Ngƣời Hà Nhì Đen ởY Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn văn hóa người hà nhì đen (nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở y tý, bát xát, lào cai, việt nam và nhóm ở má ga tý, kim bình, vân nam, trung quốc)​ (Trang 25 - 32)

1.2.1. Tên gọi, dân cư, địa bàn cư trú

Về tên gọi Hà Nhì Đen, ngày xưa, ở Việt Nam thường gọi người Hà Nhì những tên gọi như U Ní, Xá U Ní, Khứa Di, A Khà... Nhưng cuối cùng nghĩ đến những tên gọi trên không được người Hà Nhì chấp nhận, thậm chí mang tính miệt thị, cho nên lấy tên tự gọi của họ, lại căn cứ vào màu sắc trang phục thường màu đen hay chàm đậm nên gọi người Hà Nhì Đen vậy. Người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý, Việt Nam và người Hà Nhì Lô Mê ở xã Má Ga Tý, Trung Quốc cùng thuộc một nhóm trong nhóm đa dạng của người Hà Nhì. Trong bài nghiên cứu này, người viết gọi riêng người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê, như vậy dễ phân biệt nước mà họ cư trú để so sánh, đối chiếu.

Như trên đã nói, người Hà Nhì ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Lào Cai, nằm ở Tây Bắc Việt Nam, vùng tập trung nhiều dân tộc Thiểu số ở Việt Nam. Căn cứ vào ngôn ngữ, trang phục và đặc điểm nơi cư trú, người Hà Nhì ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm: nhóm Hà Nhì Cồ Chồ và nhóm Hà Nhì Lạ Mí (gọi chung là Hà Nhì hoa) chủ yếu tập trung sinh sống ở tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì Đen tập trung ở tỉnh Lào Cai, nhất là huyện Bát Xát và huyện Phong Thổ tỉnh Lai

Châu. Trong tổng dân số người Hà Nhì 21.725 người, người Hà Nhì ở Lào Cai là 4.026 người, sinh sống tập trung ở các xã như Y Tý, Nậm Pung, Trịnh Tường, A Lù, A Mú Sung, Nậm Chạc thuộc huyện Bát Xát.[14, tr.9] Toàn huyện hiện có người Hà Nhì 3.996 người. [7, tr.385]

Về địa bàn xã Y Tý, Y Tý có đường biên giới dài 12,5km giáp với huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Dân số toàn xã là 4.753 người, gồm các nhóm tộc người như Kinh, Hmông Trắng, Dao Đỏ và Hà Nhì Đen. Toàn xã có 16 thôn bản, trong đó người Hà Nhì Đen tập trung cư trú ở 10 thôn là Phan Cán Sử Nhìu Cồ San, Mò Phú Chải, Tả Gì Thàng, Choản Thèn, Lao Chải khu 1, 2, 3, Sín Chải 1, Sín Chải 2. Dân số người Hà Nhì Đen là 2.411 người, chiếm 50,72%.[3, tr.40-41] Trong bài luận văn này, tác giả chọn người Hà Nhì Đen của 3 thôn này như Thôn Lao Chải (gồm 1,2,3 khu), Choản Thèn, Mò Phú Chải ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để làm địa bàn nghiên cứu. Trưởng thôn của Lao Chải khu 1 Chu Che Xá cho biết, Lao Chải khu 1, 2 hơn 100 hộ dân người Hà Nhì, Lao Chải khu 3 có 45 hộ dân người Hà Nhì, 97 hộ dân người Hà Nhì ở Mò Phú Chải và hơn 40 hộ ở Choản Thèn. Ngày xưa Lao Chải khu 1, 2, 3 là cùng một làng, sau lại chia thành 3 làng Lao Chải, nhưng bây giờ lại hợp thành 1 làng gọi khu 1, 2, 3 vậy.

1.2.2. Nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển tộc người

Người Hà Nhì dần dần di cư từ phía Bắc Trung Quốc xa xưa xuống miền Nam và sang các nước khác từ thời xa xưa, tuyến đường di cư không phải là

đi thẳng và bằng phẳng. Theo bài nghiên cứu Nghiên cứu nguồn gốc của người Hà Nhì ở Việt Nam tác giả Dương Lục Kim, sau khi đã tổng quát các tư liệu cho thấy người Hà Nhì Đen di cư đến Việt Nam bằng 2 con đường:

+Một là: từ Côn Minh - Kiến Thủy - Thạch Bình - Nguyên Giang - Hồng Hà - Nguyên Dương - Kim Bình ( A Đắc Bác, Má Ga Tý) - Bát Xát (Lào Cai - Việt Nam)

+Hai là: từ Côn Minh - Kiến Thủy - Nguyên Dương - Kim Bình (A Đắc Bác, thị trấn Kim Hà, Thập Lý Thôn) - Phong Thổ (Lai Châu - Việt Nam). [33, tr.33]

