người Hà Nhì với khách đến nhà, cho nên hát bài này để mời khách uống rượu và chúc sức khỏe cho khách. Điệu múa của người Hà Nhì Lô Mê cũng mang nhiều tính tương đồng với người Hà Nhì Đen, nhưng theo sự phát triển du lịch ở Má Ga Tý, người Hà Nhì Lô Mê hiện nay đã tổng hợp nhiều điệu múa của các nhóm người Hà Nhì để biểu diễn đãi khách.

Trò chơi dân gian của người Hà Nhì Đen luôn có thể tìm được trong lễ Khô Già Già, là cầu bập bênh và cây đu. Cầu bập bênh (một loại đu quay trên

cầu gỗ) và đu dây này lại không những giải thích một cách đơn giản là trò chơi mà còn tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực trong quan niệm người Hà Nhì Đen. Cầu bập bênh và cây đu được sửa lại hay làm lại vào ngày Ngọ “Mò no” tháng sáu âm lịch trong lễ tết Khô Già Già. Nguyên liệu làm cầu bập bênh toàn là gỗ cây trong rừng, cần đu quay khoảng 10m-12m, có dạng vuông hoặc tròn, chiều cao của cọc đu “soóc cua” thường dài 100-120cm, một đầu cọc đu chôn chặt xuống lòng đất, một đầu hơi nhô cao, đầu cọc tạo hơi nhọn để lắp được cần đu vào, lỗ của cần đu được tạo ở chính tâm của cần. Tất cả đàn ông trong làng vào rừng chặt xong, tại rừng công viên “gạ hen lạ cho”, tất cả mọi người thì lấy công cụ để dựng cầu bập bênh. Còn lại, dây đu thì yêu cầu bền chắc, cho nên người Hà Nhì Đen luôn tìm dây “me ni chà” có đường kính 2-3cm, chiều dài 6-8m trong rừng, và cùng với tìm dây đu, người dân ở chỗ rừng công viên đào lỗ khoảng 50-60cm trên đất để cắm vào cột đu dây, cột đu dây có chiều cao khoảng 8-10m, một đu dây phải làm từ 4 cây gỗ có đường kính 10-15cm, mỗi bên cây đu phải được chôn một đầu xuống đất, hai đầu trên được buộc bắt chéo nhau tạo thành hình tam giác, phần bắt chéo trên chính là điểm gác giá đu, mỗi cây làm giá đu thường có chiều dài từ 2,5-3m, đường kính từ 10-15cm, xà đu và cột đu được cuốn bằng 2 dây “me ni chà”, bàn đứng chơi đu được làm bằng một mảnh gỗ xẻ hoặc đẽo cho phẳng, chiều dài từ 80-100cm, rộng 15-18cm, dày từ 3-5cm, hai đầu buộc bằng dây rừng, tạo nấc để đảm bảo an toàn, bàn đặt chân khi đứng đu được đặt cách mặt đất

50cm. Trò chơi cầu bập bênh và dây đu phải được cúng lại và hai thầy cúng “gạ ma gạ guy” chơi xong mới dành cho người dân chơi, mà ở đây hai thầy cúng cũng đại diện cho “vợ chồng” để diễn tả tình cảm, nên trò chơi này cũng thường dành cho thanh niên nam nữ để giao duyên tại đây, mang cầu mong của Hà Nhì Đen là sinh sôi nảy nở.

Nói chung, văn hóa nghệ thuật của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê có nhiều đặc điểm chung nhau và qua khảo sát, một điều quan trọng là tình hình bức bách để nghiên cứu, sưu tầm bài hát dân gian, điệu múa và nhạc cụ truyền thống của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê, bởi vì số lượng vẫn còn quá hiếm, lại có xu thế phai nhạt đi.

Tiểu kết

Chương này đã tìm hiểu những nội dung của văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú từ ngôn ngữ và chữ viết, lễ tết lễ hội, phong tục dân gian, tín ngưỡng đến văn hóa nghệ thuật của người Hà Nhì Đen ở Y Tý, Bát Xát, Lao Cai Việt Nam.

Xuất phát từ các nội dung của văn hóa phi vật thể của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê đã trình bày có thể nhận diện được sự thay đổi các yếu tố khả biến trong quá trình biến đổi văn hóa khi giao lưu văn hóa với nền văn hóa Trung Quốc và Việt Nam. Người Hà Nhì Đen ở Y Tý là nhóm người giữ được nhiều nét truyền thống trong nhiều mặt của văn hóa phi vật thể như lễ hội truyền thống, đó chính là những thành tố bất biến trong bản sắc văn hóa.

Người Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cũng chứng kiến sự biến đổi văn hóa và văn hóa truyền thống mà riêng người Hà Nhì Lô Mê còn giữ lại. Và sự biến đổi này cũng gây sự khác biệt về nhiều mặt văn hóa phi vật thể trừ những mặt đã có trong truyền thống người Hà Nhì Lô Mê như thời gian tổ chức lễ cúng “gạ ma gio” và bánh chưng “à phia mà”. Văn hóa nghệ thuật có thể thấy được nhiều nét tương đồng trong văn hóa nghệ thuật, tức là hiện trạng phai nhạt và mất đi trong cả quá trình thiên di lịch sử và hội nhập hiện đại.

KẾT LUẬN

Nói chung là điểm tương đồng nhiều hơn so với điểm khác biệt giữa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê. Dựa trên các cơ sở lý thuyết về lan tỏa, loại hình kinh tế - văn hóa, địa - văn hóa trong không gian văn hóa thì dễ lý giải được sự tương đồng của các thành tố trong văn hóa vật thể quyết định bởi môi trường tự nhiên và cơ sở kinh tế. Ngoài ra, những thành tố trong bản sắc văn hóa bất biến dựa trên ý thức tự giác tộc người thì dễ hiểu được nguyên nhân sự tương đồng giữa hai bên. Còn sự khác biệt, nhất là những thành tố trong văn hóa tác động bởi sự giao lưu văn hóa người Hà Nhì Đen hay người Hà Nhì Lô Mê với nền văn hóa khác thể hiện rõ nét dựa trên cơ sở lý thuyết tiếp biến văn hóa.

Tuy nhiên, vì lịch sử phát triển và ý thức tự giác của nhà nước, nên có những chi tiết về mặt kể cả nhận thức và văn hóa mang tính khác biệt. Theo người viết, hiện tương như sự khác biệt về vai trò thầy “mồ phí” trong lễ tang

ma có thể do sự thất lạc trong quá trình di cư của người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý, và một nguyên nhân tạo ra nét khác biệt trong ngôn ngữ, tập quán ăn uống hiện nay có thể do national presence. Những năm gần đây, national presence là một khái niệm “nóng” trong Chính trị học, Nhân học và Xã hội học. Có học giả nhận thấy rằng national presence trong ý nghĩa học thuật là một góc nhìn quan trọng để nghiên cứu nhà nước và xã hội, chủ yếu nghiên cứu về sự tồn tại và sự ảnh hưởng của sức nhà nước và yếu tố nhà nước trong xã hội. GS. Mã Xung Vĩ và học giả Trương Vũ Long trong bài nghiên cứu Ý nghĩa national presence đối với tính đa dạng văn hóa - khảo sát lễ tết của người Hà Nhì, A Khà ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam (2014) trình bày rằng ý thức tự giác về nhà nước đối với dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Hà Nhì cư trú ở 5 nước này. Văn hóa lễ tết của dân tộc thiểu số vừa được coi là cầu nối liên kết dân tộc mình và các dân tộc anh em khác, thậm chí liên kết với nhà nước trong quá trình được diễn đạt vừa chịu ảnh hưởng của chính sách nhà nước về dân tộc thiểu số, tôn trọng dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát triển các yếu tố trong văn hóa của dân tộc thiểu số. Từ đó gợi ý rằng, trong khi nghiên cứu dân tộc thiểu số xuyên biên giới phải dựa trên khung nhà nước để mở rộng tầm nhìn, mới thấy được sự hội nhập giữa tộc người này với tộc người khác trong nhà nước đó, tìm được nhiều nét biến đổi trong quá trình hội nhập.

đồng và sự khác biệt văn hóa giữa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê nhằm mục đích là nhận diện tính đa dạng của văn hóa dân tộc thiểu số dưới khung nhà nước chứ không phải là phân hóa, nhận biết sự biến đổi của văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể để không những hiểu thêm về dân tộc thiểu số xuyên biên giới này mà còn lý giải được sự hội nhập văn hóa dân tộc thiểu số với văn hóa các dân tộc khác, nhận diện tính đa dạng văn hóa dân tộc thiểu số cùng một nhóm ở hai nước nói chung và người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê giữa hai nước nói riêng. Cuối cùng, phải thừa nhận rằng chính là do nhiều nhân tố bên ngoài bên trong tương tác nhau mới tạo nên sự tương đồng và khác biệt giữa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê vậy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Chu Thùy Liên (2004), Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc.

2. Dương Tuấn Nghĩa (2011), Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai), Nxb Văn hóa Dân tộc.

3. Dương Tuấn Nghĩa (2017), Tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.

4. G.G. Các-Pốp, Võ Công Kỳ, Lê Hữu Thời, Cao Thụy dịch (1961), Bản chất của văn hóa, Nxb Văn hóa - Nghệ thuật.

5. Hoàng Lương (2005), Văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

6. Hoàng Lương (2011), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam - các tỉnh phía Bắc, Nxb Thông tin và Truyền thông.

7. Hà Văn Thắng chủ biên (2016), Văn hóa Dân gian các dân tộc Lào Cai, Nxb Văn hóa Dân tộc.

8. Nguyễn Văn Huy (1985), Văn hóa và nếp sống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô, Nxb Văn hóa.

9. Nguyễn Văn Huy (1988), Văn hóa truyền thống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô. Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Dân tộc học.

10. Nguyễn Văn Huy chủ biên (1997), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục.

11. Nguyễn thị Minh Tú (2006), Lễ cấm bản của người Hà Nhì Đen tại Lào Cai “Gắt tu tu”, tạp chí Dân tộc & Thời đại Hội Dân tộc Việt Nam.

12. Nguyễn Ngọc Thanh (2007), “Một số đặc điểm về thiết chế làng bản của người Hà Nhì ở miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 6, tr. 15-26.

Xát, tỉnh Lào Cai, Nxb Mỹ thuật.

14. Nguyễn thị Hoa (2017), Thơ ca dân gian người Hà Nhì ở Lào Cai, Nxb Mỹ Thuật.

15. Trần Bính (2005), Một số vấn đề về thủ công gia đình của người Hà Nhì, tạp chí Dân tộc học Viện Dân tộc học viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

16. Trần Hữu Sơn (2008), Tri thức bản địa của người Hà Nhì ở Việt Nam với

Một phần của tài liệu Luận văn văn hóa người hà nhì đen (nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở y tý, bát xát, lào cai, việt nam và nhóm ở má ga tý, kim bình, vân nam, trung quốc)​ (Trang 90 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)