Trong bài này tác giả Dương Lục Kim còn viết về nhóm người Hà Nhì lần đầu tiên di cư sang Việt Nam khoảng vào thoạt đầu thời nhà Đường, họ định cư ở xã A Lù và một số xã khác thuộc huyện Bát Xát sau khi sang Việt Nam, sau đó dần dần di cư sang các làng xã Y Tý, Tả Gì Thàng và Choản Thèn. Một số người Hà Nhì Đen ở Dao Sơn, Lai Châu Việt Nam và Y Tý, huyện Bát Xát là di cư từ huyện Kim Bình và huyện Lục Xuân trước năm 1949. Mặc dù về chuyện di cư từ thời Đường, tác giả Dương Tuấn Nghĩa trong cuốn Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai) lý giải rằng đó vẫn chỉ là những giả thuyết dựa trên lời kể của các “tiền bối” mà điều này bản thân người Hà Nhì cũng là nghe ông cha kể, hết sức khó xác định. Nhưng từ hiện nay điều tra theo cách đặt tên Phụ tử liên danh của người Hà Nhì cũng có

thể tính ra người Hà Nhì cư trú ở Việt Nam khoảng 300 năm.

1.2.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của người Hà Nhì Đen

Do sau khi người Hà Nhì Đen di cư sang Việt Nam, sinh sống ở vùng núi cao, cuộc sống khép kín,con đường đi lại khó khăn và cách trung tâm thành phố Lào Cai xa, ít giao lưu với các tộc người khác, cho nên, đời sống kinh tế chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, gần gũi với môi trường tự nhiên. Kinh tế của người Hà Nhì Đen chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, canh tác nương rẫy và ruộng bậc thang, chăn nuôi, nghề thủ công (mặc dù nghề thủ công ít phát triển). Canh tác nương rẫy của người Hà Nhì có hai loại: nương du canh và nương định canh, như trên đã kể nương định canh cũng phát triển cùng với quá trình định canh định cư. Người Hà Nhì chủ yếu làm nương cày ở nơi đất bằng, nương cuốc ở nơi có độ dốc cao, lại nhiều đá... Lương thực trồng trọt canh tác trên ruộng bậc thang là các giống lúa có năng suất cao, và người Hà Nhì Đen còn phát nương làm rẫy để trồng những hoa màu như ngô, đậu, lạc, rau, lúa nương... Ngoài ra, người Hà Nhì Đen còn trồng cây thảo quả, một loại hoa màu kinh tế trong khu rừng già, dù là diện tích trồng trọt không lớn, nhưng cũng có thể mang lại doanh thu đáng kể. Một đặc điểm quan trọng nữa là nghề thủ công hay nghề rèn đúc của người Hà Nhì, đó thường là thực hiện khi nông nhàn. Dù do điều kiện khí hậu lạnh, khó trồng bông để thực hiện dệt vải, nhưng người Hà Nhì Đen ở đây giỏi trồng cây chàm, ngày xưa luôn chế biến làm cao chàm để trao đổi vải và các vật dụng với tộc người khác, tác giả

Nguyễn Văn Huy đã từng đánh giá nghề chàm nổi tiếng nhất ở người Hà Nhì (Bát Xát), kể cả bây giờ vào các thôn bản người Hà Nhì Y Tý, Bát Xát cũng thấy được cây chàm trồng quanh nhà, nhưng hiện nay ít người nhuộm chàm, trang phục chủ yếu trao đổi trên thi trường. Còn nghề rèn đúc của người Hà Nhì Đen đã từng trong một khoảng thời gian được phát triển ở một mức độ nào đó, nhưng mà nghề rèn đúc của người Hà Nhì không thực sự phát triển như các dân tộc Hmông, Dao... Và tác giả Dương Tuấn Nghĩa cũng giới thiệu rằng Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải bắt đầu chuyển sang sử dụng cuốc mà người Hmông và Dao rèn, nên không còn sử dụng lò rèn ở thôn Lao Chải từ những năm 90 của thế kỷ XX, đó cũng là nguyên nhân hiện nay ở Lao Chải không còn lò rèn nào. Giờ đây, người Hà Nhì Đen ít ra ngoài săn bắt con thú trong rừng do mức sống nâng cao và khu rừng xung quanh khu vực sống cũng thu hẹp, nếu đi săn bắt cũng là những chim thú hay côn trùng bé bé như chim rừng, chuột rừng, con bọ xít trên cành hạt tiêu rừng “sừ bi sừ”. Về việc săn bắt thì tác giả Dương Tuấn Nghĩa cũng đã nghiên cứu tri thức dân gian liên quan đến bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen đã đề cập đến người Hà Nhì dù vào rừng săn bắt hái lượm cũng làm theo thời gian nhất định để cho con thú có thể sinh đẻ con và nuôi con lớn lên mà tránh tình huống động thực vật mất đi vì con người. Hiện nay, các công cụ săn bắn, một số nông cụ sản xuất xưa, nay không sử dụng nữa chủ yếu thu thập từ các hộ dân để làm triển lãm ở nhà văn hóa Lao Chải khu 3, thu hút du khách đi khám phá văn hóa sinh kế của

người Hà Nhì Đen. Việc hái lượm chủ yếu thực hiện bởi các chị em phụ nữ, xưa phụ nữ Hà Nhì còn lên rừng xuống suối hái quả, đào củ nhưng hiện nay được giảm đi nhiều vì nông nghiệp, kinh tế phát triển lên. Phụ nữ Hà Nhì Đen hiện nay hái rau quả trồng trong vườn nhà hay trong nương nhà mình vì cuộc sống hằng ngày, và lên rừng hái rau nuôi lợn, cắt cỏ nuôi trâu, ngựa. Một đặc điểm đáng chú ý là kinh tế phát triển của người Hà Nhì Đen đang dần dần chuyển biến, trồng trọt ngoài tự cung tự cấp, mỗi tuần thứ Bảy và mỗi khi đến ngày con chó “Khờ no” và ngày con rồng “Lò no” thì đi tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa ở chợ trung tâm xã Y Tý và trung tâm thôn Tỳ Xí Pờ, xã Má Ga Tý, huyện Kim Bình, Vân Nam Trung Quốc. Lúc đó, người Hà Nhì chủ yếu mua thêm những công cụ, nông cụ trên thị trường, nhưng gùi chờ hàng hay bàn ăn cơm “ba gù” hoàn toàn thủ công bằng những nguyên vật liệu như cây mây, tre, vầu, trúc là mua từ những nghệ nhân làm đan lát dù giá hơi đắt. Giờ đây, nghệ nhân thủ công làm đan lát cũng ít, Ông Ly Vu đến từ Sín Chải sang Lao Chải khu 1 vừa đan gùi vừa cho biết. Ngoài ở xã Y Tý người Hà Nhì Đen đang phát triển các hoạt động kinh tế như trên, một điều đáng lưu ý là loại hình kinh tế của người Hà Nhì Đen cũng đang phát triển chuyển đổi dù hiện tượng này còn ít, vậy nông sản không phải là sản phẩm chủ yếu dùng để trao đổi trên thị trường mà là lao động chân tay của người Hà Nhì Đen, nên Hà Nhì Đen nhất là đàn ông Hà Nhì Đen thường xuyên ra ngoài thành phố ở Việt Nam hay sang bên huyện Kim Bình, Vân Nam Trung Quốc bằng sổ

thông hành làm việc như xây nhà. Bên cạnh tất cả đặc điểm kinh tế như trên, người Hà Nhì Đen còn phát triển du lịch nông thôn, du lịch dân tộc ở ngay cả thôn bản, hiện nay ở thôn Mò Phú Chải, thôn Lao Chải, thôn Choản Thèn đều có homestay do trưởng thôn và dân làng cùng khai thác và kinh doanh, mặc dù còn là thoạt sơ, nhưng chắc chắn có thể thúc đẩy kinh tế bản làng đó một cách hiệu quả trong tương lai.

Về đặc điểm văn hóa xã hội ở thôn bản Hà Nhì Đen, ngoài có hai loại hình thức gia đình - gia đình cốt cán và gia đình hạt nhận, mỗi làng bản đều có hội các vị già làng, những người có uy tín, thầy cúng “gạ ma gạ guy”. Gia đình cốt cán là những gia đình bao gồm 3, 4 thế hệ cùng chung sống, hiện nay dần dần ít đi, sau khi con lớn lên, lấy chồng lấy vợ ra ngoài sống riêng thì luôn trở thành gia đình hạt nhân, gia đình mà chỉ có hai thế hệ (bố mẹ và các con). Những người đứng đầu các dòng họ và am hiểu các phong tục truyền thống của người Hà Nhì Đen thì cùng trở thành hội các vị già làng và những người có uy tín. Khi có việc gì nào đó liên quan đến cả làng, ngoài trưởng thôn (dân bản bầu ra để giao tiếp với chính quyền và các thôn bản khác) còn các người già làng cũng có thể tham gia để đề xuất ý kiến giải quyết vấn đề. Làng bản nào của người Hà Nhì Đen cũng có thầy cúng “gạ ma gạ guy”, thầy cúng “gạ ma gạ guy” gồm hai ông thầy (một thầy cúng chính, một thầy cúng phụ, được coi là “chồng” và “vợ”), thực hiện phần lễ hiến tế trong khi có lễ hội. “Gạ ma gạ guy” là hai người thầy với chức thiêng trong truyền thống

người Hà Nhì Đen, giao lưu với các thần, cầu mong cho cả làng bản vật thịnh, bình an. Tất nhiên, người dân được lựa chọn làm thầy cúng, ngoài am hiểu lễ hội, phong tục truyền thống, các quy trình hiến tế và những lời đọc khi hiến tế, còn phải đủ những điều kiện là gia đình hạnh phúc, tính cách thân thiện, cơ thể khỏe mạnh, mối quan hệ giữa người dân trong làng hài hòa.

Một phần của tài liệu Luận văn văn hóa người hà nhì đen (nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở y tý, bát xát, lào cai, việt nam và nhóm ở má ga tý, kim bình, vân nam, trung quốc)​ (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)